Thứ Tư, 03/04/2019 11:35 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Hủ tục chôn sống con theo mẹ còn được gọi là Dọ-tơm-amí, là một trong những tập tục lạc hậu vẫn còn tồn tại ở một số dân tộc Việt Nam.
1. Chôn trẻ sơ sinh theo mẹ đã chết của dân tộc Mày và dân tộc Ma Coong ở Quảng Bình
Theo
phong tục của người đồng bào dân tộc địa phương, người mẹ chết trong khi sinh đứa trẻ, người dân trong bản phải tiến hành chôn cả mẹ và con, dù đứa con đang sống.
Đứa trẻ sơ sinh được buộc vào người mẹ mặc cho chúng khóc lóc, trong sự thản nhiên của mọi người.
Vì sao lại có hủ tục chôn sống con theo mẹ này? Người dân cho rằng, một khi đứa trẻ sinh ra nhưng mẹ mất đi thì nó cũng phải được chôn theo mẹ.
Giữ chúng lại, không có ai cho chúng bú sữa và dù có người nhận về nhà chăm sóc thì “hồn ma” người mẹ sẽ đeo bám mà đòi lại đứa con.
Do đó, cách giải quyết tốt nhất là đem chúng đi chôn cùng mẹ để tránh gây phiền phức.
Năm 2000, một người dân tộc Mày ở bản Ka Ai (Dân Hóa, Minh Hóa, Quảng Bình) trở dạ và được đỡ đẻ theo phong tục địa phương, nhưng đã bị tử vong do băng huyết.
Theo đúng phong tục của tộc người Mày, già làng và người dân trong bản phải tiến hành chôn cả mẹ và con.
Khi cháu bé sắp bị chôn sống cùng mẹ, các chiến sỹ bộ đội biên phòng đã có mặt, đứng ra trước già làng và toàn thể người dân trong bản Ka Ai cùng làm một bản cam kết sẽ nuôi nấng đứa trẻ.
2. Chôn con theo mẹ đã chết của dân tộc Bana và Xê-đăng ở Kon Tum
Tục lệ chôn con theo mẹ đã chết của dân tộc Bana và người Xê-đăng ở Kon Tum có từ lâu đời. Trong buôn, đứa trẻ nào chẳng may mẹ bị qua đời mà vẫn còn bú sẽ bị xử tội chết, bằng cách để đói khát, sau đó mang đi chôn cùng với người mẹ.
Hơn nữa, đứa bé còn nhỏ mà không có bàn tay mẹ chăm sóc của mẹ sẽ gây ra phiền toái cho cha, anh chị em trong gia đình.
Vì vậy, đứa trẻ phải chết theo mẹ càng sớm càng tốt. Lúc ấy, linh hồn người mẹ sẽ được siêu thoát, người sống cũng khỏi bận lòng.
Ngoài ra, những cô gái lỡ có quan hệ trước hôn nhân phải tự tay bóp chết đứa con mình vừa sinh ra. Nếu người mẹ không thể giết con, anh em dòng họ của cô sẽ giúp.
Họ quan niệm những đứa trẻ không cha sinh ra là điềm gở, mang xui xẻo đến cho chính bản thân người mẹ và người dân trong làng.
3. Hủ tục chôn sống con theo mẹ có nên xóa bỏ?
Nhưng chính bản thân họ lại không nhận ra được điều đó. Họ nghĩ làm như thế mới đúng với luật tục, như thế họ mới sống tốt và yên ổn hơn. Và cứ như thế, hủ tục này đã tồn tại hàng trăm năm qua.
Vẫn biết việc can thiệp vào phong tục của người dân rất khó đối với chính quyền. Tuy nhiên, chống lại hủ tục này là điều cần thiết để đem lại sự sống cho những đứa trẻ vô tội.
Nếu có sản phụ nào không may tử vong sau khi sinh con cần ngay lập tức tìm già làng thuyết phục, vận động, thậm chí phải cầu cứu để giành mạng sống cho đứa trẻ.
Thủy Thủy (TH)