Tầm quan trọng của ngày lễ rằm tháng Giêng hay Tết nguyên tiêu đã được người xưa đúc rút: “Đi lễ quanh năm không bằng rằm tháng Giêng” và ngày nay, tất cả các gia đình Việt vẫn tiếp nối truyền thống, đến ngày rằm tháng Giêng, ngoài làm lễ cúng tại nhà, hầu hết mọi người còn đi lễ chùa cầu an lành cho bản thân, gia đình.
Đây được xem là phong tục tập quán mang một giá trị văn hóa đẹp và là đặc trưng của tín ngưỡng thờ cúng ở nước ta. Nhưng nhiều người dân không hiểu được ý nghĩa và giá trị thực sự của Tết Nguyên tiêu này và để xảy ra những sai lầm đáng tiếc. Dưới đây là một số hiểu lầm về Rằm tháng Giêng thường gặp.
1. Tranh cướp các đồ cúng lễ
Thế nhưng họ lại không nhận thức được không ít những việc sai trái ở ngay nơi thanh tịnh như chùa chiền.
Muốn mang lộc về nhà, họ đã bẻ cành, tranh cướp các đồ cúng lễ ở đình chùa và hớn hở tưởng đó là lộc thánh, lộc Phật.
Quan niệm như vậy là vô cùng nhầm lẫn dẫn đến hao tổn công đức. Theo đạo Phật, Phật là đấng giác ngộ, lộc Phật là giác ngộ chứ chứ không phải là xôi oản, hoa quả mà Phật tử mang đến dâng cúng vào chùa.
Đó là chưa kể hành động bẻ cành lộc là hành động phá hoại, chen lấn xô đẩy, cướp đồ gây lộn xộn, mất mỹ quan nơi thiêng liêng còn làm giảm mất phúc báo mình đang có. Hãy giữ cái tâm lành thì cuộc sống an lành, đâu cần tranh cướp chút lộc mới có được lộc?
2. Dâng sao giải hạn
Có nhiều người bỏ ra hàng triệu đồng để “dâng sao giải hạn” cho cả gia đình. Họ không hề hay biết cách làm này đã tiếp tay cho các hủ tục mê tín dị đoan có cơ hội sống lại và hoạt động công khai.
Để biết về sao hạn, cách dâng sao giải hạn, xem ngay:
Bước sang năm Tân Sửu, mỗi tuổi lại có sao chiếu mệnh khác nhau. Cùng xem sao hạn năm 2021 của bạn là gì, sao tốt hay xấu để biết cách cúng dâng sao giải hạn
Đức Phật không hề dạy cúng sao giải hạn mà chỉ có lễ cầu an, cầu lợi ích cho đời, cho thế gian. Tất cả họa và phước mà con người có được đều là do nhân quả của chính người ấy làm nên.
3. Phóng sinh
Tuy nhiên, việc phóng sinh phải phát xuất từ tình thương của mọi người đối với các sinh vật chứ không vì ý nghĩa tư lợi như cầu sống thọ, cầu may mắn, giải trừ tật bệnh.
Nhưng việc phóng sinh này chỉ là để thể hiện bản thân họ, để người khác trầm trồ vì số tiền bỏ ra mua đồ phóng sinh quá lớn. Việc này không hoàn toàn xuất phát từ tâm nên lợi lộc cũng chẳng được là bao.
Phóng sinh bằng cái tâm chứ đừng theo phong trào, làm việc không chạy theo số đông. Đặc biệt, nên phát tâm từ bi và thực hiện ngay tức khắc khi phóng sinh. Nếu làm được như vậy thì tâm con người mới thanh thản, phúc đức tự tới.
4. Lễ vật mang đi thờ cúng
Thậm chí, họ đốt nhiều vàng mã, tiền giả, với mong muốn mình cũng sẽ nhận lại số tiền tương đương.
Vì thế, bạn nên nhớ không cúng tiền giả, không cúng tiền có nguồn gốc bất chính, không cúng tiền do tham nhũng, số đề, trộm cắp.
Một trong những lưu ý khác khi dâng lễ vật đó là tránh chế biến thức ăn chay thay hình dạng tôm kho, thịt nướng. Làm như thế là cái tâm vẫn còn vọng tục, vẫn còn hướng về mặn. Làm thức ăn chay khó hơn thức ăn mặn, đòi hỏi công phu hơn.
5. Bỏ bê công việc để đi lễ chùa
Về mặt phong tục tập quán, lễ cúng Rằm tháng Giêng gắn liền với nền nông nghiệp nguyên thủy xa xưa của nước ta, là ngày bắt đầu làm việc trở lại. Điều này mang ý nghĩa thúc đẩy mọi người hăng say lao động, góp phần phát triển đất nước.
Thế nhưng hiện nay nhiều người lại bỏ bê công việc, đi cúng bái liên tục, đó là hoàn toàn đi ngược lại với ý nghĩa ban đầu của ngày này.
Với Việt Nam và các nước trồng lúa nước, sau ngày rằm tháng Giêng hàng năm, công việc cày bừa của vụ chiêm sẽ bắt đầu. Bà con nông dân ở các nơi đều khẩn trương chuẩn bị cho công việc đồng áng. Vì đến thời điểm này thời tiết rất tốt, bắt đầu bớt lạnh, mọi vật đều trong trạng thái rất sung mãn.
Còn với cuộc sống hiện đại, để tiếp nối giá trị tốt đẹp này thì hãy xem thời điểm rằm tháng Giêng là lúc bạn nên quay lại với công việc với lòng quyết tâm cao để thực hiện thật tốt các kế hoạch đã đề ra trong năm mới bạn nhé.