Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất
Lịch Vạn Niên - Lịch âm dương - Xem ngày tốt xấu 2024

Mùng 3 Tết Giáp Thìn 2024 nên làm gì và kiêng làm gì để cả năm đỏ như son?

Thứ Tư, 19/01/2022 10:11 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Ai cũng muốn trong 3 ngày Tết đầu năm mình không phạm phải sai lầm, vậy cùng xem mùng 3 Tết nên làm gì và kiêng làm gì để cả năm đỏ như son nhé.
Mục lục (Ẩn/Hiện)
 

1. Ý nghĩa ngày mùng 3 Tết

 
mung 3 Tet nen lam gi va kieng gi

Mùng 3 Tết thầy


Ngày mùng 3 Tết có ý nghĩa nhắc nhở chúng ta về truyền thống tôn sư trọng đạo. “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy” trở nên quen thuộc với người Việt mỗi khi Tết đến, xuân về.
 
Người Việt thường nói "Không thầy đố mày làm nên". Công dưỡng dục thuộc về cha mẹ nhưng công lao dạy dỗ thành người hiểu biết, thành người có nghề nghiệp để sau này kiếm bát cơm ngoài xã hội.
 
Trong tâm thức người Việt, dù ở trong hoàn cảnh nào thì nhớ về thầy trong những ngày vui của Tết là điều không bao giờ mất đi.

Mùng 3 Tết là dịp thăm hỏi, tỏ lòng biết ơn thầy cô, vừa là thời điểm để bạn bè có cơ hội gặp gỡ, giao lưu và chúc tụng nhau gặp nhiều điều may. Ngoài việc thăm hỏi thầy cô thì mùng 3 Tết nên làm gì và kiêng gì liệu bạn đã biết chưa nhỉ? Câu trả lời ngay sau đây.
 

2. Mùng 3 Tết nên làm gì?

 

2.1 Làm lễ hóa vàng

 
Mùng 3 Tết là ngày đẹp để các gia đình thực hiện lễ hóa vàng - lễ tạ gia tiên và các vị thần phật. Tùy theo từng vùng mà ngày hóa vàng khác nhau, nhưng thường thấy nhất là làm vào ngày mùng 3.
 
Theo lệ thường thì ngày 30 Tết (hoặc 29, với những năm có tháng 12 thiếu), mùng 1 và mùng 2, các gia đình sẽ làm cơm cúng tổ tiên liên tục để mời các cụ, các ông bà về ăn Tết với con cháu. Đến mùng 3 thì làm lễ tiễn các cụ về lại thế giới bên kia yên nghỉ. 
 
Mâm lễ cúng theo lệ thường sẽ bao gồm: hương, vàng mã, hoa, trầu cau, rượu, đèn hoặc nến, lễ mặn hoặc chay cùng các món ăn đặc trưng ngày Tết như thịt gà, bánh chưng, dưa hành, miến, giò lụa… Sắp lễ đặt lên ban thờ xong xuôi thì kính cẩn đứng trước ban thờ đọc bài văn khấn lễ tạ năm mới, sau đó thắp hương.
 
Sau khi hương cháy hết thì hạ lễ, và mang các đồ vàng mã ra hóa (đốt). Tiền vàng hóa trước, sau đó đến các đồ dùng như quần áo, mũ mão. Vì vậy mới gọi là lễ hóa vàng. 
 
Đây cũng là thời điểm chính thức hết Tết, đa số các gia đình sẽ trở lại làm việc và sinh hoạt bình thường, ngày nay thì nhiều người chơi Tết tới tận mùng 5.
 

2.2 Mặc đồ áo có màu sắc hợp tuổi

 
Trong những ngày đầu năm, người ta kiêng kỵ những bộ trang phục có màu sắc không hợp mệnh, đa số đều mặc đồ có màu sắc tươi tắn và hợ tuổi mình để lấy hên trong 3 ngày Tết. 
 
Vì vậy, lựa chọn trang phục có màu sắc rực rỡ và hợp tuổi là một trong những việc nên làm trong ngày mùng 3 Tết.
 
Tuy nhiên, ngoài những màu sắc hợp tuổi mà chúng tôi khuyến khích bạn nên mặc thì bạn có thể chọn màu đỏ, hồng, vàng, cam, những màu sắc tươi tắn sặc sỡ, đặc biệt là màu đỏ vì trong quan niệm của người Việt thì màu đỏ được xem là màu tuyệt nhất vì nó đại diện cho sự may mắn, sung túc. 
 

2.3 Đi thăm thầy cô giáo

 
Trong quan niềm của người Việt ta thì mùng 3 Tết chính là ngày chúc Tết các thầy cô giáo. 
 
Người xưa có câu “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, ngày này còn gợi nhắc mỗi người nhớ đến truyền thống tôn sư trọng đạo. Hai tiếng “thầy cô” thiêng liêng, trân quý và có ý nghĩa sâu sắc lắm. 
 
Có lẽ vì thế nên vào mùng 3 Tết hằng năm những người học trò đều nên đến nhà thầy cô mình để gửi trao những lời chúc với tất cả sự kính trọng, yêu thương nhất.
 
Chẳng cần những món quà sang trọng, hoa mỹ, chỉ cần tấm lòng của học trò cũng khiến các thầy cô vui lòng và hạnh phúc lắm rồi. 
 
Không chỉ với bản thân người lớn, mà chính những em bé trong gia đình cũng nên được học, tiếp nối truyền thống Tết Thầy.
 
Ngày Tết dù có bận trăm đường nghìn lối thì hãy cứ trở về vui vầy bên gia đình, bạn cũng chớ quên gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy cô của mình. Tất nhiên nhiều người sẽ phản biện rằng tại sao suốt 365 ngày không gửi lời yêu thương đến thầy cô mà phải đợi đến mùng 3 Tết?
 
Mùng 3 Tết là ngày của Thầy, là truyền thống lâu đời của dân tộc nên mọi người sẽ dành trọn một ngày để chúc Tết thầy cô. Nhưng không có nghĩa rằng chúng ta không biết ơn “người lái đò” trong suốt năm dài tháng rộng đâu nhé! Tình cảm chân thành không cần nói quá nhiều, chỉ cần thể hiện là đủ.
 

2.4 Đi lễ chùa

 
Một trong những điều nên làm trong những ngày đầu xuân chính là đi lễ chùa cầu may, cầu bình an và sức khỏe. Với một tâm hồn được thanh lọc, việc đi lễ chùa cầu may với mong muốn chào đón một năm mới hạnh phúc, vui vẻ và tốt đẹp hơn. 
 
Mùng 3 đi lễ chùa ăn mặc kín đáo gọn gàng, chuẩn bị thêm một tâm hồn đẹp đi đến chùa để tạ lễ, để cầu bình an may mắn.
 
Cả một năm ngược xuôi vất vả chỉ có những ngày đầu năm đi chùa để cảm nhận sự thanh tịnh, không bon chen, không xô bồ. Chỉ còn tiếng chuông chùa, mùi khói hương và những câu cầu nguyện từ sâu trong thân tâm gửi đến các vị thánh thần, mong ước một năm bình an, tài lộc và gia đạo ấm êm.
 
Lưu ý mùng 3 Tết đi lễ Phật để mong cầu nhận được sự chở che, bảo vệ và phù hộ của chư vị Bồ Tát, xin cho một năm may mắn, bình an, chứ không xin tài lộc tình duyên. 
 
Việc cầu cúng xin tài lộc, tình duyên, làm ăn buôn bán thì nên cầu cúng tại đình, đền, miếu, phủ… nơi thờ các vị Thánh Thần độ cho dân chúng an cư lạc nghiệp.
 

2.5 Mua muối

 
Từ xa xưa cha ông ta đã có câu “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” nhằm nói về tập tục trong năm mới. Nhiều gia đình có tục lệ mua muối từ ngày mùng 1 Tết nhưng để đến ngày mùng 3 mua muối cũng không sao cả.
 
Hầu hết mọi người đều háo hức mua một vài đồng muối lấy may cho cả năm, và không ai kỳ kèo mặc cả bao giờ. Người ta gọi muối bán trong ngày đầu năm mới là “muối lộc”.
 
Người xưa quan niệm muối là thứ mặn, xua đuổi tà ma, đem lại nhiều may mắn trong gia đình. Mua muối đầu năm cũng có ý nghĩa trong văn hóa ẩm thực, văn hóa tình cảm, nó mang lại sự đậm đà cho các mối quan hệ gia đình, sự hòa thuận giữa vợ chồng, con cái.
 

2.6 Đi tảo mộ

 
Trong tâm thức của người Việt mình có câu "sống cái nhà, chết cái mồ", bên cạnh việc chuẩn bị dọn dẹp đón Tết không quên tục tảo mộ, thăm mộ trong mấy ngày đầu năm để mời những người đã khuất về vui xuân đón Tết cùng con cháu. 
 
Việc tưởng nhớ công ơn sinh thành và dưỡng dục của ông bà, cha mẹ vô cùng thiêng liêng và ý nghĩa. Dù đã khuất nhưng con cháu vẫn tôn trọng và nhớ đến để làm tròn chữ “hiếu”, truyền thống này nên được lưu truyền mãi mãi về sau.
 

3. Mùng 3 Tết kiêng kỵ làm gì?

 

3.1 Không được quét nhà, đổ rác

 
Khong duoc quet nha, do rac
 
Đa số người Việt Nam đều biết đến tục lễ này. Trong 3 ngày Tết là mùng 1, 2 và 3 thì các thành viên trong gia đình tuyệt đối không được đụng đến cây chổi, không quét nhà, lau chùi và đổ rác. Nếu có quét thì cũng chỉ quét đến cửa rồi dồn rác lại một chỗ, không được hất ra bên ngoài.
 
Người xưa quan niệm đây là hành động tự đem tiền tài trong nhà đổ ra ngoài đường, vì thế mà một năm mới sẽ sống trong thiếu thốn, chẳng thể làm ăn tấn tới.
 
Chính vì vậy mà trước khi thời khắc giao thừa đến, mọi gia đình đều dọn dẹp nhà cửa, lau chùi vật dụng, đồ đạc tươm tấc, sạch sẽ để 3 ngày Tết không quét dọn gì thêm. Nhiều gia đình còn kỹ lưỡng đến nỗi mang chổi, dẻ lau nhà giấu kín, trừ trường hợp ai không biết mà dùng đến.
 

3.2 Kỵ làm vỡ đồ đạc trong nhà

 
Việc làm vỡ đồ vật vào những ngày Tết là điều không may mắn. Khi đồ vật rơi vỡ như bát đĩa, cốc, bình hoa đồng nghĩa với việc gia đình trong năm mới sẽ có những đổ vỡ, làm ăn không thuận. Nếu chẳng may trót đánh rơi vỡ thì hãy đọc "Toái Toái Bình An - Vỡ Vỡ Bình An")
 
Nhiều người duy tâm còn cho rằng, đổ vỡ vào 3 ngày Tết là một điều vô cùng xui xẻo. Thực ra, không thể tránh khỏi trường hợp vô tình làm rơi đồ, gây ra hiện tượng đổ vỡ vào ngày Tết đặc biệt đồ sành sứ dễ vỡ. Đối với trường hợp này bạn nên biết cách để giải quyết. Cụ thể, hãy đợi đến sau mùng 5 Tết mới mang đồ vỡ đó vứt đi.
 

3.3 Kỵ ăn cháo vào buổi sáng

 
Vào ngày mùng 3 Tết gia đình nên kiêng ăn cháo trắng vào buổi sáng. Bởi theo quan niệm chỉ có những nhà nghèo họ mới ăn cháo đầu năm. Để gia đinh thêm sung túc, đủ đầy trong năm mới thì mùng 1 đầu năm nên ăn cơm, ăn bún, phở vào buổi sáng, đừng chọn ăn cháo, hãy để buổi trưa hoặc chiều tối rồi hẵng ăn.
 

3.4 Không ăn các món ăn mang lại xui xẻo

 
Ngày đầu năm, theo quan niệm dân gian người Việt không nên ăn những món như: Thịt vịt, cá mè, thịt chó, vịt lộn, mực, chuối tiêu vì đó là những món ăn không tốt cho năm mới. Ngoài ra, một số vùng không ăn tôm vì sợ đi giật lùi như tôm.
 
Lời khuyên cho mọi người đó là mấy ngày đầu năm nên chọn những món ăn thanh đạm, ăn nhiều thực phẩm chay và ít ăn thịt động vật để cầu cho cả năm may mắn và an lành!
 

3.5 Kỵ mua những thứ xui xẻo

 
Ngày Tết, người ta kiêng mua dao, thớt, chày, cối... bởi quan niệm người xưa cho rằng những đồ vật này mang đến những điều không may cho người nhận trong năm.
 
Ngoài ra cũng không được mua vôi đầu năm. Bạn đã nghe qua câu nói “bạc như vôi” chưa? Người xưa cho rằng vôi mà trắng biểu tượng cho sự bạc bẽo.
 
Chỉ nên mua vôi vào ngày cuối năm thôi. Nhiều gia đình có quan niệm rằng rắc vôi bột ở 4 góc vườn rồi vẽ hướng ra phía cổng để trừ tà, bỏ hết những cái xúi quẩy trong năm cũ. 
 
Ngoài ra cũng có quan niệm rằng, vào ngày 23 tháng Chạp, người dân làm lễ để tiễn ông Công, ông Táo lên chầu trời. Sau khoảng thời gian này, người dân sẽ mua vôi, hoặc dựng cây nêu trong nhà mang ý nghĩa trừ tà, bảo vệ gia đình trong lúc ông Công, ông Táo tạm đi vắng. 

Tin cùng chuyên mục

X