- 1. Thời gian đi tạ mộ cuối năm 2024
- 2. Việc cần làm trước khi đi tạ mộ cuối năm 2024
- 3. Việc chính khi đi tạ mộ phần cuối năm là gì?
- 4. Sắm lễ tạ mộ dịp cuối năm cần những gì?
- 5. Văn khấn tạ mộ cuối năm 2024
- 6. Ai nên và không nên đi tạ mộ cuối năm?
- 7. Kiêng kỵ khi đi tạ mộ cuối năm
- 8. Vì sao cần tiến hành nghi lễ tạ mộ cuối năm?
- 9. Lễ tạ mộ cuối năm và lễ tảo mộ cuối năm có khác nhau không?
1. Thời gian đi tạ mộ cuối năm 2024
- Thời gian đi tạ mộ cuối năm thông thường
Theo lệ thường, người dân Việt tiến hành nghi lễ tạ mộ cuối năm vào những ngày cuối của tháng Chạp âm lịch, chủ yếu là khoảng thời gian từ ngày 20 đến ngày 30 tháng Chạp hoặc từ sau lễ cúng ông Công ông Táo cho đến hết tháng Chạp. Ngày này không ấn định cụ thể mà tùy phong tục từng nơi.
Lễ tạ mộ cuối năm thể tiến hành độc lập vào các ngày tốt trong tháng Chạp, đồng thời cũng có thể kết hợp mời ông bà tổ tiên cùng người thân về nhà ăn Tết.
Nếu đi tạ mộ theo quy mô gia đình thì có thể chọn ngày tùy ý phù hợp với điều kiện của gia đình. Còn nếu đi tạ mộ theo dòng tộc thì sẽ quy định 1 ngày Chạp họ, thường là ngày nghỉ để mọi người có thể tham gia đầy đủ, vừa để làm lễ tạ mộ, vừa là dịp để con cháu họp mặt, chuẩn bị đón Tết Ất Tỵ 2025. Nên chọn ngày tạnh ráo để tiến hành lễ cúng này cho thuận lợi và đảm bảo sức khỏe.
- 3 ngày thiêng trong tháng Chạp 2024 đi tạ mộ
Như trên đã trình bày, không có thời gian cố định để đi tạ mộ cuối năm, nhưng trong khoảng thời gian từ ngày 20 đến 30 tháng Chạp năm Giáp Thìn này, có 3 ngày linh thiêng, rất đẹp để tiến hành nghi lễ tạ ơn, mời tổ tiên về ăn Tết với con cháu này. Đó là các ngày 23, 26 và 28 âm.
Chi tiết về ngày thiêng, khung giờ đẹp, tuổi kỵ đi tạ mộ cuối năm Giáp Thìn 2024 như sau:
Âm lịch | Dương lịch | Trực | Giờ tốt | Tuổi kỵ |
23 tháng Chạp | 22/1/2025 | Mãn | 5h-7h; 11h-13h; 13h-15h;17h-19h | Quý Dậu, Kỷ Dậu, Ất Sửu, Ất Mùi |
26 tháng Chạp | 25/1/2025 | Chấp | 5h-7h; 11h-13h; 13h-15h;17h-19h | Mậu Tý, Nhâm Tý, Canh Dần |
28 tháng Chạp | 27/1/2025 | Nguy | 7h-9h; 9h-11h); 13h-15h | Giáp Dần, Nhâm Dần, Nhâm Thân, Nhâm Tuất, Nhâm Thìn |
Lưu ý các ngày trong khoảng thời gian từ 20 đến 30 tháng Chạp năm Giáp Thìn 2024:
- Các ngày 21 và 29 tháng Chạp âm là ngày bình thường, không tốt cũng không xấu. Nếu không sắp xếp đi tạ mộ đúng 3 ngày đẹp kể trên, bạn cũng có thể cân nhắc lựa chọn 1 trong 2 ngày này.
- Các ngày 22, 24, 25 và 27 tháng Chạp 2024 là ngày xấu (vì đều rơi vào ngày Tam Nương, Sát Chủ hoặc Không Vong), nên tránh đi tạ mộ.
Không nên tiến hành nghi thức đi lễ tại mộ cuối năm Giáp Thìn 2024 khi trời đã tối - đặc biệt là sau giờ Dậu (19h - 21h).
Theo quan điểm người xưa đây là thời điểm âm khí vượng, dễ khiến cho sức khỏe con người bị ảnh hưởng xấu, gây ra các hiện tượng đau đầu, mệt mỏi hoặc tinh thần bất ổn. Nên chọn thời gian đi tạ mộ khi trời còn sáng, có nắng càng tốt.
2. Việc cần làm trước khi đi tạ mộ cuối năm 2024
Trước khi đi lễ bái tại khu mộ gia tộc, tổ tiên nhà mình, mỗi gia đình cần lưu ý làm trước các việc này tại gia để đảm bảo sự linh thiêng đúng thuần phong mĩ tục.
- Thắp hương các ban thờ trong nhà trước khi đi tạ mộ: Đây là bước đầu tiên cực kỳ quan trọng, không chỉ là đi tạ mộ tháng Chạp cuối năm, mà tất cả các công việc thăm mộ hay lễ bái ở đâu gia chủ cũng cần phải làm bước này trước, vì đó là "Nhất tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa".
- Thắp hương ban Thần linh của nghĩa trang trước: Trước khi lên hương lễ bái tại khu mộ tổ tiên, cần phải thắp hương tại ban thần linh, ban sơn thần của nghĩa trang trước. Sau đó mới tới làm lễ tại khu vực mộ phần nhà mình.
3. Việc chính khi đi tạ mộ phần cuối năm là gì?
Theo các chuyên gia của Lịch Ngày Tốt, khi đi tạ mộ cuối năm, một trong những phần việc chính là dọn dẹp sạch sẽ khu vực mộ phần và lân cận cho phong quang, thoáng đáng.
Người cao niên trong gia đình hay dòng tộc sẽ đứng ra chủ trì lễ cúng. Lễ cúng phải được thực hiện trong không khí trang nghiêm, tỏ lòng thành kính, nhớ thương, biết ơn đến những người đã khuất.
Sau khi làm xong lễ cúng, gia chủ nên đi thắp hương cho các cụ trong dòng họ nhà mình cũng như những ngôi mộ gần bên mộ nhà mình cho ấm cúng, cũng là tỏ lòng thành kính với bề trên, với những "người" hàng ngày bầu bạn với người thân đã khuất của mình.
Nếu thấy ở nghĩa trang có những nấm mồ vô chủ, không ai thăm hỏi thì cũng nên phát thiện tâm, thắp cho họ nén hương tưởng nhớ cho đỡ phần hiu quạnh.
Việc cải tạo sớm sẽ được tiến hành trong những trường hợp sau:
- Mộ phần ở nơi trũng, thấp mà vô cớ nứt nẻ, bát hương vỡ nứt.
- Có nước chảy vào phần mộ.
- Nhân khẩu bất an, sự nghiệp thất bại, gia sản hao hụt.
- Trong nhà có nam/ nữ hay gây điều tiếng; nhà có con cái ngỗ nghịch, hay ăn phải đồ độc, mắc bệnh điên cuồng, kiếp hại, hình trường…
4. Sắm lễ tạ mộ dịp cuối năm cần những gì?
Lễ vật tạ mộ cuối năm bao gồm:
- 10 bông hoa hồng đỏ
- 3 lễ trầu cau (tức 3 lá trầu, 3 quả cau, nên chọn cau trầu tươi, cau có cành dài và đẹp)
- 1 đĩa trái cây (thường gồm 5 loại trái cây hoặc có số lượng là lẻ, từ 3-5-7 quả, theo quan niệm lẻ âm – chẵn dương)
- 1 đĩa xôi
- 1 con gà trống thiến luộc nguyên con (có nơi là gà trống hay mái đều được, cũng có thể là khẩu thịt lợn luộc)
- 1 chai rượu
- 1 hộp chè (hoặc 1 gói chè)
- 1 bao thuốc lá (hoặc thuốc lào)
- 2 nến cốc màu đỏ
- Tiền vàng (tùy tâm, thường chia làm 4 đĩa/lễ)
- 1 cây hoa vàng hoa đỏ
- 5 con ngựa mã (nên chọn 5 con với màu sắc khác nhau). Trên lưng mỗi con ngựa lại đặt 10 lễ tiền vàng gồm tiền xu, tiền vàng lá, tiền âm phủ.
- 5 bộ đồ mã (gồm mũ, áo, hia) có kèm ngựa, cờ lệnh, kiếm và roi ngựa. Đây là số lượng thường dùng, nhưng tùy vào số lượng mộ phần thì có sự thay đổi phù hợp. Thêm nữa, nên căn cứ vào giới tính, lứa tuổi của vong hồn mà chọn lựa đồ mã dâng lên cho phù hợp.
5. Văn khấn tạ mộ cuối năm 2024
6. Ai nên và không nên đi tạ mộ cuối năm?
Ai nên đi tạ mộ cuối năm?
- Lễ cúng tạ mộ thường do người cao niên, có tiếng nói trong gia tộc đảm nhiệm. Đây là đối tượng không thể thiếu trong nghi lễ này.
- Con cái trong nhà, không phân biệt trai gái, dù là đi làm ăn xa cũng sẽ trở về để làm lễ.
- Cha mẹ cũng có thể cho con nhỏ đi theo tạ mộ, vừa là để cho con cháu biết dần vị trí mộ phần của người thân nhà mình, vừa là để giáo dục con cháu về lòng hiếu thảo, tinh thần uống nước nhớ nguồn, kính trọng và hiếu đễ với tổ tiên.
Ai không nên đi tạ mộ cuối năm?
- Khi đi tạ mộ cuối năm, những người đang ốm yếu, mắc bệnh nên tránh.
- Phụ nữ có thai, phụ nữ trong kì “đèn đỏ”… thường sức khỏe không được tốt bằng người bình thường.
- Trẻ nhỏ dưới 10 tuổi yếu bóng vía, hay bị ma quỷ “trêu”, cũng không nên đi cùng người lớn ra nghĩa trang, làm lễ cúng tạ mộ cuối năm.
7. Kiêng kỵ khi đi tạ mộ cuối năm
Dưới đây là những điều kiêng kỵ tạ mộ cuối năm mà ai cũng cần ghi nhớ để tránh bất kính với tổ tiên, ông bà.
- Ở nghĩa trang có nơi thờ Thần linh, Thổ địa riêng thì nên bày lễ 2 nơi, tùy theo phong tục địa phương mà có điều chỉnh thích ứng. Nhưng tránh dâng cúng những đồ sát sinh trong lễ cúng tâm linh.
- Tạ mộ vào giờ nào tùy vào điều kiện, thời tiết thuận lợi, và sức khỏe cho phép. Nhưng tốt nhất nên chọn ngày tạnh ráo, ấm áp, tránh ngày mưa rét, sấm chớp.
- Tránh đi tạ mộ quá sớm hay quá muộn. Bởi thời điểm này âm khí nặng nề, không tốt cho sức khỏe.
- Nghi lễ tạ mộ không nên làm linh đình, tốn kém để khoe mẽ. Cũng không nặng về hình thức, đốt vàng mã lớn kiểu mê tín.
- Tuyệt đối không cười đùa, cợt nhả, cãi cọ, đánh chửi nhau khi đi làm lễ.
- Kiêng kỵ việc ăn đồ cúng ở nghĩa trang, vì dễ bị lạnh bụng, ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa (chưa kể đến vấn đề tần số tâm linh).
- Kiêng kỵ việc nô đùa, ngồi lên những ngôi mộ vì bị coi là bất kính.
- Kiêng việc ngồi thiền, tập dưỡng sinh, thể dục ở đó vì uế khí dễ xâm nhập vào cơ thể.
- Đi tạ mộ về, nên hơ lửa hoặc tắm nước gừng để thanh lọc các trược khí, âm khí bám vào người và quần áo…
8. Vì sao cần tiến hành nghi lễ tạ mộ cuối năm?
Theo quan niệm dân gian, sở dĩ có lễ tạ mộ vào dịp cuối năm không chỉ đơn giản là cúng lễ tạ “các cụ” nhà mình, mà nên hiểu đủ là tạ ơn phật thánh, quan thần linh bản địa, chư vị tôn thần… đã cho các cụ nương nhờ mảnh đất đó. Nhờ vậy các cụ mới dễ dàng "đi về" mà phù hộ cho con cháu sức khỏe dồi dào, làm ăn phát đạt.
Người Việt ta có tín ngưỡng tâm linh, tin tưởng sâu sắc vào mối liên kết đặc biệt giữa 2 phần Âm - Dương. "Âm siêu, Dương thái", nếu như chăm sóc tốt phần Âm thì sẽ được ông bà tổ tiên phù hộ, còn nếu thờ cúng bê trê, bỏ bê chăm sóc mộ phần thì người cõi trần có thể phải gánh chịu những hậu quả nặng nề khi không được tổ tiên che chở.
Lưu ý, lễ tạ mộ phần cuối năm khác với lễ tạ cuối năm ở đền chùa. Nếu muốn làm lễ tạ cuối năm ở đình, đền, miếu, phủ, mời bạn tham khảo nội dung dưới đây:
Theo quan niệm truyền thống của người Việt, đầu năm đi lễ xin lộc thì cuối năm phải đi trả lễ. Vậy khi đi lễ tạ cuối năm ở đền chùa miếu phủ, chúng ta nên làm