Lễ vật cúng Thần Tài Thổ Địa như thế nào mới đúng?

Thứ Năm, 31/01/2019 15:57 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Việc chuẩn bị Lễ vật cúng Thần Tài Thổ Địa không cần quá cầu kỳ vì quan trọng vẫn là sự thành tâm của gia chủ, tuy nhiên, không thể thiếu những thứ cơ bản.

Thỉnh tượng Thần tài Thổ địa


Ai chẳng mong có được cuộc sống giàu có, sung túc và theo quan niệm của dân gian, Thần Tài sẽ mang lại điều này cho chúng ta. Đó là lý do, mỗi gia đình, nhất là gia đình mua bán hay kinh doanh đều có bàn thờ Thần tài để cầu xin mua may bắn đắt, tiền bạc sung túc.
 
Bàn thờ Thần Tài (đi kèm với Ông Địa) là một chiếc khám nhỏ, sơn son thếp vàng, có tượng Thần Tài, Ông Địa bằng sứ để thờ. Vì sao bàn thờ thần tài, ông địa không được để trên cao?

Khi thỉnh tượng Thần Tài, Thổ Địa ngoài cửa hàng về cần gói bọc trong giấy đỏ, lụa vàng hoặc trong hộp sạch sẽ, mang vào chùa nhờ các Sư trong chùa “Chú nguyện nhập Thần” và nhờ các Sư chọn cho ngày tốt đem về nhà để an vị Thần Tài, an vị Thổ Địa.
 
Nếu gia đình có điều kiện mời được Sư tăng hoặc Pháp Sư tôn nhang bát hương và "Chú Nguyện nhập Thần" - "Thỉnh Thần nhập tượng" tại gia thì càng tốt.
 
Khi bát hương và tượng mang từ chùa về nhà dùng nước nước ngũ vị hương đun lên từ 5 loại lá như trên tắm tượng và đặt lên bàn thờ, mua các đồ cúng về cúng khấn, lần sau cúng vái bình thường. Ai muốn thờ Thần Tài Thổ Địa đều phải thực hiện như trên Thần Tài, Thổ Địa mới có linh khí.
 
 
 
Cách bài trí: Bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa đặt dưới đất, nơi trang nghiêm hướng ra cửa chính hoặc gần cửa chính đều được.

Bên ngoài nhìn vào thì Thổ địa bên phải (hữu) và Thần Tài bên trái (tả). Thần tài Thổ địa tượng trưng cho ngũ phương, ngũ thổ và tài thần. Hai chư vị này thường xuyên phù hộ cho gia chủ có tài lộc từ đầu năm cho đến những cuối năm. Ở giữa hai ông là một hũ tiền xu bằng đồng, một hũ gạo, một hũ muối. Ba hũ này chỉ đến cuối năm mới thay.
 
Giữa bàn thờ là một bát hương, để tránh động bát hương khi lau chùi bàn thờ, các bạn nên dùng keo 502 dán dính bát hương xuống bàn thờ. Khi đang làm ăn tốt mà xê dịch bát hương gọi là bị động bát hương, mọi chuyện trở nên trục trặc ngay sau đó. 
 
Bàn thờ là một chiếc khảm nhỏ sơn son thếp vàng, bên trong khảm là bài vị Thần Tài. Trước bài vị là bát hương kê trên một khay vàng giấy, hai bên bát hương là hai cây đèn nhỏ, một khay nước gồm 3 cốc nước và 2 chén rượu.

Theo nguyên lý ”Đông Bình - Tây Quả”, các bạn đặt lọ hoa bên tay phải, đĩa trái cây bên tay trái (nhìn từ ngoài vào). Thường nên cắm hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền. Trái cây nên sắp ngũ quả (5 loại trái cây) nếu không cũng nên có 3 loại quả cho màu sắc tươi tắn.

Theo Lịch Ngày Tốt, tài lộc được nhiều hay ít còn phụ thuộc vào lòng thành của gia chủ, phước đức và số vận của gia chủ. Thần Tài, Thổ Địa không thể cho hay biếu người khác, phải tự gia chủ thỉnh về. 
 
 
 

Lễ vật cúng Thần Tài Thổ Địa

 
Các chuyên gia phong thủy cho rằng, trong ngày vía Thần tài, mọi người nên làm Lễ vật cúng Thần Tài Thổ Địa để cầu may mắn, tài lộc. Để cầu mong cho năm mới làm ăn phát đạt, gia chủ cần chuẩn bị mâm cỗ đơn giản như sau:

- Cỗ tam sên: Bao gồm Trứng (3 quả), Tôm (1 lạng), thịt luộc (1 miếng)
 
- Hoa cúc, rượu, vàng giấy…
 
- Thịt heo quay, Bánh hỏi, cá lóc nướng ( thấy nhiều ở miền nam)
 
- Ngoài ra, cúng Thần tài còn có khay vàng giấy, hai bên bát hương là hai cây đèn nhỏ, một khay nước gồm 3 cốc nước và 2 chén rượu.
Ngoài ngày vía chính của Thần Tài là ngày mùng 10 Tết, người dân vẫn chọn ngày mùng 10 âm lịch hằng tháng để cúng Thần Tài, cầu xin cho may mắn về tài lộc trong tháng đó. Xem thêm: Một số lưu ý trong ngày Vía Thần Tài 2019 để dồi dào tiền bạc trong năm mới
 
 
 

Những lưu ý khi cúng Thần tài:

 
- Khi thỉnh Thần Tài, Thổ Địa cũng có Thần Tài, Thổ Địa hợp với gia chủ, cũng có Thần Tài, Thổ Địa không hợp với gia chủ. Tuy nhiên, khi chọn tượng Thần Tài, Thổ Địa mặt tươi cười, mặt sáng sủa, mắt nhìn thẳng hoặc nhìn lên không nhìn xuống dưới. Tượng không bị nứt, vỡ, nhìn tượng toát lên vẻ phú quý. 
 
- Thời gian đốt nhang nên là buổi sáng từ 6h – 7h và chiều tối từ 6h – 7 giờ. Thay nước uống khi đốt nhang, thay nước trong lọ hoa, và chưng thờ nải chuối chín vàng.
 
- Rượu hay nước thì đứng ngoài cửa tưới vào nhà, có ý nghĩa là đem lộc vào.
 
- Tránh để các con vật chó mèo quậy phá làm bẩn thờ Thần tài.
 
- Hàng tháng thường lau bàn thờ, tắm cho Thần tài vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch với nước lá bưởi, hay rượu pha nước. Khăn lau và tắm cho Thần tài không được dùng vào việc khác.

- Ngày vía Thần tài mùng 10 tháng Giêng là lễ chính. Mỗi tháng nếu gia đình nào đầy đủ phương tiện và niềm tin có sẵn thì mùng 10 hàng tháng vẫn cúng sẽ tốt hơn. Có nhà còn cúng thêm mùng 2 và ngày 16 âm lịch hàng tháng. 

- Sau khi cúng xong, bộ tam sên hay bánh trái chia nhau trong nhà dùng không cho người ngoài. Gạo, muối thì cất lại dùng cho có lộc , không được rải ra ngoài.

Kate Nguyễn (Tổng hợp)