(Lichngaytot.com) Lễ cúng giao thừa được người Việt coi trọng là thế, nhưng không phải ai cũng biết trên mâm cúng giao thừa 2019 không thể thiếu 2 thứ này!
1. Cúng giao thừa có ý nghĩa gì?
Ý nghĩa chủ đạo của việc cúng giao thừa (trong nhà và ngoài trời) là nhằm cầu mong những điều may mắn, cát lành đến với mọi nhà trong năm mới.
Theo phong tục dân gian, lễ cúng giao thừa được tiến hành vào đêm giao thừa (hết giờ Hợi ngày 30 sang giờ Tý mở đầu ngày mùng 1 Tết) được gọi là lễ trừ tịch.
Nghi lễ này thông thường gồm 2 lễ: Cúng giao thừa trong nhà và cúng giao thừa ngoài trời.
Có thể bạn quan tâm: Giải đáp thắc mắc: Cúng giao thừa ngoài trời hay trong nhà mới chuẩn?
Có thể bạn quan tâm: Giải đáp thắc mắc: Cúng giao thừa ngoài trời hay trong nhà mới chuẩn?
Riêng mâm cúng giao thừa 2019 ngoài trời thì được đặt ở giữa sân. Nếu gia đình nào không có sân, có thể bày biện mâm cúng giữa nhà, hoặc có thể làm lễ trên sân thượng.
Nói về lễ vật cúng trong mâm cúng giao thừa ngoài trời, nhiều người không khỏi thắc mắc tại sao lễ này luôn cần phải có gạo và muối?
Năm 2019 cúng giao thừa ngoài trời quay về hướng nào, vì sao không thể thiếu gạo muối? Lễ cúng giao thừa được chia làm 2 phần chính: Cúng giao thừa ngoài trời và trong nhà. Riêng nghi lễ cúng giao thừa ngoài trời quay về hướng nào, tại sao không |
2. Mâm cúng giao thừa ngoài trời không thể thiếu gạo và muối
- Mâm cúng giao thừa ngoài trời
Về mâm cúng giao thừa ngoài trời 2019, khi tiến hành cúng lễ, các gia đình cần bày biện mâm lễ cúng thật chu đáo, trang trọng.
Thông thường, lễ vật gồm ngũ quả, hương, hoa quả, muối gạo, trà, đèn nến, trầu cau, rượu, nước, quần áo và mũ nón mũ thần linh.
Nếu là mâm lễ mặn sẽ có chiếc thủ lợn luộc hoặc gà trống luộc, xôi, bánh chưng,... Nếu là Phật tử thì có thể dùng mâm chay.
- Mâm cúng giao thừa 2019 có cần gạo muối không?
Câu trả lời là “CÓ”. Mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời không thể thiếu 2 thứ, đó chính là gạo và muối. Vì sao lại như vậy?
+ Gạo và muối luôn gắn liền với sự sống của con người
Gạo là lương thực chính nuôi sống con người hàng ngày. Muối là một trong các vị cơ bản, là gia vị không thể thiếu khi chế biến các món ăn.
Thêm nữa, gạo và muối còn mang ý nghĩa tốt lành về phong thủy. Hai thứ này mang tới may mắn về tài lộc và sức khỏe cho con người. Bởi thế mà mọi người thường sử dụng gạo và muối để cúng lễ.
Dân gian ta có câu ” đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Theo quan niệm của người xưa muối có thể xua đuổi tà ma đem lại nhiều may mắn cho gia đình trong năm mới.
+ Cúng gạo muối thí thực
Trong khóa lễ cúng thí thực các Phật tử thường hay bày gạo, muối để cúng cho chúng sinh. Mục đích chính là muốn vong linh được no đủ, không quấy nhiễu người phàm trần.
Xét về mặt tâm linh, ở thế giới ngạ quỷ, vong linh ăn bằng hương hoặc bằng tâm tưởng, việc chúng ta cúng gạo và muối là vì 2 thứ đó là căn bản sự sống của chúng ta.
Hay có người họ cúng ngũ cốc đó là ý nghĩa nói về tâm của mình muốn cho vong linh đó được đầy đủ. Chứ thực sự họ không ăn như mình.
Cho nên cúng cơm buổi trưa các Thầy chỉ cần một ít cơm rồi sau đó vận tưởng và chú quán lấy công đức tu hành của mình nguyện cho họ được no đủ chứ không phải là họ ăn gạo, muối.
+ Cúng gạo muối là một cách thể hiện lòng biết ơn
Cúng muối gạo là là cách nhớ ơn những tiền nhân khai sinh ra nền văn minh lúa nước, rắc rải gạo muối sau khi làm lễ cúng có 2 cách hiểu.
Có người hiểu là chia cho cô hồn các thụ bác hưởng, có người lại coi là động tác gieo mùa của truyền thống nền văn minh lúa nước.
Có thể bạn quan tâm: Văn khấn giao thừa ngoài trời và trong nhà chuẩn nhất
Có thể bạn quan tâm: Văn khấn giao thừa ngoài trời và trong nhà chuẩn nhất
T.H