(Lichngaytot.com) Cùng khám phá những lý do đặc biệt và cũng khá hợp lý ở những đất nước được lấy nhiều chồng nhiều vợ. Có thể bạn sẽ bất ngờ rằng có những nơi lấy nhiều vợ chỉ là để có người đi lấy nước cho gia đình.
Có thể bạn đã quá quen thuộc với chế độ 1 vợ - 1 chồng trong mỗi gia đình nên bạn sẽ khó chấp nhận chế độ đa thê của những đất nước được lấy nhiều chồng nhiều vợ nhưng đừng vì thế mà không muốn khám phá đâu là nguyên nhân gốc rễ cho những tập tục này. Bạn sẽ phát hiện ra khá nhiều điều lý thú đấy.
Ở Bhutan
Ở Bhutan từng là đất nước được lấy nhiều chồng nhiều vợ nhưng hiện nay không còn phổ biến. Trên thực tế, vị vua thứ 4, trị vì từ năm 1972 đến năm 2006, có 4 người vợ. Xem thêm: Bhutan - Đất nước Phật giáo khiến bạn quên cả lối về
Đó cũng là nguyên nhân đàn ông được phép lấy nhiều vợ vì vua cũng như dân thế. Nhưng với điều kiện phải được sự đồng ý của bà cả. Và việc này thì hiện tại rất hiếm! Thái hoàng cũng đã tuyên bố với dân của vua con, tức vua hiện tại đời thứ 5 chỉ được lấy 1 vợ, trong tương lai đàn ông Bhutan cũng chỉ 1 vợ như các nước khác.
Phụ nữ ở Đất nước hạnh phúc được nhà nước bảo vệ rất cao, nơi đây theo chế độ mẫu hệ, trai lớn lên lấy vợ sẽ đi ở rể. Chuyện phụ nữ Bhutan được lấy 2 chồng là ở 1 số vùng nông thôn, nếu gia đình có 2 con trai, và gia đình đó nghèo mà người con trai lớn lấy được vợ khá giả thì cha mẹ thường gả luôn cả cậu em trai theo anh, lấy chung vợ, và thường nhà gái cũng vì việc sẽ có thêm nhân công lao động nên chấp nhận việc cho con gái lấy 2 chồng.
Tại vùng Paro, gia đình nhà gái vì không muốn phân chia gia tài nên nhà nào có 2, 3 cô con gái cũng thường ép con gái lấy chung chồng để hưởng lợi ích nếu chị em lấy chung chồng, như chị đẻ thì em chăm và em đẻ chị chăm.
Theo phong tục ở Bhutan chỉ cần yêu nhau là về ở với nhau rồi sinh con đẻ cái, rất ít cặp đăng kí kết hôn. Ở với nhau thì gọi là vợ chồng thế nên chia tay cũng gọi là ly dị!
Khi chia tay, nếu lỗi thuộc về đàn bà thì không bắt phải trả tiền cho đàn ông để được ly dị, trừ khi 1 số đàn bà giàu có và thấy tội nghiệp chồng cũ thì sẽ cho chồng cũ ít tiền để đi ra khỏi nhà! Còn đa số là đàn ông dù không có lỗi vẫn phải đền tiền cho phụ nữ khi ly dị! Và đương nhiên nếu lí do ly dị là lỗi của đàn ông thì người đàn bà sẽ được phép ra giá là chồng cũ phải đền bao nhiêu tiền cho mình.
Họ không cần ra tòa, chỉ cần viết 1 tờ giấy trong đó có ghi rõ chia tay, ai nuôi con (nếu có con), chồng đền cho vợ bao nhiêu tiền... Và mỗi bên vợ, chồng có 1 người làm chứng kí vào, cùng chữ kí của 2 vợ chồng thế là xong vụ ly hôn.
Khi chia tay, nếu lỗi thuộc về đàn bà thì không bắt phải trả tiền cho đàn ông để được ly dị, trừ khi 1 số đàn bà giàu có và thấy tội nghiệp chồng cũ thì sẽ cho chồng cũ ít tiền để đi ra khỏi nhà! Còn đa số là đàn ông dù không có lỗi vẫn phải đền tiền cho phụ nữ khi ly dị! Và đương nhiên nếu lí do ly dị là lỗi của đàn ông thì người đàn bà sẽ được phép ra giá là chồng cũ phải đền bao nhiêu tiền cho mình.
Họ không cần ra tòa, chỉ cần viết 1 tờ giấy trong đó có ghi rõ chia tay, ai nuôi con (nếu có con), chồng đền cho vợ bao nhiêu tiền... Và mỗi bên vợ, chồng có 1 người làm chứng kí vào, cùng chữ kí của 2 vợ chồng thế là xong vụ ly hôn.
Ở Latvia
Latvia được mệnh danh là quốc gia hiếm đàn ông nhất thế giới. Sự thiếu hụt này khiến phụ nữ nơi đây xinh đẹp với trình độ tri thức cao nhưng vẫn độc thân. Theo cục thống kê trung ương Lavita, tỷ lệ chênh lệch giữa nam và nữa nước này là 8%. Đây là tỷ lệ đứng đầu thế giới.
Tỷ lệ nam nữ chênh lệch nên họ không có nhiều lựa chọn và buộc phải hạ thấp tiêu chuẩn chọn bạn đời. Với họ chỉ cần tìm được một người đàn ông bình thường là đủ mãn nguyện.
Tỷ lệ nam nữ chênh lệch nên họ không có nhiều lựa chọn và buộc phải hạ thấp tiêu chuẩn chọn bạn đời. Với họ chỉ cần tìm được một người đàn ông bình thường là đủ mãn nguyện.
Đến mức, vào năm 2007, chính quyền Latvia thậm chí phải thông qua luật hôn nhân mới, cho phép một người đàn ông Latvia có thể cưới 10 vợ.
Sau khi đạo luật này được thông qua, đã gây xôn xao dư luận thế giới suốt một thời gian.
Nguyên nhân chính là do Thế chiến II. Trong thời điểm này, đàn ông buộc phải ra chiến trường, hoàn thành nghĩa vụ quân sự, đàn bà được ở nhà. Trên chiến trường khốc liệt, không mấy ai đi mà còn cơ hội trở về.
Nguyên nhân chính là do Thế chiến II. Trong thời điểm này, đàn ông buộc phải ra chiến trường, hoàn thành nghĩa vụ quân sự, đàn bà được ở nhà. Trên chiến trường khốc liệt, không mấy ai đi mà còn cơ hội trở về.
Đặc biệt, khi chiến tranh bùng nổ diện rộng, số lượng những người đàn ông Latvia chết trận cũng tăng nhanh theo cấp số nhân, giảm cực mạnh.
Ở Malang, Ấn Độ
Người dân nơi đây sống nương vào những trang trại nhỏ nằm chênh vênh trên sườn núi ở độ cao 3.350 mét. Việc phân chia đất canh tác cho những người con trai khiến mỗi người chỉ có một khoảnh đất nhỏ, không đủ nuôi sống gia đình. Mùa đông khắc nghiệt ở vùng núi có thể lập tức giết chết mùa màng. Ranh giới giữa chết đói và sống sót là cực kỳ mong manh.
Trong khi diện tích đất canh tác vô cùng khan hiếm, nếu chia đất cho các anh em trai thì mỗi người chỉ được một khoảnh rất nhỏ. Ngoài ra, mùa đông khắc nghiệt khiến cho công việc đồng áng trở nên rất khó khăn, cần sự hợp sức của nhiều người. Đó là lý do ra đời chế độ đa phu, tức một người phụ nữ lấy nhiều chồng, và những người này thường là các anh em ruột của nhau.
Việc này còn có mục đích như một biện pháp tránh thai, kiểm soát số con sinh ra, để phù hợp với điều kiện hạn chế của các các tài nguyên thiên nhiên ở đây. Vì nếu một người đàn ông có nhiều vợ, số con cái của anh ta chắc chắn sẽ nhiều hơn so với việc một người phụ nữ có nhiều chồng. Bên cạnh đó, việc nhiều anh em ruột lấy một người phụ nữ còn có mục đích bảo vệ tài sản gia đình gồm đất đai và gia súc không rơi vào tay người ngoài.
Chế độ đa phu đã tồn tại ở nơi đây suốt nhiều thế kỷ nhưng cũng nhanh chóng lụi tàn. Đó là điều đáng kinh ngạc bởi Ấn Độ là đất nước mà mọi sự thay đổi xã hội thường diễn ra chậm chạp, đối lập với tốc độ tăng trưởng kinh tế, tiến bộ công nghệ và toàn cầu hóa nhanh chóng.
Ở Nigieria
Nigieria cũng thuộc danh sách đất nước được lấy nhiều chồng nhiều vợ với phong tục cưới hỏi đặc biệt. Nơi đây, đất đai, nhà cửa đều không phải tài sản đáng giá. Hơn nữa, họ cũng không có ngân hàng để cất trữ tiền bạc.
Đối với những bộ tộc này, tài sản đáng giá nhất là các cô vợ. Đó là lý do họ lấy nhiều vợ để thể hiện rằng mình giàu có, không những thế nơi đây trước đây có tục lệ khi chồng chết đi, các cô vợ sẽ phải bị chôn cùng.
Đối với những bộ tộc này, tài sản đáng giá nhất là các cô vợ. Đó là lý do họ lấy nhiều vợ để thể hiện rằng mình giàu có, không những thế nơi đây trước đây có tục lệ khi chồng chết đi, các cô vợ sẽ phải bị chôn cùng.
Một người được coi là giàu có khi phải có ít nhất 10 cô vợ. Những người đàn ông ở lứa tuổi 40, 50 có thể có 20-30 cô vợ. Thậm chí con số 50 cô vợ cũng không phải điều gì lạ cho lắm.
Vì coi vợ là tài sản nên để cưới một cô dâu về làm vợ, chú rể phải bỏ ra ít nhất 700 USD (gần 15 triệu). Số tiền này chú rể phải trả cho nhà gái. Cô dâu cũng có thể được chia một phần. Điều kỳ lạ là các cô gái ở đây rất thích lấy những ông chồng đã có nhiều vợ. Với họ, đây là niềm vinh hạnh to lớn.
Khi gia đình cô dâu đã nhận lễ vật, thì cô gái sẽ biến thành trâu ngựa cho gia đình chú rể. Họ sẽ phải làm việc, phục dịch cho nhà chú rể. Nếu cô dâu không nghe lời, bị trả lại cho bố mẹ đẻ, thì phải hoàn tiền lễ vật cho bên chồng.
Khi gia đình cô dâu đã nhận lễ vật, thì cô gái sẽ biến thành trâu ngựa cho gia đình chú rể. Họ sẽ phải làm việc, phục dịch cho nhà chú rể. Nếu cô dâu không nghe lời, bị trả lại cho bố mẹ đẻ, thì phải hoàn tiền lễ vật cho bên chồng.
Đàn bà, ngoài việc chăm chỉ làm lụng, kiếm sống, họ còn phải làm mọi cách để chồng hài lòng. Họ tự nguyện làm nô lệ cho chồng.
Ngay cả chuyện quan hệ tình dục, họ cũng là nô lệ thực sự. Khi phục vụ chuyện ấy cho chồng, họ cũng không được phép tỏ ra sung sướng. Nếu tỏ ra sung sướng trong khi ân ái, họ sẽ bị ông chồng ruồng rẫy vì… hư thân mất nết.
Còn những người đàn ông có trên 100 vợ, khi chết đi, họ còn được con cháu nhiều đời sau nhớ đến và trong các câu chuyện dạy dỗ thế hệ sau, họ là tấm gương để học tập.
Tù trưởng Alaibuka có tới 400 bà vợ, song kỷ lục nhiều vợ nhất thuộc về một tù trưởng thời cổ ở Nigieria - ông Abomey Benin với hơn 4.000 cô vợ. Trước khi lâm chung, ông ta đã chọn lựa 41 người vợ trẻ đẹp nhất để mai táng theo mình.
Ở Denganmal
Đối với dân làng Denganmal ở phía Tây Ấn Độ, nguồn nước uống duy nhất chỉ tồn tại ở 2 cái giếng dưới chân một ngọn núi đá gần đó. Vì vậy, việc đi bộ tới đó dưới cái nóng oi ả và chờ đợi để tới lượt lấy nước có thể mất hàng tiếng đồng hồ. Tham khảo: Phong tục kỳ lạ về chuyện cưới xin trên thế giới
Đối với ông Sakharam Bhagat và rất nhiều người hàng xóm khác ở ngôi làng cách xa Mumbai hơn 136km, giải pháp chính là "vợ nước". Ông Bhagat, 66 tuổi, hiện có 3 vợ và 2 trong số các bà vợ này được ông cưới về chỉ để đảm bảo gia đình ông có đủ nước để uống và nấu ăn.
Hầu hết cư dân trong làng là lao động nông trại và gần như chỉ kiếm được thu nhập tối thiểu. Cư dân địa phương nói, cưới vợ vì nước đã trở thành thông lệ ở đây suốt nhiều năm qua. Các bà vợ của Bhagat sống cùng nhà với ông, nhưng có các phòng và bếp riêng rẽ.
Hầu hết cư dân trong làng là lao động nông trại và gần như chỉ kiếm được thu nhập tối thiểu. Cư dân địa phương nói, cưới vợ vì nước đã trở thành thông lệ ở đây suốt nhiều năm qua. Các bà vợ của Bhagat sống cùng nhà với ông, nhưng có các phòng và bếp riêng rẽ.
Hai trong số họ được giao nhiệm vụ đi lấy nước về cho gia đình, trong khi người còn lại đảm nhiệm việc nấu nướng. Chế độ đa thê hiện là bất hợp pháp tại Ấn Độ, nhưng ở làng Denganmal nhan nhản các trường hợp "vợ nước". Ông Bhagat nói, những phụ nữ được cưới làm vợ lẽ cũng vui vẻ với sự sắp đặt này. Một vài trong số họ trước đây từng là góa phụ hoặc bị bỏ rơi.