Thứ Tư, 30/01/2019 10:11 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Tết nguyên tiêu thường mang lại cho chúng ta cảm giác linh thiêng, tôn nghiêm hơn, vì thế dân gian đã đúc kết rằng “Lễ Phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng”.
Tết Nguyên Tiêu hay còn là Rằm Tháng Giêng là ngày lễ hội cổ truyền tại Trung Quốc và là tết Thượng Nguyên tại Việt Nam. Lễ hội trăng rằm từ giữa đêm 14 (đêm trước trăng rằm) trọn ngày 15 (ngày rằm) cho đến nửa đêm 15 (đêm trăng rằm) của tháng giêng Âm lịch. Cũng là ngày rằm quan trọng trong năm nhưng Tết nguyên tiêu có đặc điểm rất riêng:
1. Tết Nguyên Tiêu là sự pha trộn giữa tín ngưỡng dân gian Việt Nam với tôn giáo ngoại lai. Cũng như Phật giáo, rằm tháng Giêng được du nhập vào Việt Nam từ một ngày lễ hội xa lạ có nguồn gốc từ Trung Hoa đã biến đổi thành một ngày Tết mang bản sắc rất riêng của người dân Việt thấm nhuần tinh thần Phật pháp.
2. Tết Nguyên Tiêu cũng gọi là Nguyên Tịch, Nguyên Dạ còn gọi là Tết Thượng Nguyên. Nguyên tiêu nghĩa là đêm trăng đầy nhất của tháng đầu tiên trong năm, tức rằm tháng giêng. Đêm trăng sáng khởi đầu của một năm mới với hương khí tinh nguyên của tiết trời ấm lành, tràn đầy sức sống mùa Xuân.
Thời điểm thích hợp nhất để cầu nguyện an lành cho cả năm, nên thu hút sự tham gia đông đảo của giới Phật tử và toàn thể dân chúng. Thành ngữ “Lễ Phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng” đã nói lên tầm quan trọng của hội Rằm tháng Giêng trong tâm thức người Việt.
|
Những điều vô cùng thú vị về các hoạt động Tết Nguyên Tiêu |
3. Đối với hầu hết các chùa Việt, trọng tâm của hội Rằm tháng Giêng là lễ cầu quốc thái dân an, cầu nguyện an lành, khỏe mạnh, no đủ, thịnh vượng và phát triển cho bá tánh và đất nước. Vì thế, ngày càng đông người đến chùa, lễ Phật, cầu nguyện trong hội Rằm tháng Giêng là một tín hiệu tốt, thể hiện rõ nét tinh thần “Đạo pháp và Dân tộc”.
4. Lễ hội lồng đèn: Về cội nguồn của Tết Nguyên Tiêu, dân gian có nhiều giải thích,
phong tục này bắt nguồn từ thời Tây Hán ở Trung Quốc với lễ hội rước đèn lồng long trọng. Chính vì thế, có nơi gọi Tết Nguyên Tiêu là Lễ “hội lồng đèn” hay “hội hoa đăng”, có thể bắt nguồn từ tục cúng tế thời Hán Vũ Đế, với tập tục trưng đèn trên cây nêu trước cửa nhà, đốt đèn, chơi lồng đèn ngũ sắc trong khoảng thời gian từ 13 đến 17 tháng giêng.
5. Tết muộn: Dư âm của những ngày
Tết Nguyên Đán vẫn còn và nhiều gia đình vẫn tiếp tục ăn Tết, mọi người vẫn ăn Tết muộn bằng cách gói bánh chưng, chơi mai, đào nở muộn. Đây cũng là dịp để những người không may đau yếu vào đúng dịp Tết, sau Tết đã hồi phục trở lại hoặc nhiều gia đình tang ma có người chết vào dịp Tết Nguyên Đán, được ăn tết “bù”...
6. Kết thúc tháng ăn chơi: Sau một năm lao động vất vả, người dân tự thưởng cho mình một thời gian ngắn để nghỉ ngơi, du xuân, quây quần bên gia đình trước khi quay lại với công việc cũ. Tết Nguyên Tiêu đánh dấu sự kết thúc tháng “ăn chơi” để bắt tay vào công việc của một năm mới.
7. Dâng sao giải hạn: Trong phong tục cổ truyền Việt Nam đây là ngày rằm lớn và quan trọng trong năm, là dịp để người dân lên chùa cúng sao giải hạn, ước nguyện cho năm mới với nhiều điều tốt lành.
8. Các yếu tố không thể thiếu khi nhắc đến Tết Nguyên tiêu đó là: lửa và thơ.
Nguồn gốc của
yếu tố lửa xuất phát từ
tích truyện về Tết Nguyên Tiêu đã giải thích nhiều điều về truyền thống ngày Tết này. Ngoài ra, yếu tố lửa trong Tết Nguyên tiêu còn được lý giải là do bắt nguồn từ tập quán nông nghiệp của nông dân.
Theo chu kỳ sinh trưởng, Tiết Lập Xuân, trời ấm, hoa nở, bướm, trứng bướm nở ra sâu, lan rộng khắp nơi phá hoại mùa màng. Vì vậy công việc cần thiết của nông dân lúc này là diệt sâu bọ. Sau tiết Lập Xuân, người dân sẽ đi ra đồng tập trung rơm rạ, lá khô đốt lên để diệt các loại côn trùng có hại. Xem thêm:
Tiết Lập Xuân - khởi đầu thăng hoa, dưỡng sinh triệt để Yếu tố lửa vẫn duy trì đến ngày nay thể hiện qua tục treo đèn lồng vào ngày này. Mặt khác, màu đỏ của lửa trong văn hóa Đông Á là màu dương, màu của sự sống, của sự nhiệt thành… Nó thích hợp với tâm lý vui tươi, phấn khởi của người dân trong những ngày đầu năm.
Yếu tố thơ: Trăng Nguyên tiêu thanh bình, gió lành mơn man thổi nhẹ, không gian lãng đãng làm cho tâm hồn thi nhân thêm phấn chấn trước những thay đổi của cảnh sắc mây trời, hương thơm của cỏ cây hoa trái lan tảo khắp chốn nhân gian. Tết Nguyên Tiêu là men tố, là thời khắc gây nguồn cảm hứng thi ca bất tận.
Từ xưa, đã có rất nhiều văn nhân thi sĩ yêu trăng như Mãn Giác Thiền Sư, Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Du, Cao Bá Quát… Và từ năm 2003, rằm tháng Giêng còn là Ngày Thơ Việt Nam.
9. Theo các kinh sách Phật giáo, ngày mồng một và ngày rằm là ngày của Phật hay của Bụt. Ngày Rằm tháng Giêng là ngày duyên lành phổ độ, ngày Đức Phật giáng lâm xuống các chùa chiền để chứng độ lòng thành của tín chúng đạo hữu. Cho nên, các ngôi chùa vào Rằm tháng Giêng đèn hoa cờ phướn kết dày lộng lẫy, người người đi lễ Phật rất đông, để cầu xin Đức Phật phù hộ cho mọi sự được thiện lành, bình an.
10. Phong thủy: Thời điểm Tết Nguyên Tiêu đêm trăng sáng đầu tiên của một chu kỳ xuân mới, ánh trăng chiếu rạng khắp miền hạ giới sau một mùa đông dài tối tăm, lạnh lẽo. Theo các nhà phong thủy, đêm này âm dương giao hòa đầy vượng khí, càn khôn thịnh phát nhất tại cực điểm, cây trái thuận thời thi nhau trổi dậy đâm chồi nẩy lộc, vạn vật hóa sinh.
MiMo (Tổng hợp)