Nhưng nhìn chung, mâm ngũ quả ngày Tết thường gồm một số loại quả như sau: chuối, bưởi, cam, quýt, đu đủ, thanh long, đào, dưa hấu...
Dưới đây là ý nghĩa của một số loại quả trên mâm ngũ quả ngày Tết:
Nải chuối: Giống như bàn tay hứng lấy tinh túy đất trời. Ngoài ra, bàn tay ấy còn hứng lấy may mắn, sự bao bọc và chở che.
Phật thủ: Bàn tay Phật che chở cho cả gia đình, ban phước lộc cho mọi người.
Bưởi: Mong muốn an khang, thịnh vượng.
Sung: Gắn với biểu tượng sung mãn, sức khỏe và tiền bạc.
Táo: Phú quý, giàu sang.
Đu đủ: Thịnh vượng, đủ đầy, sung túc.
Xoài (phát âm giống như “xài”): Cầu mong cho việc tiêu xài không thiếu thốn, cả năm tiền bạc rủng rỉnh.
Quả lê hoặc dưa lê: Tượng trưng cho sự thành đạt, thăng tiến.
Cam, quýt: Tượng trưng cho sự thành đạt, thành công.
Lê: Vị ngọt thanh, ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ.
Lựu: Nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống.
Đào: Thể hiện sự thăng tiến.
Thanh long: Rồng mây hội tụ, thể hiện sự phát tài phát lộc.
Dưa hấu: Căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn.
Quả trứng gà: Lộc trời cho.
2. Sự khác biệt độc đáo giữa mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc và miền Nam
Cùng theo dõi infographic dưới đây để thấy những điểm khác biệt độc đáo ở mâm ngũ quả Tết miền Bắc và Nam.