Thứ Ba, 30/10/2018 09:54 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Món ăn Halloween của mỗi quốc gia mang một ý nghĩa riêng và đều có điểm chúng là hướng về những người đã khuất, cầu mong cho họ có cuộc sống no đủ ở thế giới bên kia.
Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội Halloween bắt nguồn ở các nước phương Tây. Ở đó, ngày lễ Halloween là ngày lễ quan trọng chỉ sau lễ Giáng sinh.
Lễ hội Halloween không chỉ là sự xuất hiện của những hình ảnh quen thuộc như mèo đen, phù thủy, đèn lồng bí ngô... mà còn có cả những món ăn đặc trưng theo
phong tục tập quán của từng quốc gia.
Súp bí ngô
Món ăn Halloween không thể thiếu trong các gia đình đó là bí ngô.
Mỗi nước có một văn hóa khác nhau và tùy theo từng nước và từng vùng khác nhau mà món súp bí ngô sẽ được thêm nhiều nguyên liệu đa dạng nhưng phổ biến nhất vẫn là bí ngô thái hạt lựu nấu với thịt bò, thịt cừu.
Kẹo táo (Mỹ):
Kẹo táo với những quả táo được nhúng vào trong sốt siro đường, bơ đậu phộng rồi phủ thêm các loại hạt cho đến khi chúng đông cứng lại là món ăn được yêu thích ở Mỹ. Món ăn này vừa ngon ngọt, hấp dẫn, vừa có vẻ ngoài đẹp đẽ. Lễ hội này diễn ra vào mùa thu hoạch táo trong năm, tận dụng loại quả theo mùa.
Kẹo toffee (Anh)
Kẹo toffee là món ăn Halloween rất được yêu thích ở Anh. Kẹo được làm từ mật đường đen, bơ và đường thành những miếng kẹo dẻo dai, óng ả.
Các gia đình thường làm kẹo thành các tảng lớn, dùng búa để đập vỡ hoặc dùng dao cắt miếng, cùng thưởng thức và tặng cho người thân, bạn bè trong dịp lễ đặc biệt này.
Barmbrack (Ireland)
Những điều cực thú vị về ngày Halloween mà bạn chưa biết đã tiết lộ chúng ta thường viết sai từ Halloween và người Ireland là người viết đúng với Halloween chính là All Hallows’ Eve. Tại đất nước này, bạn sẽ có cơ hội thưởng thức những chiếc bánh mì hoa quả mới ra lò, thơm phức và mềm mịn.
Theo truyền thống, một số vật được cho vào trong bột và nướng lên. Mỗi vật có một ý nghĩa đặc biệt, được cho là sẽ dự đoán tương lai năm tới của người tìm thấy chúng.
Pão-por-deus (Bồ Đào Nha)
Ở Bồ Đào Nha, đây là một chiếc bánh nhỏ, có hình tròn và làm từ nhiều nguyên liệu như nho khô, quả lý chua, gừng, hạt phỉ, quế.
Bánh được tặng cho trẻ em và người nghèo tới gõ cửa nhà, ca hát và cầu nguyện cho những người đã qua đời trong ngày 1/11. Đây được xem là khởi nguồn của truyền thống đi xin kẹo trong lễ Halloween.
Theo truyền thống người Mexico, đây được xem là bánh mì của người chết. Bánh được làm từ bột mì, nước hoa cam, hạt hồi và các nguyên liệu khác tùy vùng.
Một số người còn tạo hình độc đáo cho bánh. Đôi khi, bánh được trang trí bằng hình xương, hình người, hình thú, hình đầu lâu ghê rợn và ăn cạnh mộ của người thân như một cách tưởng nhớ họ.
Colcannon (Ailen)
Colcannon là món ăn Halloween không thể thiếu theo truyền thống của người Ailen. Đây cũng là món ăn đặc trưng của nhiều lễ hội ma trên thế giới. Nguyên liệu chính của Colcannon là khoai tây nghiền, các loại rau xanh như cải xoăn, bắp cải... ngoài ra người ta còn cho thêm sữa, kem, tỏi tây, hành, muối, tiêu...
Điểm đặc biệt của món ăn này là người ta sẽ giấu một món quà bên trong. Đó có thể là những đồng xu nhỏ, một lá bùa may mắn hoặc những món quà nhỏ khác.
Một người tìm được một chiếc nhẫn trong bánh có nghĩa là sẽ kết hôn vào năm tới, còn nếu bạn nhận được đồng xu thì người ta tin rằng bạn sẽ phát tài vào sang năm.
Soul Cake
Bánh linh hồn rất phổ biến vào mùa Halloween ở nhiều quốc gia trên thế giới. Gọi là bánh linh hồn bởi vì loại bánh này dùng để tưởng niệm và cầu nguyện cho những người đã mất.
Sau khi làm bánh xong thì người ta sẽ mang phát bánh ngẫu nhiên cho bất kỳ người lạ nào, họ tin rằng càng nhiều người nhận bánh thì linh hồn đã khuất của người thân sẽ được an ủi và cầu nguyện. Và người nhận được bánh sẽ ăn bánh bởi họ cũng tin một cái bánh được ăn sẽ là một linh hồn được siêu thoát.
Dolci dei morti (Italy):
Đây là một món không thể thiếu trong ngày lễ Halloween ở nước Ý. Thành phần món ăn gồm hạnh nhân, hạt thông, quế và chanh được tạo hình tròn nhỏ và nướng thơm lừng dậy lên mùi hương hấp dẫn.
Lễ All Souls’ Day của người Italy rơi vào ngày 2/11. Trong đó, một món ăn không thể thiếu là bánh quy “đậu của người chết” (do hình dạng đặc biệt của bánh).
MiMo (Tổng hợp)