Tết Đoan ngọ là một phong tục “dĩ hàn khứ nhiệt”
Đoan ngọ có thể hiểu là “ngày mở đầu chuỗi ngày nóng nhất trong năm”. Đoan nghĩa là bắt đầu, ngọ chỉ giờ ngọ, tức là khoảng thời gian nóng nhất trong ngày (từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều).
Xem thêm: Những điều kiêng kị trong Tết Đoan Ngọ để tránh điều xui xẻo
Theo các nhà nghiên cứu về xã hội học và y học, cơ thể con người cần được nghỉ ngơi sau một thời gian làm việc mệt nhọc. Nghỉ ngơi và tẩm bổ là hai điều cần thiết để cơ thể phục hồi năng lượng đã mất trong quá trình lao động. Nếu làm việc liên tục mà không cho cơ thể có thời gian để nghỉ ngơi thì con người sẽ không đủ sức lực để làm việc lâu dài. Tết Đoan Ngọ cũng là một trong những "lịch nghỉ ngơi" của người Việt ta từ xa xưa.
Lễ vật cúng Tết Đoan ngọ
Dịp này, mỗi gia đình chuẩn bị lễ vật cúng Tết Đoan ngọ khác nhau, họ thường chuẩn bị mâm thức ăn nguội để cúng bái tổ tiên rồi sẽ ăn để bảo vệ sức khỏe. Miền Bắc thường sẽ có quả dưa hấu trên bàn cúng; từ Thanh Hóa vào đến Huế thường nấu xôi ăn với thịt vịt, theo các chuyên gia, thịt vịt có tính hàn, ăn vào sẽ giúp cơ thể được mát mẻ trong những ngày tháng 5 nắng nóng.
Còn người Đà Nẵng đến Quảng Ngãi thường cho trẻ nhỏ vào vườn hái quả ăn, một số ít gia đình nấu xôi chè cúng lễ. Cư dân nông thôn miền Nam thường đúc bánh lọt, bánh tro, nấu chè trôi nước và xôi gấc cúng tổ tiên rồi cả nhà quây quần cùng nhau ăn.
Lý do được người xưa giải thích là vì trong cơ thể người có những loại ký sinh gây hại, nằm sâu trong bụng, khó diệt, những thức ăn có vị chua, chát, đặc biệt là cơm rượu nếp thì sẽ diệt được chúng. Đặc biệt, nên ăn món này vào buổi sáng, khi bạn vừa ngủ dậy.
- Một số địa phương có tục cúng thêm thịt vịt
MiMo