Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất
Lịch Vạn Niên - Lịch âm dương - Xem ngày tốt xấu 2024

Ghép 2 nải chuối để thắp hương ngày Tết: Cẩn thận kẻo làm sai dễ mắc tội bất kính

Thứ Năm, 01/02/2024 16:31 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Hiểu rõ việc có nên ghép 2 nải chuối để thắp hương ngày Tết hay không để tránh mất lộc, hoặc gây cảm giác phản cảm, mất may mắn.
Mục lục (Ẩn/Hiện)

Vào dịp Tết Nguyên đán, chuối là loại quả không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên, là loại quả chiếm vị trí trung tâm ôm ấp những trái cây khác trong mâm ngũ quả. Vậy nên việc lựa chọn, sắp xếp chuối trên mâm ngũ quả ngày Tết cũng có chút cầu kỳ hơn những loại quả khác.

Không ít người thắc mắc rằng không biết có nên ghép 2 nải chuối để thắp hương ngày Tết hay không vì chuối đóng vai trò rất quan trọng là nâng đỡ những quả khác nhưng không phải khi nào cũng chọn được nải chuối phù hợp.

Ghep 2 nai chuoi de thap huong ngay Tet
 

1. Có nên ghép 2 nải chuối thắp hương ngày Tết?

 
Trên mâm ngũ quả ngày Tết có nhiều loại quả khác nhau và chúng ta thường xem chuối như là phần giá đỡ, ôm những quả còn lại.

Thực tế là việc mua được nải chuối lớn không phải là dễ dàng hoặc tìm được thì giá cũng khá cao, không phải ai cũng sẵn lòng mua. Thế nên khi gia chủ không mua được nải chuối to, họ chọn cách ghép 2 nải lại như là giải pháp hữu hiệu nhất khi không tìm được nải chuối đủ các tiêu chí của mình. 

Nếu khéo léo thì chúng ta vẫn có thể xem việc ghép 2 nải như là cách cứu cánh cho tình huống khó xử này. Tuy nhiên, về khía cạnh tâm linh thì còn có nhiều hạn chế như sau:
  • Nếu có 2 nải chuối được xem là số chẵn, trong khi xếp đồ thờ cúng phải dùng số lẻ. Trong khi đó, số lẻ tượng trưng cho số dương, cho sự phát triển. Còn số chẵn là số âm, số chẵn bị kiêng nhất là 2 và 4. Nếu ghép 3 nải với nhau thì vẫn là số lẻ nhưng việc ghép không dễ dàng, mất thẩm mỹ, lại mất đi ý nghĩa tốt lành. 
  • Việc ghép hai nải chuối lại với nhau trên thực tế cũng không phải việc dễ dàng, thậm chí còn mất đẹp, không thể hiện sự trang trọng, tôn kính. Ví dụ như chỉ được vài hôm hôm hai nải có thể rời nhau hoặc không đủ vững chắc ôm lấy bưởi cam quýt mà rơi ra thì sẽ đại kỵ hơn.
  • Nếu ghép hai nải chuối bằng vật kết nối bằng đinh ghép, dây thép lại càng không tốt vì người ta kiêng kỵ đặt các vật kim loại sắc nhọn lên bàn thờ vì chúng mang sát khí, còn nếu không ghép chắc thì có thể rời ra khi đang thờ cúng. Do đó việc ghép lại với nhau là không nên. 
     

2. Ý nghĩa của nải chuối trên mâm ngũ quả ngày Tết

 
Chuối tượng trưng cho nền tảng tâm linh thờ cúng, cho gia đình, con cháu sum vầy. Bởi vậy, chuối rất quan trọng trong thờ cúng đặc biệt dịp Tết của nhiều gia đình. Vào dịp Tết, các gia đình thường sẽ chọn những nải chuối cong đẹp, đủ to để ôm trọn các loại trái cây khác trên mâm ngũ quả với những ý nghĩa sau:
  • Tượng trưng cho sự sum vầy: Những quả chuối cùng chụm lại trên bàn thờ đại diện cho hình ảnh các thành viên trong gia đình quây quần, đầm ấm.
  • Chuối thể hiện sự may mắn: Nải chuối có hình dáng như bàn tay hứng lấy nắng sương, đọng thành quả ngọt với ý nghĩa may mắn. Vì thế nải chuối mang ý nghĩa thu hút tài lộc may mắn, năng lượng. 
  • Tượng trưng cho sự sung túc: Nải chuối càng nhiều quả tượng trưng cho sự sung túc sum vầy, đủ đầy. 
  • Được che chở, bảo vệ: Quả chuối cong lên ôm lấy quả khác thể hiện sự che chở yêu thương, mong được nâng đỡ từ thần phật gia tiên. 
  • Đại diện cho mệnh Mộc: Trong mâm ngũ quả có nhiều màu sắc khác nhau và chuối mang màu xanh thể hiện mệnh Mộc trong ngũ hành. 

3. Một số câu hỏi liên quan đến chuối thắp hương ngày Tết

 

3.1 Vì sao chọn nải chuối có số quả là số lẻ?

 
Đầu tiên, chúng ta phải cẩn thận đếm số quả chuối trong một nải. Các nải chuối có số quả lẻ sẽ từ 15, 17, 19, 21... sẽ được ưu tiên. Nải càng nhiều quả và số quả là số lẻ càng có giá cao.

Lý do chọn số quả chuối là lẻ vì trong thờ cúng số lẻ là dương, phát triển, may mắn, còn số chẵn là âm là không phát triển. .

Các bà nội trợ cũng hay truyền tai nhau về “tiêu chuẩn” của nải chuối cúng đẹp là nải chuối quả to, dài, xòe trông giống như bàn tay Phật, hàm ý là che chở con cháu, phù hộ độ trì cho gia đình.

3.2 Chọn giống chuối thắp hương là giống gì? 

 
Quan niệm mỗi vùng miền trong việc chọn loại chuối thắp hương không giống nhau:
  • Người miền Trung: Họ không cầu kỳ loại chuối nào, thế nhưng với người Huế thì kiêng chuối tiêu và chỉ thờ chuối ngự, chuối mật, chuối lá, chuối sứ.
  • Người miền Bắc: Họ cực kỳ xem trọng việc chọn chuối, nếu chuối xấu không to thì còn thấy áy náy. Phải có nải chuối đẹp bày trên ban thờ thì mới yên tâm, các thứ quả khác thay đổi theo mùa theo địa phương. Họ chọn chuối tiêu quả to, dài, kiêng chuối dáng ngắn như chuối tây.  
Bởi vai trò quan trọng của chuối trong văn hóa thờ cúng và sự đa dạng của chuối cũng như văn hóa quan niệm vùng miền. Thế nên bạn cần chú ý khi thắp hương chuối cho hợp phong thủy và nhất là hợp với văn hóa gia đình, địa phương.
 

3.3 Nên thắp hương chuối tây hay chuối tiêu?

 
Cau hoi lien quan den nai chuoi thap huong ngay Tet
 
Việc chọn chuối tây hay chuối tiêu còn tùy thuộc vào quan niệm của từng vùng miền nhưng nhìn chung các gia đình thường ưu tiên chọn chuối tiêu vì chuối tiêu thường nải to, kích thước lớn. Những quả chuối sẽ cong lên tạo dáng đẹp mắt, có thể ôm trọn những loại quả khác. Hơn nữa, chuối tiêu quả dài, xòe đều trông giống như bàn tay Phật mang hàm ý che chở, phù hộ con cháu trong gia đình.

Còn nải chuối tây thường có kích thước nhỏ hơn, quả cũng ngắn hơn, không cong lên nên khó để sắp xếp các loại quả khác lên trên. Chuối tây thường chỉ thích hợp để đặt ở ban thờ Phật hoặc ban thờ Thần Tài. 
 

3.4 Nải chuối có quả sinh đôi có thắp hương được không?


Nhiều người cảm thấy nải chuối có quả sinh đôi khá thú vị thế nhưng không được sử dụng trong việc cúng ngày Tết. 2 quả chuối trong 1 nải chuối không nên dính vào nhau vì đây được xem là "bất thường", “dị tật”...

Nải chuối dù tổng thể đẹp nhưng có một quả ở góc khuất bị vô tình có vết sứt do bị dao chém vào cũng không nên thắp hương. 
8 loại quả không nên bày trên mâm ngũ quả ngày Tết Giáp Thìn 2024
Tết Giáp Thìn 2024 thêm phần trọn vẹn khi gia chủ biết 8 loại quả không nên bày trên mâm ngũ quả này!

3.5 Chọn chuối đã chín hay chuối xanh?

 
Khi mua chuối để thắp hương ngày Tết, gia chủ không nên chọn chuối chín, nên lựa những nải chuối tròn cạnh nhưng chưa chín, không xây xát hay bị dập và cũng không nên non quá. 

Khi chọn chuối thắp hương đặc biệt dịp Tết thì mâm ngũ quả trên ban thờ cả 5-6 ngày nên nếu chọn chuối chín dễ làm chuối bị rụng, thối, mềm hoặc có thể làm rơi quả khác xuống, là điềm không tốt trong những ngày Tết, gia chủ nên tránh.

Vậy nên lưu ý khi chọn chuối là chuối phải là chuối già nhưng còn xanh (màu xanh trong), quả chuối căng mẩy, hay còn gọi là béo. Đây là dấu hiệu chuối đã trổ mã, sắp chín, được chăm bón tốt nên đủ chất, ăn sẽ ngon ngọt.

Ngược lại, không nên chọn nải chuối có quả bé, trông còi cọc hoặc màu xanh bạc. Quả bé thể hiện chuối có thể ra không chính vụ, không được chăm sóc tốt nên không những không đẹp mà còn ăn không ngon. Nhiều quả xanh là do cắt khi còn non nên rất khó chín. 

Hơn nữa chuối xanh để kết hợp với màu quả khác tạo ra ngũ hành. Chuối xanh nhưng phải già quả để quả căng mọng, tròn trịa.
 

3.6 Có được dùng nải chuối cong vẹo?

 
Khi mua chuối, gia chủ nên lựa những nải có quả đều nhau, đẹp mắt, quả cong lên như bàn tay. Thế nhưng nhất định tránh nải có quả chuối vẹo, mất cân đối.

Nải chuối cong vẹo mất cân đối vừa xấu về thẩm mỹ vừa không mang nét phong thủy tốt lành, báo hiệu điềm xấu, xô cong, vẹo không may mắn. 
 

3.7 Vì sao nên chọn nải chuối còn râu?


Chọn chuối dâng tổ tiên ngày Tết cần nhất là vẫn còn nguyên râu ria. Những nải chuối đẹp nên còn râu mang ý nghĩa phát tài phát lộc.

Theo đó, buồng chuối chăm đủ dinh dưỡng, bao nilon kỹ râu sẽ có phấn mốc trắng, ria màu đen tuyền. Còn kém dinh dưỡng râu sẽ bị rụng hoặc không có phấn mốc.

3. 8 Vì sao chuối phải có đủ độ cong?


Nên lưu ý chọn nải chuối có các quả cong lên, đặc biệt là trong văn hóa của người miền Bắc, nải chuối tượng trưng cho con cháu sum vầy, đầm ấm. Nải chuối ngửa lên hứng lấy may mắn, tài lộc vừa là để bao bọc và che chở cho mọi người.

Theo những người trồng chuối, hình dạng của chuối liên quan rất nhiều đến độ già của chúng. Thực tế, để đảm bảo cung ứng cho dịp Tết, nhiều vựa chuối sẽ thu hoạch khi quả vẫn còn non (thường có hình dáng thẳng) để hạn chế bị hỏng, nát trong quá trình vận chuyển.

Còn chuối đủ tuổi thu hoạch thường có độ cong nhất định do trong quá trình phát triển chúng có xu hướng vươn lên đón ánh Mặt trời. So với những quả chuối thẳng non, chuối cong khi chín sẽ có hương vị thanh nhẹ, ngọt mát hơn.

4. Lưu ý khi bày mâm ngũ quả 


- Khi thắp hương chuối nên dùng khăn giấy lau sạch, tránh để nước ẩm ở cuống sẽ nhanh bị hỏng thối chuối.

- Dù chọn loại quả nào, gia chủ cũng cần chú ý đến nguyên tắc chung là quả to, nặng đặt ở dưới làm đế, những quả nhỏ hơn chèn lên trên hoặc xen kẽ vào chỗ trống, sao cho đẹp mắt, không rơi rụng.

- Mâm ngũ quả dâng lên bàn thờ ngày Tết đủ màu sắc ngũ hành Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Trong đó, hành Kim là màu trắng, Mộc là màu xanh, Thủy là màu đen, Hỏa là màu đỏ, Thổ là màu vàng. Ngũ quả còn tượng trưng cho ngũ phúc (5 điều mong muốn của con người) gồm phú - quý - thọ - khang - ninh.
 
- Chọn chuối tùy thuộc văn hóa vùng miền: Chọn chuối thắp hương không chỉ chọn nải đẹp quả to mà còn phải hợp phong thủy và quan niệm dân gian vùng miền.
  • Người miền Bắc bài trí mâm ngũ quả bằng chuối xanh, bưởi (hoặc phật thủ), đào, hồng và cam hoặc quýt. Họ thường bày mâm ngũ quả kiểu đặt nải chuối xanh ở dưới cùng để đỡ lấy toàn bộ các loại quả còn lại, chính giữa đặt bưởi, phật thủ hoặc là mãng cầu. Các loại quả khác nhau đào, hồng, quýt, táo thì đặt ở xung quanh, ở chỗ trống thì có thể xen kẽ ớt, quất.
  • Người miền Trung bài trí mâm ngũ quả đơn giản, không câu nệ hình thức, có gì cúng nấy, miễn thành tâm là được vì đặc điểm vùng này thường gặp phải thiên tai, bão lũ, hạn hán quanh năm nên đất đai cũng không được màu mỡ, ít cây trái. Các loại trái cây thường thấy: Thanh long, chuối, dưa hấu, mãng cầu, dứa, sung, cam, quýt.
  • Người miền Nam có mâm ngũ quả được bày theo mong muốn “Cầu sung vừa đủ xài” ước mong năm mới đủ đầy, sung túc, tương ứng với 5 loại quả: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Cách trang trí thông dụng nhất là đặt đu đủ, dừa, xoài lên mâm trước do có hình dáng to và khá nặng để đỡ các loại trái khác rồi sau đó mới lần lượt bày những loại quả còn lại lên.
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục:
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X