(Lichngaytot.com) Ngày vía Thần Tài 2018 là ngày nào? Cúng vía Thần Tài 2018 giờ nào là tốt nhất để tài lộc dồi dào, tiền bạc rủng rỉnh suốt năm dài?
Cúng vía Thần Tài 2018 giờ nào tốt nhất?
Ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm được coi là ngày vía Thần Tài. Đây là ngày lễ vô cùng quan trọng với những người kinh doanh buôn bán, người ta quan niệm trong ngày này có mâm lễ cúng Thần Tài là sẽ được Thần phù hộ độ trì cho mua may bán đắt, làm ăn phát tài phát lộc.
Ngày vía Thần Tài 2018 rơi vào ngày 25 tháng 2 dương lịch. Cúng Thần Tài vào giờ nào là tùy theo điều kiện của gia chủ, song chính xác thì nên cúng vào khi nào, cúng vía Thần Tài giờ nào mới là tốt nhất. Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Vũ Tuấn Anh (Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương, Hội nghiên cứu Phát triển khoa học Việt Nam – Đông Nam Á) thì trong ngày vía Thần Tài 2018, gia chủ làm lễ dâng hương Thần Tài vào buổi sáng, giờ Thìn, tức 7 – 9h sáng là đẹp nhất.
Trước khi làm lễ cúng Thần Tài, gia chủ nên nhớ ăn mặc quần áo chỉnh tề, đầu tóc gọn gàng sạch sẽ. Nên chuẩn bị sẵn khăn riêng để lau dọn bàn thờ Thần Tài trước khi bày lễ cúng, nhớ không được để bàn thờ Thần Tài ở nơi không được sạch sẽ, cũng không để bàn thờ ở ngay lối đi. Khác với ban thờ gia tiên, ban thờ Thổ Công, ban thờ Thần Tài thường được đặt ở một góc nhà hoặc đặt ngay gần cửa ra vào để đón lộc hút tài, tăng thêm cát khí, giúp cho chuyện làm ăn của gia chủ được thuận lợi, suôn sẻ nhất có thể.
Lễ vật cúng vía Thần Tài
Theo truyền thống, gia chủ sắm lễ cúng vía Thần Tài cần phải có những thứ sau: 1 lọ hoa, 1 đĩa trái cây, 1 chum rượu, 1 con tôm, 1 con cá lóc nướng, 1 con cua, 1 miếng heo quay và 1 bộ giấy tiền vàng mã. Làm đủ như vậy mới đặng tỏ lòng thành kính, cúng để lấy vía Thần Tài phù hộ cho năm mới làm ăn phát đạt, việc kinh doanh lên như diều gặp gió.
Riêng đồ cúng ngày vía Thần Tài thường được chọn là những món ăn ngon, trong đó không thể thiếu món cua biển, heo quay, chuối chín. Tương truyền đó là những thứ mà Thần Tài rất thích ăn, dùng đồ cúng này để dâng lên Thần Tài, Thần vui vẻ sẽ phát lộc cho chúng sinh.
Ngoài ra, dân gian Việt Nam còn truyền lại, cứ vào ngày 10 tháng Giêng – ngày vía Thần Tài hàng năm, người dân có tục mua vàng đặt lên bàn thờ khi dâng cúng các lễ vật, nhằm xin lộc Thần Tài, mong Thần Tài ban lộc may mắn. Miếng vàng đã được Thần Tài ban lộc mà đeo lên người thì gia chủ sẽ được may mắn quanh năm suốt tháng, tựa như lúc nào cũng có Thần Tài ở bên, làm gì cũng thuận lợi, tiền bạc tự rơi vào túi.
Mời bạn đọc thêm: Truy tìm nguồn gốc Thần Tài qua truyền thống các nước.
Mời bạn đọc thêm: Truy tìm nguồn gốc Thần Tài qua truyền thống các nước.
Những điều cần lưu ý khi làm lễ cúng Thần Tài
- Khi thỉnh tượng Thần Tài, Thổ Địa về nhà, nên chọn tượng hợp với gia chủ, hợp nhãn hợp duyên sẽ thuận hơn đường làm ăn buôn bán. Tượng Thần Tài nên có nét mặt tươi cười, mặt mày sáng sủa, tượng không bị nứt vỡ, nhìn tượng toát lên vẻ phú quý giàu sang.
- Khi thỉnh tượng Thần Tài từ ngoài cửa hàng về, nên bọc tượng trong giấy đỏ, lụa đỏ hoặc đặt trong hộp sạch sẽ. Nên mang lên chùa nhờ các sư trong chùa “Chú nguyện nhập thần”, lại chọn ngày lành tháng tốt để thỉnh tượng về nhà an vị.
- Khi đã mang tượng về nhà, gia chủ nên dùng nước sạch hoặc nước lá bưởi rửa, lau sạch tượng rồi mới đặt lên bàn thờ, mua đồ thờ cúng về khấn vái. Từ lần sau có thể cúng bái bình thường.
- Hàng ngày nên đốt hương, sáng từ 6h – 7h, chiều tối từ 18h – 19h, mỗi lần đốt 5 nén hương. Khi đốt hương cần thay nước uống cũng như nước trong lọ hoa, vứt bỏ hoa đã héo và thay bằng hoa mới, chưng thờ nải chuối chín vàng.
- Hàng tháng nên định kì lau dọn bàn thờ Thần Tài, chớ nên để bàn thờ vướng đầy bụi bẩn, làm thế là phạm kị với Thần linh. Vào ngày 14 âm lịch và ngày cuối tháng, có thể dùng nước lá bưởi hay rượu pha nước để tắm cho Thần Tài, nhớ là khăn lau và tắm cho Thần Tài không được dùng vào việc khác. Khi trời mưa cũng có thể cho Thần Tài vào chậu và đặt ngoài trời tầm 15 phút để Thần Tài tắm mưa, sau đó mang vào nhà lau sạch sẽ và thờ cúng tiếp.
- Gạo muối dâng cúng Thần Tài nên cất lại dùng cho có lộc, chớ đem rải vương vãi ngoài đường. Vàng mã thì đốt ở ngoài, rượu hay nước cũng nên đứng ngoài cửa tưới vào nhà, ý là mang lộc vào nhà. Bộ tam sên hay bánh trái dâng cúng chỉ nên chia lộc cho người nhà, chớ đem cho người ngoài là tán tài tán lộc.