Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất
Lịch Vạn Niên - Lịch âm dương - Xem ngày tốt xấu 2024

Infographic: Chuẩn bị lễ cúng rằm tháng Giêng đúng chuẩn để tài lộc rủng rỉnh cả năm

Thứ Năm, 09/02/2017 15:25 (GMT+07)

Rằm tháng Giêng được coi là ngày lễ lớn, vô cùng linh thiêng nên được người dân ta chuẩn bị lễ cúng chu đáo, công phu.
 

 
Rằm tháng Giêng còn gọi là Tết Nguyên Tiêu, mang ý nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới. “nguyên” là thứ nhất, “tiêu” là đêm. Tết Nguyên Tiêu còn gọi là Tết Thượng Nguyên, bởi còn có Tết Trung Nguyên (rằm tháng Bảy) và Tết Hạ Nguyên (rằm tháng Mười). 
 
Ngày Rằm tháng Giêng được biết đến với 3 tích điển hình. Thứ nhất, ngày Rằm tháng Giêng được coi là ngày Vía Phật. Người theo đạo Phật có câu: “Dù lễ Phật cả năm cũng không bằng đi lễ ngày Rằm tháng Giêng”.
 
Đây là ngày Rằm đầu tiên trong năm mới. Với người theo đạo Phật, trừ ngày mùng 1 Tết thì đây là ngày lễ đầu tiên trong năm. Họ lên chùa thắp nhang, cầu xin sự may mắn.
 
Tích thứ 2, ngày Rằm tháng Giêng là ngày Tết Nguyên Tiêu. Thời xưa có một vị vua cứ đến ngày Rằm tháng Giêng là cho mời các Trạng Nguyên vào hầu triều và để bàn bạc, nói chuyện đầu năm. Sau khi các quân vào hầu Triều, đến buổi trưa họ được vua thiết đãi yến tiệc. 
 
Sau khi thiết đãi yến tiệc xuong xuôi, vua và các trạng vào vườn Thượng Uyển để ngắm trăng và vịnh thơ vào buổi tối. Các ông trạng sẽ thi nhau đọc thơ để cho vua nghe. Theo đó, người ta coi ngày Rằm tháng Giêng là ngày Tết Nguyên Tiêu, là ngày Tết của các vị vua và trạng. 
 
Tích thứ 3, ngày 15/1 âm lịch là ngày rằm đầu tiên của tổ tiên, dòng họ trong năm mới. Do vậy, chúng ta cũng cần phải cúng lễ tổ tiên trong gia đình. Thông thường, các gia đình thường sắm hai lễ, hai mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng, một là cúng Phật, hai là cúng gia tiên vào giờ Ngọ.
 
 
Chuan bi le cung ram thang Gieng dung chuan de tai loc rung rinh hinh anh goc
 
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X