Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất
Lịch Vạn Niên - Lịch âm dương - Xem ngày tốt xấu 2024

Lễ tạ cuối năm ở chùa nào miền Bắc linh thiêng nhất, tài lộc dồi dào chẳng bao giờ dứt?

Thứ Hai, 10/12/2018 13:46 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Một năm nữa lại sắp qua đi, năm mới sắp đến, nhiều người chắc hẳn đang có kế hoạch đi lễ tạ cuối năm. Hãy cùng tìm hiểu về những ngôi đền, chùa mà người miền Bắc thường lui tới trong dịp này nhé.
 
Đầu năm đi chùa xin lộc, cuối năm đi chùa tạ lễ đã trở thành phong tục truyền thống tốt đẹp của người dân xứ Việt. Đây là việc làm mang hơi hướng tâm linh, thể hiện mong cầu của người dân về 1 cuộc sống tốt đẹp hơn cũng như tỏ rõ lòng biết ơn về những gì mình nhận được trong đời.
 
Việc đi lễ chùa dù là để cầu an, cầu lộc hay tạ lễ thì cũng đều giúp cho con người ta cảm thấy tâm mình thanh thản, an lành hơn. Hãy cùng Lịch ngày tốt tìm hiểu kỹ vấn đề lễ tạ cuối năm ở đền chùa nào miền Bắc, đền nào miền Bắc là linh thiêng nhất.
 

1. Đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh)

 
nhung ngoi chua nguoi mien bac thuong di le ta cuoi nam
 
Đây là ngôi đền nổi tiếng linh thiêng về cầu lộc kinh doanh, làm ăn buôn bán, nằm ở tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm Hà Nội 25 km.

Có thể nói, đây là ngôi đền được rất nhiều người tin tưởng khi đến xin lộc đầu năm, chính vì thế mà cuối năm nào cũng có không ít người ùn ùn kéo về xin trả lễ đã vay của Bà Chúa Kho. Đọc ngay Nghi lễ vay trả cần nhớ khi tới đến Bà Chúa Kho
 
Theo lời người xưa truyền lại, Bà Chúa Kho vốn là một người phụ nữ vừa xinh đẹp lại vừa đảm đang. Nhan sắc của bà được nhiều người biết đến, nhưng cũng chưa là gì so với tài năng nổi danh tứ phương của bà.
 
Bà Chúa Kho có tài sắp xếp tổ chức sản xuất lao động, đồng thời biết chỉ huy mọi người dân tích trữ lương thực, bảo vệ kho tàng quốc gia trong và sau chiến thắng Như Nguyệt năm 1076.
 
Chẳng những thế, bà còn là người có công lớn trong việc chiêu dân dựng làng lập xóm, gây dựng lên vùng Quả Cảm, Cô Mễ, Thượng Đồng… biến những vùng đất hoang hóa thành những mảnh đất màu mỡ, thích hợp cho việc sản xuất nông nghiệp…
 
Bà cũng chính là hoàng hậu thời nhà Lý, là bậc nữ tướng ẩn danh có công giúp nhà vua làm tốt việc kinh bang tế thế, giữ gìn kho lương. Tuy nhiên, bà không may bị giặc giết hại khi đang làm nhiệm vụ phát lương thực cứu giúp người dân trong cảnh loạn lạc.
 
Nhà vua vô cùng thương tiếc và cảm kích trước công lao to lớn của bà nên đã sắc phong bà làm Phúc Thần. Người dân Cô Mễ - vùng đất mà Bà Chúa Kho có công khai khẩn lập đất vẫn nhớ ơn sâu của bà nên lập nên ngôi đền thờ bà ở vị trí kho lương khi trước, chính vì thế mà ngôi đền có tên là đền Bà Chúa Kho.
 
Ngày nay, đền Bà Chúa Kho nằm trên lưng chừng núi Kho thuộc khu Cô Mễ, xã Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, là địa chỉ tín ngưỡng tâm linh của nhân dân khắp cả nước. 
 

2. Đền Bảo Hà (Lào Cai)

 
den bao ha
 
Ngôi đền này hiện nay ở xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, nằm trong khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Đền Bảo Hà thờ thần Vệ quốc Hoàng Bảy, hay còn gọi là ông Hoàng Bảy. Ông chính là một anh hùng có công đánh giặc phương Bắc, giữ làng giữ nước.
 
Đền Bảo Hà nổi tiếng với vẻ uy nghi, cổ kính tồn tại từ bao đời nay, đồng thời còn vang danh khắp cả nước, nhất là với người dân miền Bắc vì nơi đây “cầu được ước thấy”, thường là cầu lộc bình an, suôn sẻ trong việc kinh doanh buôn bán. 
 
Dù nằm ở vùng biên ải phía Bắc với địa hình hiểm trở của đồi núi trập trùng cùng với thời tiết giá lạnh của mùa đông miền Bắc nhưng đền Bảo Hà vẫn đông đúc du khách thập phương vào dịp cuối năm. Đó là bởi người dân đầu năm xin được lộc thánh thì cuối năm lại rồng rắn nhau về làm lễ tạ. 
 

3. Đền Chúa Thác Bờ (Hòa Bình)

 
den thac bo
 
Một trong những ngôi đền, chùa mà người dân miền Bắc hay lui tới tạ lễ cuối năm là đền Chúa Thác Bờ ở Hòa Bình. Đền Bờ gồm có đền Trình (đền Chúa) và đền Chầu (đền ông Chẩu).
 
Xưa kia đền Bờ nằm ở chân Thác Bờ nhưng do công trình hồ thủy điện Hòa Bình nên ngôi đền phải di dời lên sườn núi sát cạnh bờ sông để tránh cảnh ngập úng. 
 
Đền Chúa Thác Bờ thờ hội đồng các quan, Đức Đại Vương Trần Triều, Chúa Thác Bờ và Sơn Trang. Song như cái tên của đền, nơi này chủ yếu là thờ 2 bà Chúa Thác Bờ người Mường và người Dao. 
 
Tương truyền, xưa kia 2 bà có công giúp vua Lê Lợi lo liệu quân lương, thuyền mảng vượt thác để dẹp loạn đảng Đèo Cát Hãn. Sau này khi đã mất đi rồi, 2 bà vẫn hiển linh, trợ giúp người dân vượt con thác dữ, lại phù hộ cho mưa thuận gió hòa, nhà nhà no ấm.
 
Người dân miền Bắc thường lui tới đây mỗi độ Tết đến xuân về để cầu bình an, cầu tài lộc, tới cuối năm lại ngược dòng lên Hòa Bình lễ tạ. 
 

4. Phủ Tây Hồ (Hà Nội)

 
phu tay ho
 
Phủ Tây Hồ là một trong những chốn linh thiêng nơi đất kinh kì, bốn mùa tấp nập du khách thập phương tới cầu tài cầu lộc. Phủ Tây Hồ thờ bà Chúa Liễu Hạnh, nằm ở phường Quảng An, quận Tây Hồ. Đây là 1 trong 5 ngôi chùa "cầu được ước thấy" nên đi lễ chùa cầu may đầu năm
 
Chúa Liễu Hạnh là một trong Tứ bất tử (Sơn Tinh, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh Thánh Mẫu) trong văn hóa tâm linh Việt Nam. Bà còn là vị thánh trong tín ngưỡng Tứ Phủ, tức tín ngưỡng thờ Mẫu. Đọc thêm Văn khấn CẦU DUYÊN trước ban thờ Mẫu
 
Theo lời người xưa kể lại, bà Chúa Liễu Hạnh kì thực là Quỳnh Hoa, con gái thứ 2 của Ngọc Hoàng nhưng vì làm vỡ ly ngọc quý mà bị định tội đày xuống trần gian. Trong chuyến chu du khám phá hạ giới, bà nhận thấy đảo Tây Hồ là nơi địa linh nên dừng chân lại. 
 
Bà giúp người dân an cư lạc nghiệp, diệt trừ yêu ma quỷ quái quấy nhiễu người dân, cũng trừng phạt bọn tham quan nên được người dân kính ngưỡng, đến triều Nguyễn còn được nhà vua phong làm “Mẫu nghi thiên hạ”.
 
Còn theo lời truyền thuyết khác, công chúa Liễu Hạnh và trạng Bùng Phùng Khắc Khoan đã hội ngộ lần thứ 2 ở nơi đây. Hai người đối thơ vịnh thơ tâm đầu ý hợp, khiến cho trạng Bùng lưu luyến mãi không thôi, nhưng khi ông quay trở lại tìm thì tiên chúa đã không còn ở nơi đó nữa nên đành lập đền thờ người tri âm để nguôi nỗi nhớ thương. 
 
Nơi đây nổi tiếng với phong cảnh non nước hữu tình cùng những lời đồn về sự liêng thiêng của bà Chúa Liễu Hạnh khiến cho ai nấy đến đây cầu gì được nấy. Chẳng thế mà cuối năm cũng là dịp mà Phủ Tây Hồ đông đúc du khách tới làm lễ tạ cuối năm, mong muốn tài lộc, bình an sẽ còn mãi.
 

5. Đền Bắc Lệ (Lạng Sơn)

 
den bac le
 
Đền Bắc Lệ thờ bà Chúa Thượng Ngàn, là 1 trong 2 ngôi đền thờ Mẫu nổi tiếng ở miền Bắc. Đền Bắc Lệ nổi tiếng là nơi cầu duyên linh thiêng bậc nhất xứ Lạng, những người lận đận về tình duyên thường hay đến đây cầu cúng. Mời bạn đọc thêm Sự tích Mẫu Thượng Ngàn giúp dân chống ngoại xâm
 
Ngôi đền này là nơi thờ Công đồng tứ phủ và thờ các Chư Linh ở bốn miền vũ trụ, đồng thời cũng có sự khác biệt với những ngôi đền khác ở việc thờ cúng những vị thần gắn liền với tín ngưỡng tâm linh địa phương như thờ Mẫu Thượng Ngàn, Chầu Bé, Cô Bé… Đây là những vị thần canh giữ của cải nơi núi rừng nên người ta còn đến đền Bắc Lệ để cầu về tài lộc.
 
Luật trời có vay có trả, đi xin lễ đầu năm thì phải làm lễ tạ cuối năm, chính vì thế mà mỗi dịp cuối năm ngôi đền này lại có hàng trăm, hàng nghìn du khách thành tâm lui tới khấn vái trả lễ, những mong được phù hộ cho may mắn tiếp tục kéo dài. 

Lễ tạ cuối năm ở chùa nào miền Bắc linh thiêng nhất? Câu trả lời đã rất rõ ràng phía trên, mời bạn đọc tham khảo!
 
Thiên Thiên
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X