Thứ Ba, 29/12/2020 10:58 (GMT+07)
Yên Tử là một di tích kết hợp hài hòa giữa chiều sâu lịch sử và cảnh đẹp kỳ bí của thiên nhiên. Vào mỗi độ xuân sang, du khách thập phương lại tấp nập về Hội xuân Yên Tử lễ Phật, du xuân cầu may và thành tâm chiêm bái chốn Tổ Thiền Trúc Lâm, thăm Khu Di tích lịch sử - thắng cảnh nổi tiếng của vùng Đông Bắc của Tổ quốc, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
Lễ hội Yên Tử bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng tới hết 3 tháng mùa xuân, lễ hội diễn ra với nhiều hoạt động như: Lễ dâng hương cúng Phật, bái Tổ Trúc Lâm, Văn nghệ diễn xướng tái hiện sự tích lịch sử, Văn hóa
tâm linh, Những huyền thoại về Tam Tổ Thiền phái Trúc Lâm tôn kính, Lễ khai ấn "Dấu Thiêng Chùa Đồng", múa Rồng Lân, võ thuật cổ truyền, trò chơi dân gian…
Lễ hội Yên Tử đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, du khách thập phương, chúng tăng, ni, Phật tử ở trong và ngoài nước cùng các Quý đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bậc tiền bối hiền nhân suốt đời phụng đạo, vì nước, vì dân.
Yên Tử là nơi vua Trân Nhân Tông hóa Phật, nơi khai sinh Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, đạo Phật Việt Nam, một dòng Thiền có một không hai trên thế gian này. Trong Ngài thể hiện rất rõ, quyện vào nhau ba yếu tố con người hiện thực, hướng thượng và nhập thế để sáng lập dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử, đạo Phật của Việt Nam.
Trải qua gần 1000 năm lịch sử, những công trình kiến trúc về chùa, am, tháp và những di vật cổ quý giá từ thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn vẫn còn lưu dấu tích, ẩn khuất giữa rừng già. Yên Tử non thiêng là bảo tàng văn hóa kiến trúc, bảo tàng động vật, thực vật phong phú. Chính nơi đây, bản sắc dân tộc Việt Nam, tư tưởng, tâm hồn Việt Nam được thể hiện rất rõ.
Các ngày lễ ở Yên Tử:
- Ngày mùng 10 tháng Giêng (Âm lịch): Lễ khai mạc Hội xuân Yên Tử được tổ chức long trọng và tưng bừng. Đây là Lễ hội truyền thống có tầm vóc Quốc gia.
- Ngày 01 tháng 11 (Âm lịch): Ngày tưởng niệm Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn. Ngày giỗ Sơ Tổ Trúc Lâm đã được Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam chọn làm ngày Đại lễ của Phật giáo Việt Nam.
- Ngày mùng 03 tháng 03 (Âm lịch): Ngày giỗ Đệ Nhị Tổ Pháp Loa.
- Ngày 23 tháng Giêng (Âm lịch): Ngày giỗ Đệ Tam Tổ Huyền Quang.
- Ngày 18 tháng 02 (Âm lịch): Ngày giỗ Thiền sư Chân Nguyên.
- Ngày 15 tháng 04 (Âm lịch): Ngày Đại lễ Phật Đản.
Ý nghĩa của số hạt châu trên tràng hạt niệm Phật(Lichngaytot.com) Ngày càng nhiều người tin rằng, tràng hạt niệm Phật mang tới may mắn, bình an và nếu mang theo người thì mọi chuyện sẽ thuận buồm xuôi gió.
- Ngày 15 tháng 07 (Âm lịch): Ngày Đại lễ Vu lan, ngày lễ tri ân báo hiếu cha mẹ, ông bà. Lễ Vu lan được tổ chức trang trọng, có ý nghĩa sâu sắc giáo dục lòng hiếu thảo của đạo làm con đối với cha mẹ, và các đấng sinh thành, lễ cầu siêu cho các linh hồn ông bà, cha mẹ, các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì nước, vì dân, các cô hồn được siêu thoát.
- Các ngày mùng 01, ngày Rằm, lễ đón Giao thừa thiêng liêng ở Yên Tử cũng được chúng tăng, ni và phật tử cùng nhân dân quanh vùng tổ chức với ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng dân gian và truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Linh sơn Yên Tử đã đi vào tiềm thức, là niềm tự hào của con người Việt Nam và sự ngưỡng mộ của du khách quốc tế.
Lichngaytot.com
Xem thêm clip: Hóa giải nghiệp chướng