(Lichngaytot.com) Theo quan niệm của người xưa, lửa là do một vị thần linh tạo ra để ban phát cho con người, giúp con người được ăn chín uống sôi, được sưởi ấm, có ánh sáng vào ban đêm, có cuộc sống tiến bộ hơn… Vì vậy mà đối với người Việt Nam ta, lửa là biểu tượng của sức mạnh, sự linh thiêng và niềm vui. Xuất phát từ quan niệm này mà dân ta có nhiều tục lệ kiêng kỵ đối với lửa.
Kiêng đốt lửa bằng những thứ bẩn là một trong những điều kiêng kỵ đối với lửa nên tránh (Ảnh minh họa) |
1. Kiêng nhổ nước bọt, tiểu tiện vào lửa
Sở dĩ như vậy vì người xưa quan niệm rằng lửa là vật thiêng liêng, thuần khiết và trong sạch nên tất cả những gì bẩn thỉu, giả dối, xảo trá… đưa vào lửa đều bị vạch trần.
Từ quan niệm này mà ngày nay trong dân gian vẫn còn truyền lại các câu chuyện cổ kể về những con người bị xử tội bằng cách đưa lên giàn thiêu, nếu người đó có tội lỗi thì bị lửa thiêu cháy, nhưng nếu người đó trong sạch vô tội sẽ làm lửa trên giàn thiêu tự tắt. Lửa thiêng liêng như thế, thuần khiết như thế nên nếu ai làm ô uế ngọn lửa thì sẽ bị thần lửa trừng phạt. Nước bọt, nước dãi khi đã ra khỏi miệng thì coi là bẩn, là uế tạp… vì vậy không ai được nhổ nước bọt vào lửa. Người xưa cho rằng, nếu ai nhổ nước bọt vào lửa thì sẽ bị sưng mồm hoặc cấm khẩu, hoặc lở mồm, thụt lưỡi.
Từ quan niệm này mà ngày nay trong dân gian vẫn còn truyền lại các câu chuyện cổ kể về những con người bị xử tội bằng cách đưa lên giàn thiêu, nếu người đó có tội lỗi thì bị lửa thiêu cháy, nhưng nếu người đó trong sạch vô tội sẽ làm lửa trên giàn thiêu tự tắt. Lửa thiêng liêng như thế, thuần khiết như thế nên nếu ai làm ô uế ngọn lửa thì sẽ bị thần lửa trừng phạt. Nước bọt, nước dãi khi đã ra khỏi miệng thì coi là bẩn, là uế tạp… vì vậy không ai được nhổ nước bọt vào lửa. Người xưa cho rằng, nếu ai nhổ nước bọt vào lửa thì sẽ bị sưng mồm hoặc cấm khẩu, hoặc lở mồm, thụt lưỡi.
2. Kiêng đốt lửa bằng những thứ bẩn
Nhân dân ta rất kiêng đốt lửa bằng những thứ bẩn như cọc chuồng lợn, cánh cửa nhà vệ sinh, giường người chết, gỗ ván thôi… Sự kiêng kỵ này xuất phát từ hai quan niệm: Thứ nhất là những vật nói trên đều là thứ bẩn thỉu, uế tạp, nếu đem đốt lên sẽ thải ra một luồng khói độc làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Thứ hai là nếu đem đun các thứ đó thì sẽ làm ô uế nhà bếp, gia chủ sẽ phải tội với Táo quân, gia đình sẽ bị giáng họa.
3. Kiêng xây cất nhà bếp vào ngày Hỏa
Người xưa quan niệm rằng: nếu làm nhà bếp vào ngày Hỏa thì sau này, khi đưa căn bếp đó vào sử dụng sẽ rất dễ gặp hỏa hoạn.
4. Kiêng ngồi quay lưng vào lửa
Người xưa kiêng quay lưng lại với lửa vì cho rằng như vậy là coi thường lửa, sẽ bị lửa nổi giận gây nên hỏa hoạn. Vì vậy khi làm bất kể chuyện gì tiếp xúc với lửa như đốt vàng mã, thắp hương, nấu bếp, sưởi ấm… người ta đều quay mặt về phía lửa.
5. Kiêng nhổ nước bọt, dùng que cời, đũa gõ hay tiểu tiện vào đầu Táo quân
Quan niệm này xuất phát từ tục thờ Táo quân. Theo tục này thì đầu rau được dân gian tôn làm Táo quân (tức là vua bếp). Hàng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp là các gia đình đều mua áo mũ và cá chép để Táo quân lên chầu Trời, báo cáo lại với Ngọc Hoàng mọi việc tốt xấu trong gia đình suốt một năm qua. Nếu sự báo cáo của Táo quân tốt đẹp thì gia đình được ban phúc lộc, ngược lại thì gia đình sẽ bị giáng họa. Vì vậy mà trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày, mọi gia đình đều rất coi trọng vua bếp, không ai được phép có hành vi hỗn xược, xúc phạm đến ngài. Người xưa cho rằng, việc nhổ nước bọt, tiểu tiện hay gõ vào đầu Táo quân sẽ bị thần lửa hay Táo quân trị tội bằng cách làm cho bộ hạ sưng to lên.
Trên đây là những điều kiêng kỵ đối với lửa và những vật liên quan đến lửa mà chúng ta cần biết. Để theo dõi nhiều tục lệ dân gian khác, mời quý vị xem tiếp tại đây!
Trên đây là những điều kiêng kỵ đối với lửa và những vật liên quan đến lửa mà chúng ta cần biết. Để theo dõi nhiều tục lệ dân gian khác, mời quý vị xem tiếp tại đây!
Theo Những điều kiêng kỵ theo phong tục dân gian - NXB Thanh Hóa
>> Kiêng kỵ đáng sợ lúc 12h trưa và 12h đêm, ai cũng nên tránh