(Lichngaytot.com) Đây là 4 trong số rất nhiều ngôi chùa mà người dân Việt thường lui tới trong ngày Lễ Vu Lan để cầu bình an, may mắn, sức khỏe cho cả gia đình.
Ngày lễ Vu Lan rơi đúng vào ngày rằm tháng 7 đông đảo người dân Việt cùng tìm về những chốn linh thiêng thắp nhang cầu xin sức khỏe, cầu siêu… mong một tháng bình yên và có được sự may mắn.
Nếu muốn đi chùa ngày lễ Vu Lan, bạn nên tham khảo những ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng này.
Chùa Bái Đính
Không chỉ Lễ vu lan mà trong cả những ngày lễ quan trọng, chùa Bái Đính là nơi du khách thập phương đổ về. Chùa Bái Đính là một quần thể chùa chiền nằm trên núi Bái Đính ở xã Gia Sinh, huyện Gia Viên, cách cố đô Hoa Lư 5km về phía Tây Bắc, cách thành phố Ninh Bình 12km.
Đặt chân đến Bái Đính, ta có thể chiêm ngưỡng ngay trước mắt Tam Quan cao gần 17 mét. Đây chính là ranh giới giữa cõi thiêng và cõi tục. Chỉ cần bước chân qua Tam Quan, người ta có thể hòa mình vào không gian tâm linh thanh tịnh. Tiếp đó là chuông đồng nặng 36 tấn, được treo trên tháp cao với tiếng ngân vang vọng, lan tỏa khắp nơi, xua tan mọi nỗi thống khổ, cảnh tỉnh chúng sinh.
Đặt chân đến Bái Đính, ta có thể chiêm ngưỡng ngay trước mắt Tam Quan cao gần 17 mét. Đây chính là ranh giới giữa cõi thiêng và cõi tục. Chỉ cần bước chân qua Tam Quan, người ta có thể hòa mình vào không gian tâm linh thanh tịnh. Tiếp đó là chuông đồng nặng 36 tấn, được treo trên tháp cao với tiếng ngân vang vọng, lan tỏa khắp nơi, xua tan mọi nỗi thống khổ, cảnh tỉnh chúng sinh.
Ở lại nơi đây, ta sẽ thấy tâm hồn thật thư thái, cảm giác được che chở khi bước qua hành lang chùa với 500 vị La Hán nét uy nghi được chạm khắc tinh tế, tài tình cùng cảnh quan hùng vĩ, núi gối đầu sông, mây vờn đỉnh núi. Các pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, Phật Thích Ca Mầu Ni bằng đồng lớn nhất Việt Nam càng mang lại không gian tâm linh thanh tịnh bao trùm khiến mỗi khi bước chân đến đây, người người thư thái, lòng sáng, tâm tịnh, hướng đến Chân - Thiện - Mỹ.
Chùa Trấn Quốc
Lên chùa là một trong những việc cần làm trong Lễ Vu Lan báo hiếu và người dân Hà Nội thường có thói quen tới Chùa Trấn Quốc toạ lạc trên hòn đảo duy nhất của hồ Tây, Hà Nội. Xung quanh được bao bọc bởi sông nước đem lại cảnh quan phong thủy hữu tình cho ngôi chùa, cảm giác thư thái, trong lành cho những người dân ghé thăm. Với lịch sử hơn 1.500 năm tuổi, Trấn Quốc được coi là ngôi chùa lâu đời bậc nhất tại kinh thành Thăng Long vào thời thời Lý và thời Trần. Sau nhiều lần đổi tên, tên chùa Trấn Quốc hiện nay được mọi người quen gọi từ đời vua Lê Hy Tông.
Nơi đây còn lưu giữ nhiều pho tượng Phật, Bồ tát có gia trị nghệ thuật. Đáng nói nhất là tượng Thích Ca nhập Niết bàn đẹp nhất ở Việt Nam. Kiến trúc chùa uy nghiêm, cổ kính với cảnh quan bình yên, thanh nhã bên cạnh hồ nước mênh mông.
Vào ngày Lễ Vu Lan, mọi người thường đến đây để cầu bình an, may mắn, sức khỏe cho cả gia đình. Khi dâng lễ tại chùa, du khách có thể đặt lễ mặn ở ban Đức Ông trước, còn tại tam Bảo thì lễ chay như hoa quả, trầu cau, đèn, nến, bánh kẹo…
Chùa Phúc Khánh
Chùa Phúc Khánh hay còn được biết đến với tên gọi Chùa Sở ở vị trí ngã tư Sở, quận Đống Đa, Hà Nội. Ngôi chùa linh thiêng là một ngôi chùa nhỏ nhưng luôn thu hút lượng lớn mọi người tới chiêm bái, lễ Phật cầu may, dâng sao giải hạn, cầu siêu cho những linh hồn đã khuất.
Chùa Phúc Khánh gồm công trình kiến trúc thờ Phật kiểu truyền thống và cũng giống như các ngôi chùa ở Bắc Bộ, chùa Phúc Khánh có thêm ban thờ Mẫu.
Chùa Phúc Khánh vốn dĩ ban đầu chỉ là một ngôi chùa làng, thuộc làng Sở. Trước đây chùa cũng chỉ là nơi lễ Phật của người dân làng Sở. Chùa chỉ thu hút được nhiều người từ khắp các địa phương tìm đến trong khoảng hơn chục năm trở lại đây. Đặc biệt là từ khi Thượng tọa Thích Thanh Quyết - một bậc cao tăng nổi tiếng của Phật giáo Việt Nam về đây trụ trì.
Chùa Ba Vàng
Chùa Ba Vàng toạ lạc trên lưng chừng núi Thành Đẳng, ở độ cao 340m so với mặt nước biển. Chùa nằm trên một vị trí rất đẹp ở phía Tây thành phố Uông Bí, phía trước là sông, phía sau tựa lưng vào núi, hai bên là rừng thông xanh ngát.
Trong chùa còn có một giếng cổ nước không bao giờ cạn. Tương truyền, ai mà uống được nước lấy từ giếng sẽ khỏe mạnh và khỏi bách bệnh. Bởi vậy, nhiều Phật tử, du khách thập phương tới đây đều muốn được uống nước lấy từ giếng lên.
Chùa Ba Vàng là nơi để tu tập cho những người đến để học Phật, hiểu Phật và tu Phật. Vào ngày Lễ Vu Lan, chùa Ba Vàng tổ chức nhiều chương trình với nội dung khác nhau, bao gồm cả văn hóa nghệ thuật, mang đến cho phật tử sự thanh thản và êm ái trong tâm hồn.
Kathy (Tổng hợp)
Kathy (Tổng hợp)