Mâm lễ Tết Đoan Ngọ gồm những gì theo chuẩn phong tục truyền thống?

Thứ Năm, 10/06/2021 16:38 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Mâm cỗ cúng Tết đoan ngọ rất quan trọng trong dịp này nhưng với các công đoạn chuẩn bị cầu kỳ khiến nhiều bà nội trợ xem rằng đây là gánh nặng chứ không còn là niềm vui như trước đây.

1. Tết Đoan Ngọ cúng gì?


Tùy theo quan niệm của từng vùng mà lựa chọn các món sản vật dâng cúng ông bà, tổ tiên ngày Tết Đoan Ngọ khác nhau. Tuy nhiên phải đảm bảo đủ các lễ vật chính như: Hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp.
 
 

Vậy mâm lễ Tết Đoan Ngọ gồm những gì? Thông thường, mâm cúng Tết Đoan Ngọ ngày 5 tháng 5 âm lịch vẫn phải đảm bảo đầy đủ những yếu tố sau vì chúng đều mang ý nghĩa đặc biệt trong ngày lễ này:
 
- Hương, hoa, vàng mã
 
- Nước, rượu nếp: Theo dân gian, rượu nếp được ăn ngay khi vừa ngủ dậy thì giết sâu bọ rất hiệu nghiệm. Bởi theo quan niệm vị nồng cay của rượu nếp sẽ khiến các loại kí sinh trong cơ thể bị tiêu diệt.
 
- Các loại hoa quả gồm các loại quả mùa hè như mận, hồng xiêm, dưa hấu, vải, chuối...

Cùng với bánh tro, cơm rượu nếp thì hoa quả đúng mùa là vật phẩm không thể thiếu để người Việt thắp hương và thưởng thức trong Tết "giết sâu bọ". Hoa quả được chọn để cúng và ăn trong ngày Tết Đoan Ngọ chủ yếu là các loại quả mùa hè, tươi ngon và có vị chua chua, thơm nức. 
 
- Bánh ú tro (còn gọi là bánh tro hay bánh gio): Khi ăn bánh tro, cũng như hoa quả và rượu nếp vào ngày này, bệnh tật trong người sẽ tiêu tan hết. Bánh gio cũng như các lễ vật cúng Tết đoan ngọ thường có tính hàn. Bánh có vị ngai ngái nồng nồng của nước tro tàu nhưng khi đã nếm thử sẽ thấy vị mát, thanh và rất tốt cho đường tiêu hoá.
 
- Xôi
 
- Chè 
 
Ngoài ra tùy từng địa phương thì mâm cỗ cúng sẽ có một vài điểm khác biệt như chè kê là món ăn đặc trưng của Huế, bánh khúc vùng Mường Khương, bánh ú lá tre miền Trung...
 

2. Điểm khác biệt về mâm cúng Tết Đoan Ngọ giữa các vùng miền


Trên mâm cúng của người miền Bắc thường có trái dưa hấu đỏ, miền Trung từ Thanh Hóa vào đến Thừa Thiên Huế thì không thể thiếu chè kê và thịt vịt. Vốn dĩ, người dân chọn thịt vịt mà không phải thịt heo, bò, gà là vì người Việt xưa tin rằng thịt vịt mát, ăn vào sẽ làm mát cơ thể cả năm.
 
Từ Đà Nẵng vào đến Quảng Ngãi, một số gia đình nấu xôi chè cúng lễ, nhà nào có trồng cây thì cho trẻ nhỏ vào tận vườn hái trái ăn.
 
Mâm cúng của người miền Nam thì không thể thiếu bánh ú tro, chè trôi nước, xôi gấc… Sau khi cúng xong, cả nhà sẽ cùng quây quần bên mâm để ăn những món ăn này.
 

3. Gợi ý một số mẫu mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ đẹp mắt

 
Bạn có thể sáng tạo hơn, tạo cảm giác dân dã hơn khi dùng lá sen đựng cơm rượu nếp 
 
Cơm rượu nếp được đựng trong bát sứ hình vuông có hoa văn màu xanh độc đáo 
 
 Một mâm cỗ hoàn chỉnh với cách trang trí vô cùng đơn giản nhưng tạo ấn tượng mạnh với bất cứ ai
 
 Bánh gio và nước chấm được đặt trong mẹt

 
 
 
 
 Ngoài ra hoa quả bạn có thể trang trí theo phong cách này cũng rất lạ mắt. Hãy thử thay những chiếc bát sứ bằng những chiếc bát gỗ để gây ấn tượng với mọi người
 
Bát chè kê trở nên ngon miệng hơn với phong cách trình bày dân giã 
 
Cơm rượu nếp bớt nhàm chán với bát xinh và trang trí bằng lá thơm cắt tỉa gọn ghẽ 
 
Bạn cũng có thể học hỏi cách trang trí hoa quả như thế này

Kate Nguyễn