Hướng dẫn lau dọn bàn thờ Thần TÀI cuối năm Quý Mão đúng cách để gia chủ làm ăn LỘC PHÁT trong năm 2024 tới!

Thứ Ba, 16/01/2024 14:05 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Lau dọn bàn thờ Thần Tài cuối năm là điều mà người làm kinh doanh, buôn bán nào cũng nên làm để xin lộc và tỏ lòng thành kính với thần linh, cùng xem các bước lau dọn cụ thể ra sao nhé.
Mục lục (Ẩn/Hiện)

1. Tại sao phải lau dọn bàn thờ Thần Tài cuối năm?


 
Bàn thờ Thần Tài là điều không thể thiếu với mỗi hộ kinh doanh, doanh nghiệp để cầu may, làm ăn phát tài, buôn may bán đắt.

Vào mỗi dịp cuối năm thì các chủ cửa hàng hoặc chủ doanh nghiệp đều phải lau dọn bàn thờ Thần Tài sạch sẽ với mong muốn cho năm mới may mắn, nhiều lộc lá hơn và đồng thời cũng tôn trọng nét đẹp tâm linh của người Việt.

Bàn thờ Thần Tài là chốn thờ tự tâm linh rất linh thiêng để gia chủ cầu mong may mắn, tài lộc đến với cửa hàng, doanh nghiệp của mình giúp công việc làm ăn thuận lợi, suôn sẻ hơn. Cuối năm các ông chủ nên dọn dẹp sạch sẽ để Thần Tài phù hộ làm ăn phát tài phát lộc.

2. Ngày giờ tốt lau dọn bàn thờ Thần Tài cuối năm Quý Mão


Từ sau ngày 23 âm lịch, khi đã làm lễ tiễn ông Công ông Táo về trời xong thì các ông chủ, bà chủ có thể tiến hành lau dọn bàn thờ Thần Tài mà không sợ phạm kỵ.

Theo Lịch vạn niên, trong tháng Chạp năm Quý Mão, những ngày dưới đây phù hợp để thể tiến hành lau dọn bàn thờ Thần Tài:
  • Ngày 24 tháng Chạp (tức ngày 3/2/2024 dương lịch): Thứ Bảy, ngày Đinh Dậu. Giờ tốt: 5h-7h, 11h-13h, 13h-15h, 17h - Trước 18h.
  • Ngày 30 tháng Chạp (tức ngày 9/2/2024 dương lịch): Thứ Sáu, ngày Quý Mão. Giờ tốt 5h-7h, 11h-13h, 13h-15h, 17h - Trước 18h.
Lưu ý:

- Trong các ngày trên, ngày 26 và 28 tháng Chạp năm Quý Mão được coi là ngày đẹp nhất, tốt nhất để tiến hành lau dọn bàn thờ Thần Tài.

- Thời gian lau dọn bàn thờ Thần Tài tốt nhất là trước 18h, khung giờ sau 18h sẽ không được coi là linh thiêng nữa.

3. Các bước lau dọn bàn thờ Thần Tài


 
Ngày thường thì chúng ta không cần quá cầu kỳ trong việc lau dọn bàn thờ, chỉ cần thắp hương thành tâm, thay nước, thay rượu và mua đồ cúng mới để trên bàn thờ là được.

Nhưng dịp cuối năm thì các bạn nên cẩn thận và kỹ càng trong việc lau dọn bàn thờ cuối năm cho Thần Tài. Công đoạn chuẩn bị và tiến hành là vô cùng quan trọng để thể hiện sự kính trọng và lòng thành của chính gia chủ với Thần Tài, đừng làm sơ sài, đối phó kẻo mất lộc, không được phù hộ.

3.1 Các bước chuẩn bị lau dọn bàn thờ Thần Tài cuối năm

  • Nước: Loại nước để lau bàn thờ Thần Tài phải là nước ngũ vị hoa hồi (mua ở hàng chuyên bán đồ thờ cúng) để vệ sinh bàn thờ hoặc rượu gừng, nước lá bưởi đun sôi cho bàn thờ ấm áp, thơm tho, tăng thêm cát khí. Các bạn tuyệt đối không sử dụng nước lọc để lau dọn bàn thờ. 
  • Khăn sạch: Gia chủ cần phải dùng một chiếc khăn riêng sạch sẽ để lau bàn thờ Thần Tài. Khăn lau bàn thờ sẽ dùng riêng, không được phép sử dụng để lau chung cho các đồ vật khác.
  • Lễ vật: Đối với việc thờ cúng Thần Tài, gia chủ có thể lựa chọn các món đồ cúng quen thuộc như: Gà luộc, lợn quay, hoa quả, bánh kẹo...và các vật dụng quan trọng như hương, nến, hoa quả, trầu cau, tiền vàng,...
Hoặc các bạn có thể dâng lễ chay cũng được bởi hầu hết các vị thần đều dùng lễ mặn, tuy nhiên chỉ có Thần Tài và Thổ Địa vừa dùng chay và mặn. Nếu các bạn cúng lễ chay thì vô cùng tốt, vừa tăng thêm phước phần cho bản thân vừa được thêm lộc kinh doanh buôn bán. 

Lễ chay thì nên chuẩn bị 1 bình hoa cúc vàng, 5 thứ trái cây (có trái dừa), 5 que nhang, 5 ly nước lọc, 2 cây đèn cầy, 2 điếu thuốc lá, gạo trắng, muối hột trắng, vàng bạc đại 2 miếng. Bánh chay thì có thể làm bánh ít chay, bánh tét chay, bánh ngọt...

Quan niệm dân gian cho rằng, các vị thần linh đều là những người ưa sạch sẽ, thoáng mát và không thích bụi bẩn, vì vậy gia chủ cần hết sức lưu ý và dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ trong dịp cuối năm nhé.

3.2 Các bước lau dọn bàn thờ Thần Tài cuối năm


- Bước 1: Thành tâm
 
Nhiều người thường không để ý đến vấn đề này, tuy nhiên trên thực tế đây là yếu tố vô cùng quan trọng khi bắt đầu quá trình lau dọn bàn thờ.

Trước khi thực hiện, gia chủ cần thành tâm chuẩn bị, tắm rửa sạch sẽ và ăn mặc gọn gàng, kín đáo để bắt đầu trình lên các vị Thần linh việc chuẩn bị dọn dẹp bàn thờ của mình cuối năm.
 
- Bước 2: Thắp hương xin phép
 
Thắp hương là việc đầu tiên và vô cùng cần thiết để thông báo cho các vị biết về việc dọn dẹp, mời các Ngài tạm lánh đi nơi khác để gia chủ bắt đầu lau dọn.
 
Gia chủ cần thắp 3 nén hương để kính cao với Thần Tài, xin được phép tỉa chân nhang và lau dọn bàn thờ Thần Tài. Gia chủ cũng cần kết hợp với bài văn khấn lễ Thần Tài để thông báo rõ ràng với bề trên.

Văn khấn lau dọn bàn thờ Thần Tài cuối năm:
  • Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
  • Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị Tôn thần
  • Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh táo phủ Thần quân
  • Con kính lạy các ngài Thần Tài vị tiền
  • Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong khu vực này. 
Tín chủ chúng con là: ………………………………
Ngụ tại: ………………………………………………

Nay nhân ngày …… tháng Chạp, theo tục lệ cuối năm cũng là chuẩn bị Tết Nguyên Đán, tín chủ con cảm nghĩ thâm ân trời đất, nhớ đức cù lao tiên tổ, xin phép chư vị thánh tiên, thổ công thổ địa táo phủ thần quân, chư vị Thần Tài - Thổ địa, gia tiên tổ đường nội ngoại ba bề bốn bên họ…, họ…. cho phép tín chủ con được tỉa chân nhang, báo sái lau dọn ban thờ.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin mong được phù hộ độ trì.

Cẩn cáo!
 
- Bước 3: Bắt đầu dọn dẹp bàn thờ
 
Trừ lư hương ra thì gia chủ phải bắt đầu dọn lần lượt các thứ trên bàn thờ ra 1 góc riêng sạch sẽ, phân loại các đồ vật một cách rõ ràng để dễ dàng hơn trong việc vệ sinh cũng như tránh đổ vỡ.
 
- Bước 4: Lau sạch bàn thờ
 
Sử dụng khăn khô sạch lau dọn tàn hương và bụi, mạng nhện xung quanh bàn thờ Thần Tài và sau đó lau sạch lại bằng khăn ướt tẩm nước rượu gừng hoặc nước bưởi, nước ngũ vị hoa hồi.
 
- Bước 5: Dọn dẹp lư hương
 
Dùng một tay giữ và một tay gạt bớt tàn nhang trên lư hương, tránh dịch chuyển hay xoay hướng của lư hương. Sau đó dùng nước bao sái bàn thờ để lau lư hương bằng một chiếc khăn sạch.

Tuyệt đối không tự ý nhổ hết nhang trong lư hương vứt đi. Có thể tỉa chân nhang lư hương bàn thờ Thần Tài bằng cách rút nhẹ nhàng từng chân nhang, cấm nhổ bỏ cả 1 bó chân nhang, phải từ từ tỉa chân nhang để ra một túi riêng.

Thay tro trong bát hương
 
Tùy từng vùng mà gia chủ có thể sử dụng tro rơm sạch sẽ hoặc cát sạch mua ở các tiệm đồ thờ cúng để bỏ vào. Hành động thay tro, thay cát cần dứt khoát và tránh tuyệt đối việc xê dịch hay xoay hướng của lư hương.

Dùng muôi sạch múc từng chút tro/cát ra, chỉ giữ lại khoảng 1/3 lượng tro cũ, tránh đổ toàn bộ cùng 1 lúc để không bị hao tán tài sản.
 
Dùng khăn sạch bọc quanh bát hương, sau đó đổ thêm tro/cát mới vào lư hương đến khi đầy khoảng 2/3, sau đó lau sạch và để ngay ngắn lại vị trí cũ.
 
Gia chủ nên chọn những chân hương đẹp và để lại chân hương theo số lẻ 3 - 5 - 7 chân. Nếu gia chủ không muốn thay tro/cát mới, có thể dùng thìa sạch để xúc bớt tro cũ trong bát hương ra ngoài và phủi bớt tro bị lem bên ngoài.

- Bước 6: Vệ sinh tượng Thần Tài
 
Vệ sinh sạch sẽ cho tượng ông Thần Tài với nước lá bưởi hoặc nước rượu gừng ấm và một chiếc khăn sạch dùng riêng, không lấy khăn lau bàn thờ để lau tượng.

Nhớ lau dọn sạch sẽ khu vực xung quanh bàn thờ, sau đó sắp xếp lại mọi thứ như vị trí ban đầu, không di chuyển tượng ông Thần Tài.
 

4. Lưu ý quan trọng khi dọn bàn thờ Thần Tài

  • Với gạo muối cúng xong: Theo quan niệm người xưa, chúng ta nên cất lại dùng cho có lộc, không được vãi ra ngoài linh tinh kẻo mất hết lộc lá. Chi tiết xem tại bài viết: Gạo, muối cúng xong thì làm gì?
  • Với chén rượu và nước: Rượu hay nước cúng xong thì đem ra ngoài đứng ngoài cửa tưới vào nhà (có ý nghĩa là đem lộc vào nhà), không được tưới từ trong nhà tưới ra rất mất lộc.
  • Bộ tam sên hay bánh trái: Nên chia nhau cho người trong nhà dùng hoặc nhân viên trong cửa hàng, doanh nghiệp dùng, tuyệt đối không đem cho người ngoài.
  • Với chân nhang: Không được nhổ hết sạch chân nhang vứt đi. Khi vệ sinh bàn thờ Thần Tài, đây được xem là điều tối kỵ mà gia chủ tuyệt đối nên tránh, bởi nhổ cùng lúc toàn bộ chân nhang vứt đi có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tài của, lộc lá, cát khí cứ thế bị vứt bỏ đi trong năm mới.
  • Về đèn thờ: Nếu không thể dùng nến hoặc đèn dầu, gia chủ nên dùng đèn thờ 1 màu thay vì đèn nháy bởi điều này có thể tạo ra trường khí xấu, gây ảnh hưởng đến việc thờ cúng.
  • Lưu lý khi rót rượu, nước: Các bạn không nên để nước tràn bừa bãi ra xung quanh bàn thờ khi rót rượu, rót nước để cúng vì làm như thế gây ảnh hưởng xấu đến vận khí làm ăn, buôn bán.
Mời bạn tham khảo thêm tin cùng chuyên mục: