Thứ Tư, 11/01/2017 13:49 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) - Từ xưa đến nay, dọn bàn thờ ngày Tết đã là phong tục quen thuộc trong mỗi gia đình. Nó thể hiện tấm lòng thành kính của gia chủ với chư vị thần phật cũng như thể hiện sự kết nối với tổ tiên.
1. Dọn bàn thờ ngày Tết, phong tục đẹp và linh thiêng
Từ xưa đến nay, dọn bàn thờ ngày Tết đã là phong tục quen thuộc trong mỗi gia đình. Nó thể hiện tấm lòng thành kính của gia chủ với chư vị thần phật cũng như thể hiện sự kết nối với tổ tiên. Tuy nhiên để việc dọn và bày biện bàn thờ được đúng cách và mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ, bạn cũng nên chú ý một số vấn đề về cách thức tiến hành, thời điểm tiến hành…
2. Thời điểm tiến hành dọn bàn thờ ngày Tết
Dọn bàn thờ còn được gọi là bao sái, tuy không còn là phong tục xa lạ, nhưng tùy địa phương và gia đình mà thời điểm tiến hành có khác nhau. Đa số gia đình chọn khoảng thời điểm từ ngày 23 tháng Chạp cho đến trước 30 Tết Nguyên đán. Theo đó, dân gian quan niệm đây là khoảng thời gian Táo quân vắng mặt, việc xê dịch đồ thờ sẽ không bị mạo phạm. Ngoài ra, khi Táo quân trở lại thì bàn thờ đã được sạch sẽ đển đón các ngài.
Một số gia đình thì quan niệm việc dọn ban thờ có thể tiến hành bất kỳ thời điểm nào miễn là khi thấy bàn thờ không còn được sạch sẽ, thanh tịnh. Tuy nhiên với dịp Tết thì còn có thể dọn bàn thờ từ 20 tháng Chạp. Bàn thờ sạch sẽ, đồ lễ ngay ngắn đầy đủ, thể hiện lòng thành kính và sự kết nối linh thiêng với tổ tiên, các cụ sẽ vui lòng phù trì cho con cháu bình an, may mắn, phát tài phát lộc. Đồng thời cũng theo quan niệm dân gian, việc dọn bàn thờ ngày Tết cho sạch sẽ, tránh đồ lễ lộn xộn cũng là cách để tránh lộc của gia chủ bị rơi vãi.
3. Cách thức tiến hành dọn bàn thờ ngày Tết
- Chuẩn bị: chổi quét bàn thờ, khăn lau chuyên dụng mềm để tránh xước đồ thờ, nước sạch, nước thơm, có thể dùng nước ấm hoặc rượu trắng ngâm gừng.
- Khấn trước khi lau dọn bàn thờ ngày Tết
Trước tiên nên thắp hương, chắp tay trước ban thờ và khấn: “Tín chủ con tên là… Vì ban thờ bị bụi, nên con xin được thành tâm sám hối và kính cáo chư vị (thần linh, hộ pháp, gia tiên…) cho phép con được bao sái để bàn thờ được trang nghiêm thanh tịnh. Kính mong chư vị chứng minh và gia hộ!”. Việc khấn này mục đích là để thần phật tổ tiên chứng minh và tạm thời lánh sang một bên để gia chủ thực hiện công việc lau dọn.
- Tiến hành lau dọn: Sau khi khấn xong đợi hết hương thì hạ bát hương, bài vị và đồ thờ cúng khác xuống nơi sạch sẽ đã chuẩn bị trước đó. Tiến hành lau dọn, rửa, chỉnh trang bàn thờ, bát hương nhẹ nhàng, cẩn thận và tỉ mỉ. Thứ tự lau dọn là từ trên cao xuống; lau bài vị của thần phật trước rồi thay nước và lau bài vị tổ tiên để tránh mạo phạm. Khi việc lau dọn được xong xuôi thì đặt bài vị, tượng… vào vị trí cũ.
Lưu ý: Nếu gia đình có tang ma thì không nên tiến hành dọn bàn thờ ngày Tết. Bởi dân gian quan niệm việc này để tránh khói bụi bay vào mắt người đã khuất.
Ngoài ra, bạn nên nhớ những đồ vật không liên quan đến việc thờ cúng ví dụ như vật phẩm phong thủy thì không nên đặt lên bàn thờ.
Lichngaytot
Tết Đinh Dậu tặng nhau tiền in hình con gà rước lấy phúc lộc thọNăm 2017 là năm Đinh Dậu với con gà là linh vật. Nhiều quốc gia đã phát hành loạt tiền in hình con gà để làm quà tặng, quà mừng ý nghĩa nhân dịp đầu năm.