Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất
Lịch Vạn Niên - Lịch âm dương - Xem ngày tốt xấu 2024

Tết Kỷ Hợi 2019, tìm hiểu ý nghĩa thú vị của: Lợn quay ra, gà quay vào

Thứ Ba, 08/01/2019 09:51 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Nếu bạn từng nghe tới: Lợn quay ra, gà quay vào hoặc đã nghe nhưng chưa thể hiểu ý nghĩa của câu nói này thì nhất định phải đọc bài viết sau.
 

Lợn quay ra, gà quay vào nghĩa là gì?


Chúng ta có câu "Lợn quay ra, gà quay vào” là để nhắc nhở con cháu khi khi soạn mâm để cúng tế nếu có đặt đầu lợn hoặc cả con lợn thì quay hướng đầu nhìn ra phía ngoài nhà; còn khi đặt gà thì để đầu gà hướng vào phía trong nhà.
 
Theo phong tục tập quán từ xa xưa của người Việt, mâm cỗ cúng giao thừa thường có một con gà trống hoa luộc bày khéo, miệng ngậm bông hồng đỏ với ý nghĩa khoẻ mạnh và tinh khiết.

Còn hình ảnh lợn tượng trưng cho sự phát tài, phát lộc. Trong phong thủy, heo mang lại may mắn cho gia chủ và đại diện cho sự thịnh vượng, giàu có và khả năng sinh sản, thành công trong công việc. Ngoài ra, heo còn tượng trưng cho sự đầy đủ thức ăn, niềm vui vật chất, sự an toàn trong nhà. Xem thêm: Năm Hợi nói chuyện cúng đầu heo để làm sáng tỏ sự nhầm lẫn
  
cung heo sua de dau quay ra
 
90% bạn không biết gà cúng đêm Giao thừa và cúng gia tiên nên quay đầu gà vào trong hay ra ngoài. Nói riêng về việc cúng gà, nếu cúng trên ban thờ, quan niệm chung thường là đặt gà quay đầu vào trong bát hương với tư thế há miệng, chân quỳ, cánh duỗi tự nhiên với ý nghĩa là “con gà biết kêu, biết gáy, đang chầu”.

Không đặt gà quay đầu ra, vì cho đó là gà “không chịu chầu”. Tuy nhiên, bên cạnh đó có nhiều người cho rằng gà cúng nếu đầu quay ra ngoài sẽ đẹp mắt hơn nhưng trên mâm thờ quan trọng nhất là yếu tố tâm linh vì thế nên để gà quay đầu vào. 

Còn trong mâm cúng giao thừa nên đặt đầu gà quay ra đường để đón ngài Tân niên hành khiển đi qua. Theo lịch âm, mỗi năm sẽ có một ông thần Hành khiển, cứ hết năm, họ bàn giao công việc cho nhau, cho nên cúng giao thừa để “tống cựu nghinh tân”, hướng đầu gà quay ra ngoài để đón ông thần mới.

Nếu năm nào may mắn chúng ta được gặp thần giỏi giang, anh minh, liêm khiết thì hạ giới được nhờ như: được mùa, ít thiên tai, không có chiến tranh, bệnh tật...
 
Trái lại, nếu gặp phải ông thần lười biếng, kém cỏi, tham lam... thì hạ giới chịu mọi thứ khổ. 
 

Sự tích về Lệ cúng gà trống đêm giao thừa 

 
Chắc chắn bạn sẽ thắc mắc Tại sao người Việt thường cúng gà đêm Giao thừa? Cầu may hay xua tà khí? Theo thần thoại xưa kia được truyền miệng lại rằng, khi Ngọc Hoàng mới sáng tạo ra mặt đất, ngài bèn sai 10 người con của mình - tương ứng với 10 Mặt trời cai quản và ngày đêm chiếu sáng để mặt đất không lạnh lẽo, ẩm thấp.

Nhưng nhiều lần vì đãng trí nên có lúc khi mặt đất đã ấm lên, rồi khô rang, nứt nẻ mà ngài quên không thu Mặt trời về, khiến con người khổ sở vì mất mùa và nắng nóng.
 
Dương gian lúc này xuất hiện một chàng dũng sĩ có sức khỏe phi thường cùng chiếc cung thần. Để cứu giúp dân lành, chàng giương cung lên, bắn rụng 9 ông Mặt trời xuống biển. Ông cuối cùng còn lại sợ quá, trốn biệt, khiến mặt Đất trở nên lạnh lẽo, tối tăm như trước. Kể từ đó, dù con người và loài vật mấy phen rủ nhau đi gọi nhưng Mặt trời vẫn bặt vô âm tín.
 
Lon quay ra ga quay vao
 
Ngày nọ, có chú gà trống choai khỏe mạnh, vạm vỡ,  nhảy ra vươn cổ, dùng hết sức bình sinh cất lên một tiếng gáy dậy trời đất. Nghe tiếng gáy, Mặt trời tò mò vén mây nhìn xuống rồi quên cả sợ hãi, hạ thấp dần độ cao và mặt đất sáng bừng trở lại.
 
Để gọi Mặt trời từ đó chúng ta cúng gà vào đêm giao thừa. Đêm trừ tịch đón giao thừa trời đất tối tăm (tối như đêm ba mươi), đó là lúc Mặt trời ẩn mình sâu nhất. Ông cha ta tin rằng khi cúng một con gà trống với hy vọng chú sẽ đánh thức Mặt trời để đủ đầy ánh nắng cả năm.
 
Trong cúng tế thần linh, gia tiên nói chung, cúng giao thừa nói riêng, gà trống được chọn làm lễ vật vì dân gian cho rằng gà trống có 5 đức lớn hơn hẳn các loại gia cầm khác: Văn, Võ, Dũng, Nhân, Tín.
 
Trong lễ cúng giao thừa người ta cho gà trống ngậm một bông hồng đỏ để tượng trưng cho hình ảnh gà trống cất tiếng gáy gọi mặt trời trong ngày đầu tiên năm mới, mang lại vận đỏ cho gia chủ. Vì thế, cúng giao thừa, người ta đặt gà trống quay hướng ra cửa, ngoài ý nghĩa đón ông thần Hành khiển coi việc nhân gian đi qua, còn là cách gọi vận may chiếu rọi vào cửa nhà mình.

Tìm hiểu thêm về tục cúng gà

 
Từ lâu chúng ta chọn con gà trống - con vật quan trọng, báo hiệu điều lành, dữ, đoán định tương lai… để chọn là vật thờ cúng. Con gà được chọn phải gà trống hoa, trống mới le te gáy, khỏe mạnh, màu lông đỏ hay vàng đỏ, mào đơn thẳng đứng, mỏ vàng, chân vàng… và quan trọng là chưa đạp mái (có ý nghĩa khỏe mạnh, tinh khiết) thì lời thỉnh cầu mới linh nghiệm.

Còn gà trống được chọn làm vật tế lễ thần linh, gia tiên là vì người xưa cho gà trống có các tính quý và đẹp hơn hẳn các loại gia cầm khác:

- Nhân (một gà trống có thể có 20-25 gà mái, đẻ ra hàng trăm gà con, nó thường kiếm ăn bên đàn gà mái nuôi con nhỏ, có mồi thường nhường cho cả mẹ con, có chim ác rình rập nó xả thân bảo vệ);

- Dũng (mào đẹp, cựa nhọn sắc cứng như hai lưỡi gươm, bộ lông cánh sặc sỡ như áo giáp, dáng oai hùng, hiên ngang);

- Trí (có những chú gà bé nhỏ hơn địch thủ, nhưng mưu trí, chiến thuật, dễ dàng hạ gục đối phương);

- Tín nghĩa (dù nắng mưa, bão bùng nhưng cứ hừng đông, gà trống lại nhảy lên một vị trí cao nhất để cất tiếng gáy thanh cao, khỏe khoắn gọi mặt trời, đón ngày mới)… Do đó, gà trống được chọn làm vật phẩm để cúng tế tổ tiên, gia thần.
 
cung ga trong quay ra
 
Với người Việt, gà trống như cầu nối giữa thế giới con người với thế giới thần linh, là con vật được chọn để dâng cúng thần linh, tổ tiên mỗi dịp lễ Tết. Con gà như biểu tượng văn hoá đi liền với tín ngưỡng tôn sùng mặt trời của nghề nông, dần thành phong tục của mọi gia đình Việt Nam khi Tết đến, xuân về. 

Người ta cúng gà trống với hi vọng nó sẽ đánh thức mặt trời, chiếu sáng cho đủ đầy ánh nắng cả năm, mang lại mưa thuận gió hòa cho nông nghiệp. Xem thêm: Ý nghĩa của việc cúng gà trống trong ngày Tết

Thậm chí, nhiều nơi như Mông, Tày… vào dịp đầu năm thường đặt gà trống cúng trước bàn thờ, cắt tiết, thả ra xem lúc giãy chết đầu gà sẽ quay về hướng nào để đoán định công việc làm ăn trong năm ấy thất hay phát. Nếu lúc giãy chết đầu gà quay về nơi thờ ma nhà hoặc buồng chủ nhà thì năm đó gia đình sẽ làm ăn phát đạt. 

Nếu đầu gà quay ra cửa thì năm đó làm ăn khó khăn, hao tiền tốn của. Họ sẽ bắt con gà khác cúng lại, nếu vẫn như thế thì phải mời thầy cúng về hóa giải... Còn với người Kinh thì lựa chọn gà cúng đơn giản hơn. 
 
Ngoài việc cúng gà trống thì gà mái cũng là một lựa chọn, có thể chặt miếng, nhưng khi bày đĩa không được đẹp mắt và giảm bớt phần nghiêm cẩn. Nếu chặt miếng, phải để gà nguội thịt mới chặt để miếng thịt gà gọn mắt. Không nên chặt khi thịt gà còn nóng vì vừa bị bắn bẩn xung quanh, thịt gà lại bị nát nhũn, méo mó. Không nên dùng thịt gà quay, rán, ninh, om vì cả hình thức và màu sắc đều không đẹp, mất cân đối và không nghiêm cẩn.
 
MiMo (Tổng hợp)

Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X