Đông đảo người tới thăm Chùa Tam Chúc bất kể những nghi ngại

Thứ Sáu, 01/03/2019 19:28 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Dù chưa xây xong nhưng đông đảo người dân đến thăm Chùa Tam Chúc với nhiều cái nhất và hứa hẹn là ngôi chùa lớn nhất thế giới đã tốn gần 11.000 tỷ đồng.

Tìm hiểu về Chùa Tam Chúc


Dư luận đang xôn xao trước ngôi chùa Tam Chúc được cho là lớn nhất thế giới, xây dựng tại Khu du lịch Quốc gia Tam Chúc (thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam). 

Từ các hiện vật khảo cổ, các nhà khoa học cho biết ban đầu có thể kết luận chùa Tam Chúc đã có niên đại trên 1.000 năm. Trải qua rất nhiều năm tháng, giờ chỉ còn lại những di tích cột gỗ, cột đá, xà đá còn vùi lấp ở nền móng cũ, trong đó có những cột gỗ có đường kính trên 1m, những xà đá, cột đá.
 
Đến nay, dù ngôi chùa lớn nhất thế giới tại Hà Nam này đang được xây dựng và chưa hoàn thiện nhưng vẫn là điểm đến của nhiều du khách dịp đầu xuân. Theo thống kê từ ngày mùng 1 đến mùng 7 Tết, chùa Tam Chúc đã đón trên 10 vạn lượt khách. Hứa hẹn đây sẽ là điểm nhấn và được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh Hà Nam.
 
 
Đến thăm Chùa Tam Chúc để tìm hiểu về những “cái nhất”:

- Chùa  ví như “Vịnh Hạ Long” trên cạn với cảnh thiên nhiên hoang sơ kỳ vĩ được khi ba mặt được bao bọc bởi dãy núi Thất Tinh, dưới lòng hồ là 6 quả núi nhô lên in hình bóng nước. Tham khảo: Những cái NHẤT ở chùa Tam Chúc Hà Nam – Ngôi chùa lớn nhất thế giới tại Việt Nam

- Dự án khi hoàn thành sẽ là ngôi chùa lớn nhất thế giới đã tốn gần 11.000 tỷ đồng, được xây dựng với tổng diện tích lên đến 5.100 ha, diện tích vùng lõi là 4.000 ha.
 
- Chùa sở hữu nhiều báu vật như toàn bộ tường được ráp bằng 12.000 bức tranh đá nham thạch miêu tả các sự tích của Đức Phật.

- Khuôn viên của ngôi chùa thiết lập một vườn cột kinh khổng lồ với 1.000 cột đá, mỗi cột cao 12 m, nặng 200 tấn.

- Có 3 bức tượng phật tổ được đúc bằng đồng đen, mỗi bức nặng hơn 200 tấn. Nhưng đừng vì thế mà Xoa tiền lên tượng khi đi lễ chùa cầu may mắn đấy nhé.
 
- Chùa sở hữu thiên thạch mặt trăng  từ không gian vũ trụ rơi xuống sa mạc Sahara từ hàng nghìn năm trước có trọng lượng 5,5 kg được đặt tên là “The Moon Puzzle” trị giá trên 600.000 USD tương đương 14 tỷ đồng.  
  
Điện Quan Âm với pho tượng đồng nguyên khối nặng 100 tấn

Chùa Tam Chúc thu hút hàng vạn du khách

 
Về phong tục tập quán, báo chí đưa tin rầm rộ đúng dịp du Xuân và dù chưa được hoàn thành nhưng tiếng tăm của ngôi chùa đã vang xa. Dù trong quá trình xây dựng đã thu hút hàng vạn du khách ghé thăm trong thời gian ngắn.
 
Đa số họ đến thăm Chùa Tam Chúc chủ yếu để tham quan vãn cảnh và để thỏa chí tò mò về quy mô lớn của chùa cũng như những báu vật mà hiện có tại ngôi chùa này. 
 
Điều khiến các du khách rất bất ngờ, là dù Khu du lịch Tam Chúc - Ba Sao được giao với tổng diện tích lên đến 5.100 ha, diện tích vùng lõi là 4.000 ha nhưng diện tích xây dựng chùa chỉ chiếm phần nhỏ. Tham khảo: Không cầu tài lộc vậy đi lễ chùa đầu năm để làm gì?
 
 

Nhiều ý kiến trái chiều về việc xây dựng chùa Tam Chúc



Lượng du khách đến đông cũng đồng nghĩa với việc mang lại những khoản thu đầu tiên nhưng không hề nhỏ khi bất cứ du khách nào đến chùa đều phải sử dụng dịch vụ xe điện với giá vé 60.000 đồng/ khứ hồi nếu không muốn đi bộ 3km từ bãi gửi xe vào khu tâm linh.

Số tiền thu được từ công đức tại 3 điện thuộc khu tâm linh không hề nhỏ khi người công đức thấp nhất 50.000 đồng nhưng nhiều nhất lên đến 2 tỷ đồng.
 
Và nhiều người cho rằng số tiền này vào túi của một số người và họ đang thu lợi dựa vào sự tín ngưỡng của người dân. Nhiều ý kiến đặt nghi vấn, việc xây dựng chùa Tam Chúc nhằm để hút khách đến các khu dịch vụ này - nơi mang lại nhiều nguồn thu cho doanh nghiệp chứ không phải người dân Hà Nam.

Thậm chí, có người mơ ước được dùng số tiền đó cho những việc thiết thực hơn. Có người bày tỏ: "Việt Nam mình có thêm 5 cái trường Đại Học, mỗi trường rộng 100 ha? Có thêm 10 cái Bệnh Viện, mỗi cái rộng 50 ha? Ước mong mỗi con đường ở Việt Nam rộng thêm 20 m bề rộng?... hoặc dành lại một phần nhỏ để phục chế tu tạo lại Hoàng Thành Thăng Long, và Cung Đình Huế.

Một chuyên gia cho rằng ý tưởng cứ đỉnh núi cao giống đầu rồng đầu voi đầu hổ là cho xây chùa, dựng tháp là không ổn vì nó không khác những cái cọc đinh trụ sắt đóng vào đầu! Phạm vào Tuyệt Mệnh! Không những chủ nhân của những ý tưởng ấy gánh nghiệp nhiều người đã chết, nhiều người bạo bệnh, mặt mũi chân tay chẳng giống ai, mà tương lai vận nước liệu có giống nước Chăm Pa khi nhiều đời Vua kể cả Chế Mân cho xây hàng loạt tháp chàm trên những đỉnh núi cao.
 
Nhưng bên cạnh đó, có một số bộ phận người dân lại bày tỏ sự ngưỡng mộ qui mô quá hoành tráng và chúc mừng Hà Nam và nhà đầu tư đã làm một công trình kiệt tác như vậy để phật tử viễn cảnh và thưởng ngoạn.

Kathy (Tổng hợp)