Đã từ lâu mặt nạ giấy bồi, đèn Trung thu hình ngôi sao là những món đồ không thể thiếu đối với trẻ em trong dịp Tết trung thu ngày trước. Ngày nay, tuy nhiều loại đồ chơi hiện đại xuất hiện nhưng những món đồ chơi này vẫn có một ý nghĩa đặc biệt với trẻ nhỏ.
1. Ý nghĩa các loại đèn lồng Trung Thu
Lồng đèn ông sao
Đây là loại lồng đèn phổ biến nhất đối với người Việt Nam trong dịp rằm tháng Tám. Không khó để bắt gặp những chiếc lồng đèn đủ sắc màu với hình dáng ngôi sao năm cánh được bao bởi một vòng tròn được bày bán ở hầu hết các cửa hàng. Ý nghĩa đèn Trung thu đèn ông sao này có cách tạo khá đơn giản, ban đầu được làm từ loại giấy nilon ngũ sắc và về sau này thì các nghệ nhân còn trang trí thêm các hoạt tiết, dây kim tuyến đủ màu trông bắt mắt và hợp thời đại hơn.
Đèn cá chép
Ý nghĩa đèn Trung thu này là biểu trưng cho sự cố gắng không ngừng và vươn lên vượt khó trong mọi hoàn cảnh.
Lồng đèn kéo quân
Lồng đèn tròn
Với hình dáng tròn và lấp lánh bởi ánh nến phát ra từ bên trong, người ta cho rằng đây là biểu tượng cho mặt trăng vào ngày rằm tháng Tám, vừa tròn lại vừa sáng rực. Hiểu rộng ra thì đây còn thể hiện cho sự tôn vinh nét đẹp nhẹ nhàng của thiên nhiên (ánh trăng) cùng ước nguyện cảm tạ trời đất cho một mùa màng bội thu.
2. Cách làm đèn Trung Thu
Tre làm lồng đèn phải là tre già ngâm với nước muối nhiều ngày để chống mối mọt, sau đó phơi khô, chuốt nan tùy theo kích cỡ của từng loại đèn. Giấy dán lồng đèn có nhiều màu, khi căng ra dán người thợ cần phải khéo léo để giấy thẳng góc và không bị rách.
Làm lồng đèn là một nét đẹp văn hóa có từ lâu đời. Nét đẹp đó chỉ có thể duy trì nếu mỗi thế hệ biết giữ gìn, trân trọng. Đó là truyền thống kết tinh từ tình yêu, sức sáng tạo, từ đó nuôi dưỡng lòng tự hào, hướng thiện trong mỗi con người.
Đặc biệt là trước đây, nhiều gia đình thường tự làm những chiếc đèn Trung thu cho con cái, điều này mang lại những kỷ niệm vô cùng đẹp đẽ với con trẻ.
- 10 thanh tre đã vót dẹp dài bằng nhau khoảng 50cm/thanh.
- 5 thanh tre dẹp dài khoảng 8cm/thanh để chống tạo độ dày.
- Dây kẽm: cắt thành khúc vừa đủ làm dài khoảng 8cm.
- 1 Khúc kẽm dài khoảng 10cm quấn xung quanh cây đũa thành lò xo để cắm nến.
- Giấy bóng màu, hoặc giấy gói quà tùy ý thích.
- Hồ dán, kềm, kéo, súng bắn keo silicon.
- Bước 1: Đầu tiên, xếp 10 thanh tre lại với nhau để tạo thành 2 ngôi sao. Dùng dây chun buộc cố định các đỉnh của cánh ngôi sao.
- Bước 2: Dùng 5 thanh tre ngắn dựng giữa các điểm giao nhau của hai ông sao với nhau tạo thành khung sao 3D.
- Bước 3: Quết keo dán lên bề mặt các thanh tre, chú ý phải quết đều để giấy bóng màu dính chặt vào thanh.
- Bước 4: Dùng giấy màu trong suốt dán lên trên bề mặt thanh tre, chỗ vừa được quết hồ trước đó.
- Bước 5: Lồng cán cầm vào ngôi sao, chú ý giữ cân trước khi buộc và dùng dây kẽm (hoặc thép) uốn thành vòng tròn buộc cố định vào 5 đỉnh của ngôi sao là đã hoàn thành có trong tay chiếc đèn ông sao xinh xắn.
Việc mua lồng đèn có sẵn sẽ khiến trẻ cảm thấy chúng quá dễ có được, thậm chí trẻ sẽ không biết quý trọng những gì mình đang có, lại còn muốn đòi mua liên tục ba bốn cái khác nhau. Tuy nhiên lồng đèn do tự tay trẻ làm ra sẽ được trẻ giữ rất kỹ. Bởi lẽ trẻ cảm nhận được tình yêu, sự tâm huyết của mọi người dành cho trẻ. Thậm chí qua khỏi mùa Trung thu, trẻ vẫn giữ chiếc lồng đèn để tiếp tục thắp sáng trong những đêm thường.
Kate Nguyễn