Những kiêng kỵ đêm Giao thừa 2023: Biết càng sớm càng dễ gặp may mắn, bình an

Thứ Sáu, 07/01/2022 15:24 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Kiêng kỵ đêm giao thừa sẽ giúp gia đình bạn may mắn và hòa thuận trong suốt cả một năm. Liệu bạn đã biết rõ những điều kiêng kỵ ấy là gì, hãy cùng tham khảo trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục (Ẩn/Hiện)
 
Một năm có 365 ngày nhưng chỉ có một vài ngày tết là cả gia đình có thể đoàn tụ, sum vầy bên nhau, cùng nhau đón chào những điều tốt đẹp trong năm mới và xua đi những điều xui xẻo, không vui trong năm vừa qua.

Vậy bạn có biết, ngoài những việc nên làm đêm giao thừa, thời khắc thiêng liêng chuyển giao năm cũ và năm mới, chúng ta còn cần phải kiêng kỵ những điều gì để bản thân và các thành viên trong gia đình gặp nhiều may mắn không?
 
 

1. Trong bữa cơm tất niên, lúc nói chuyện

 
Bữa cơm tất niên được cả nhà cùng nhau chuẩn bị là điều mà ai ai cũng mong ngóng mỗi dịp tết đến xuân về, đặc biệt là với những người con xa quê, cả năm mới về nhà được một đôi lần.

Trước khi ngồi vào mâm cơm, gia đình cần phải có đầy đủ các thành viên, bầu không khí trong gia đình lúc đó phải đầm ấm và hòa thuận.

Trong những ngày bình thường, ta có thể ăn nói bỗ bã với nhau, không cần phải kiêng kỵ gì nhiều, nhưng giao thừa và năm mới là những dịp đặc biệt, mọi người cần phải cẩn trọng lời ăn tiếng nói hơn.

Nếu lỡ miệng nói ra những lời không hay thì vừa ảnh hưởng đến bầu không khí của gia đình lúc đó, lại vừa có thể ảnh hưởng đến vận khí của các thành viên trong nhà.

Bạn chỉ nên nói những điều tích cực vào dịp này, cho dù là lời từ chối, bạn cũng không nên nói một cách quá trực tiếp, mà thay vào đó, bạn có thể sử dụng những từ ngữ biểu đạt sự sung túc như “con/cháu đủ rồi”, “cháu có nhiều rồi”… Hoặc ví dụ, nếu bạn đã ăn no mà ai đó mời thêm thì đừng nói “cháu không cần” hay bảo đồ ăn nào đó là “hết rồi”.
 
Tránh nói những từ mang điềm xấu, khiến người khác liên tưởng tới sự xui xẻo. Nếu vô ý nói phạm vào điều kỵ gì đó thì bạn có thể hóa giải bằng cách nói “Lời trẻ con không có lỗi gì, không có vấn đề gì!". 

Theo Lịch ngày tốt, những câu chuyện được các thành viên trong gia đình nói với nhau cũng nên là những câu chuyện mang ý nghĩa tích cực như thăng quan tiến chức, đỗ đạt, sức khỏe dồi dào.

Kiêng kỵ đêm giao thừa đặc biệt không nói những chuyện như ốm đau, chết chóc, kiện tụng, thất bại… vì mang lại điềm xấu, có thể khiến năm sau gia đình mình gặp nhiều xui xẻo.

Mọi người cũng kiêng cãi cọ, mâu thuẫn vào dịp giao thừa. “Một điều nhịn là chín điều lành”, bạn nên kiềm chế cảm xúc của bản thân, tránh đánh mất hòa khí của gia đình.
 

2. Trước, trong và sau lúc cúng giao thừa


2.1 Trước lúc cúng giao thừa


Từ xưa đến nay, việc cúng lễ quan trọng ở việc người cúng phải thành tâm, chứ không phải cứ thật thịnh soạn là đã đủ. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là bạn được phép sơ sài, thiếu quan tâm đến mâm cỗ cúng nhà mình.

Tùy phong tục từng vùng miền và địa phương sẽ có những món đồ cũng khác nhau, nhưng trên cơ bản sẽ bao gồm hương, đèn, nước sạch, hoa quả tươi, bánh kẹo, mứt tết và các đồ cúng mặn như xôi, bánh trưng, thịt gà… Khi sắp xếp mâm cúng cần lưu ý là bánh kẹo và hoa quả cần phải được sắp lên bàn thờ chính, còn cỗ mặn sắp ở phía dưới.
 

2. Trong lúc cúng giao thừa


Một trong những kiêng kỵ đêm giao thừa khác là trong quá trình làm lễ cúng giao thừa, các thành viên phải ăn nói nhỏ nhẹ, không cười đùa to tiếng, gọi to tên lẫn nhau.

Lý giải nguyên nhân này là vì như vậy sẽ dẫn ma quỷ vào nhà, khiến các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ con, người già và những người có sức khỏe yếu sang năm mới dễ ốm đau, bệnh tật.
 

2.3 Sau khi cúng giao thừa


Sau khi cúng giao thừa mời linh hồn tổ tiên về thì chỗ hai bên bàn thờ không ai được ngồi. Nếu ngồi ở đây thì cũng như đang tranh giành chỗ ngồi của tổ tiên, phạm điều bất kính.
 
Ngoài ra, một lưu ý nhỏ đó là không được đem trà uống thừa đổ trên mặt đất để tránh lẫn lộn với vẩy nước.

Sau khi thời khắc thiêng liêng đánh dấu sự bắt đầu của năm mới qua đi, bạn vẫn cần phải kiêng kỵ nói chuyện lớn tiếng, cãi vã, mâu thuẫn với nhau. Mọi người nên đối xử với nhau với thái độ vui vẻ, ân cần thì năm sau gia đình mới yên ấm, hài hòa được.
 

3. Những điều kiêng kỵ đêm giao thừa khác cần lưu ý

 
 

3.1 Chuyện "vợ chồng" đêm giao thừa


Nhiều người có quan niệm kiêng kỵ chuyện vợ chồng vào những ngày rằm và mùng một vì cho rằng nếu làm việc này vào những ngày đó sẽ đẫn đến nhiều điều đen đủi, không may, thậm chí là đại hạn, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả nam và nữ.

Chuyện này lại càng khiến người ta trở nên e dè hơn vào những ngày giao thừa và đầu năm vì cho rằng đây là ngày tổ tiên, ông bà về đoàn tụ với con cháu, làm vậy sẽ là bất kính với người trên.

Tuy nhiên, khoa học hiện đại chứng minh dù là rằm hay Tết cũng không có gì khác biệt với bất kì ngày nào trong năm cả, nếu như hai người có cảm xúc với nhau, đảm bảo vấn đề sức khỏe thì không cần quá kiêng khem hoặc lo lắng.

3.2 Kiêng kỵ chuyện đổ vỡ


Thời khắc giao thừa cũng chính là ngày đầu tháng, đầu năm nên rất kỵ sự đổ vỡ. Theo quan niệm xưa việc đổ vỡ trong khoảng thời gian này đại diện cho những việc xui xẻo, bất hạnh sẽ xảy đến với cả gia đình trong năm mới, cả nhà đặc biệt là người làm vỡ sẽ bị “dông” cả năm. 

Ngoài ra, việc gây ra tiếng động lớn cũng dễ khiến ác quỷ bị đánh thức, nên hạn chế hết mức có thể.

3.3 Kiêng quét nhà ngay sau giao thừa


Thêm một điều kiêng kỵ đêm giao thừa nữa là việc quét nhà ngay sau đó. Người xưa cho rằng, việc làm này cũng có nghĩa là bạn quét đi những điều may mắn ra khỏi nhà. Vì thế, kiêng quét nhà ngày Tết nói chung, ngay sau phút giao thừa nói riêng vẫn được một số địa phương duy trì tới tận ngày nay.
 

3.4 Kiêng mặc đồ đen hoặc trắng


Trong thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới, tránh mặc những đồ có màu đen và trắng, vì hai màu này đại diện cho sự tang tóc, không may. Mọi người nên lựa chọn những bộ quần áo có màu sắc tươi sáng, có thể hợp với mệnh của mình để sang năm mới gặp nhiều điều may mắn.
 

3.5 Kiêng kỵ soi gương đêm giao thừa


Có quan niệm cho rằng, soi gương đêm giao thừa có thể gặp phải "ác ma", vì thế nên tránh việc này thì tốt hơn cả.

3.6 Kỵ đổ dầu đèn ra nền nhà


Người xưa quan niệm, làm như vậy mùi dầu mà át cả mùi rượu thì “ma quỷ” sẽ tỉnh dậy, khiến tai họa lũ lượt kéo đến.

"Có kiêng có lành", trên đây là một số quan niệm về điều kiêng kỵ đêm giao thừa để giữ bình an và may mắn cho năm mới. Mong rằng với những lưu ý trên, mọi người sẽ có một năm mới thuận lợi, tốt lành. 



Tin cùng chuyên mục dành cho bạn: