(Lichngaytot.com) Giao thừa là thời khắc thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, mâm cỗ dâng lên tổ tiên ở thời điểm này vô cùng được chú trọng. Năm 2023 là năm Quý Mão, tức năm Mèo, có ý kiến cho rằng cúng thịt chuột đêm Giao thừa sẽ giúp những mong cầu về cuộc sống ấm no, mùa màng tươi tốt, hạnh phúc đủ đầy dễ thành hiện thực hơn. Cùng tìm hiểu chi tiết về quan điểm này.
1. Nguồn gốc của tục cúng thịt chuột đêm Giao thừa
Lễ cúng Giao thừa (còn gọi là lễ Trừ tịch) là một nghi thức quan trọng không thể thiếu đối với mỗi gia đình Việt trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.
Bên cạnh những lễ vật để cúng Giao thừa quen thuộc và không thể thiếu như hoa quả, trầu cau, gạo muối, quần áo, mũ nón thần linh, gà trống luộc, xôi, bánh chưng... thì tại nhiều nơi, người Việt còn có tập tục thờ cúng thịt chuột vào đêm Giao thừa vô cùng đặc biệt.
Cúng thịt chuột đêm Giao thừa là tập tục của dân tộc Dao Tiền
Thực chất, tục cúng thịt chuột trong đêm Giao thừa là tập quán của dân tộc Dao Tiền (Đà Bắc, Hòa Bình). Đối với người miền xuôi, câu chuyện cúng bằng thịt chuột là lạ lẫm nhưng với người Dao Tiền thì cỗ cúng ở ngôi miếu của bản bắt buộc phải có thịt chuột khô mới thiêng. Trên bàn thờ ba ngày Tết cũng phải có thịt chuột khô mới thể hiện hết tấm lòng của con cháu với tổ tiên.
Theo chia sẻ của người dân nơi đây, cứ đến ngày Tết, ngày Lễ là tất cả các hộ có trách nhiệm góp lễ thờ cúng miếu làng. Riêng mùng 2 Tết, mỗi gia đình đóng góp 2-3 con chuột khô cho ông Mo (người được bầu để cúng ở miếu làng).
Trước khi đưa ra miếu để ông Mo làm lễ cúng, người dân Dao Tiền chần chuột khô qua nước cho nóng. Mỗi gia đình cử một người tham dự lễ cúng, sau lễ thì đồ lễ lại đem về nhà thầy Mo để hưởng lộc.
Ngoài việc cúng miếu làng, tối 30 Tết hàng năm, mâm cúng ngày Tết dâng lên bàn thờ tổ tiên không thể thiếu thịt chuột khô. Họ thường cắt lá chuối rồi trải trên ban thờ và đặt 2-3 con chuột khô vào đó.
Để có thịt chuột cúng trong ngày Tết, bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12 người dân ở đây đã bắt đầu đi săn chuột. Chuột dùng làm vật thờ cúng được làm sạch lông, bỏ ruột rồi treo lên gác bếp cho khô.
Coi chuột là ân nhân, thờ cúng thần chuột để đền đáp công ơn
Không biết phong tục thờ thần chuột có từ bao giờ, người Dao Tiền chỉ biết rằng, khi họ sinh ra và lớn lên đã có tập tục này. Những người già kể rằng, ngày mới lập làng, cuộc sống của bà con vô cùng thiếu thốn. Ngoài trồng trọt, mọi người phải đi săn bắn để kiếm sống.
Trong những lúc giáp hạt vào mùa khô (thời điểm gần Tết Nguyên đán) dân làng vào rừng, đi săn gặp con gì thì bắn con đó. Thú rừng dần cạn kiệt, chỉ còn loài chuột là nhiều và dễ bắn. Do vậy nhiều người trong làng lấy thịt chuột làm bữa ăn hằng ngày. Thịt chuột trở thành lương thực cứu đói cho dân làng những lúc khó khăn.
Điều kỳ lạ, cả bản làng đi bắt chuột, có ngày phải bắt được đến cả tạ, nhưng chuột không hết mà ngày càng nhiều. Để tưởng nhớ ông bà tổ tiên khai sinh ra bản làng và nhờ chuột mà người Dao Tiền mới tồn tại được đến ngày hôm nay, nên người dân ở đây coi chuột là ân nhân, phải thờ cúng thần chuột để đền đáp công ơn. Người dân nơi đây lập miếu thờ thần chuột.
Theo những người dân ở đây, không có loại thịt gì có thể thay thế được thịt chuột để cúng trong đêm Giao thừa. Các ma làng và những người đã khuất chỉ chấp nhận loại đặc sản “truyền thống” này của dân mình.
Sang tới mùng 2 Tết, mỗi hộ trong bản cúng hai con chuột khô (chuột làm sạch, sấy trên gác bếp), một cái bánh chưng, một chai rượu, một mảnh giấy cầu đầu năm làm nương được mùa, làm tiền được tiền, nuôi vịt nuôi gà đừng cho diều hâu bắt, chăn trâu, chăn bò không bị lăn dốc, rắn rết độc cắn, dịch bệnh không lây lan, người người khỏe mạnh, làng xóm yên ổn.
Người dân Dao Tiền quan niệm, trong lúc tế lễ ở miếu, người nào thấy chuột chạy qua thì năm đó thần chuột đã về phù hộ cho gia chủ. Ngược lại, người nào vô tình dẫm phải chuột phải về làm một cái lễ gồm 9 con chuột, rượu sau đó cả gia đình đến miếu làm lễ xin tha tội.
Hiện nay, dù đời sống của người dân Dao Tiền đã được cải thiện đáng kể, ít hộ đói nhưng tục lệ đi săn chuột và thờ cúng thịt chuột đêm Giao thừa vẫn không bị mai một.
2. Ý nghĩa của tục cúng thịt chuột đêm Giao thừa
Tập tục dâng thịt chuột lên tổ tiên, thần thánh trong đêm Giao thừa của các dân tộc được truyền từ đời này qua đời khác. Ý nghĩa chính của việc cúng chuột nhằm mục đích cầu mùa màng tốt tươi, năm mới làm ăn phát đạt.
Tục cúng thịt chuột cũng là cách người Dao Tiền thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây" của dân tộc Việt Nam. Giờ đây, cuộc sống đã khá giả hơn nhưng đồng bào Dao Tiền vẫn giữ tục lệ làm cỗ thịt chuột khô để cúng tổ tiên trong ngày Tết. Điều đó giúp người dân tự nhắc nhở bản thân và con cháu không quên thuở xưa đói rét.
Người Dao Tiền quan niệm, đầu năm không ai được dùng thịt chuột tươi, nếu giết mổ chuột là điềm không lành, là mạo phạm đến thần chuột. Do vậy, Tết đến nhà nào cũng sử dụng chuột sấy khô từ trước. Thịt chuột thờ phải tự tay gia chủ đi bắt, không được mua ở ngoài về thì mới thể hiện sự thành kính.
Thông thường, để có chuột cho những ngày lễ tết, ngay từ đầu tháng 11 âm lịch, tất cả mọi gia đình đều phải lo chuẩn bị thịt chuột sấy khô. Trước lúc Giao thừa, gia chủ là đàn ông để thịt chuột lên bàn thờ khấn các cụ tổ tiên về ăn Tết thịt chuột. Nhà nào có nhiều thịt chuột nhất trong ngày Tết thì được cho sẽ gặp nhiều may mắn trong năm mới.
3. Có nên cúng thịt chuột đêm Giao thừa năm Quý Mão 2023?
Ai cũng biết năm 2023 là năm Quý Mão, tức là năm Mèo, con vật đứng thứ 4 trong bộ 12 con giáp, là biểu tượng của sự nhanh nhẹn, thông minh, hoạt bát, linh hoạt.
Những người tuổi Mão luôn được đánh giá là những con người mưu trí, tinh nhanh và có con mắt tinh tế, nhìn xa trông rộng. Họ còn có lòng kiên trì, nhẫn nại, biết suy trước tính sau rồi mới bắt đầu làm một việc gì đó.
Mèo và chuột vốn là 2 con vật gắn liền với đời sống của người nông dân, cũng xuất hiện trong những câu ca dao, tục ngữ. Mối “thâm thù” giữa 2 loài vật này khiến chúng trở thành kẻ thù không đội trời chung.
Nếu như chuột là loài phá hoại mùa màng, cắn phá ruộng lúa – thành quả lao động đổ mồ hôi sôi nước mắt của người nông dân. Thì mèo vừa giúp người nông dân diệt trừ chuột, vừa là vật nuôi được thương yêu chiều chuộng trong nhà.
Chuột rất sợ mèo, và mèo cũng rất thích săn chuột. Tập tính săn chuột, vờn chuột của loài mèo khiến chúng được coi là thiên địch của loài chuột.
Ngày nay, loài mèo luôn sống với con người qua nhiều thế hệ con cháu. Cho nên, thức ăn của mèo là cơm hoặc các loại thức ăn chuyên biệt. Thế nhưng, một trong những thức ăn khoái khẩu nhất của họ hàng nhà mèo vẫn là chuột.
Cúng hay không tùy phong tục, tập quán vùng miền
Chính vì thế, khi bước sang năm Mão Mèo 2023, nhiều người có quan niệm rằng cúng thịt chuột đêm Giao thừa 2023 không chỉ mang ý nghĩa linh thiêng, mà còn rất tốt về mặt phong thủy tài lộc.
Dâng thịt chuột vào thời khắc thiêng liêng chuyển giao năm cũ và năm mới trong đêm Giao thừa sẽ giúp mang tới một năm thuận buồm xuôi gió, phát triển hanh thông, mùa màng tươi tốt, cuộc sống ấm no đầy đủ cho gia chủ.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào mỗi vùng miền và phong tục tập quán của mỗi nơi mỗi khác, gia chủ có thể tự cân nhắc việc có nên cúng thịt chuột đêm Giao thừa năm Quý Mão 2023 hay không.
Dù có hay không cúng thịt chuột Giao thừa, gia chủ vẫn nên đảm bảo các lễ vật đầy đủ như hương, hoa quả, gà trống, gạo muối, vàng mã, mũ áo của quan hành khiển... để lễ cúng Giao thừa được diễn ra trang trọng và không phạm kỵ.
4. Cúng gì Giao thừa 2023 hợp nhất nếu không phải là thịt chuột?
Nói về lễ vật cúng Giao thừa nói chung, đặc biệt là cúng Giao thừa ngoài trời, thì mỗi vùng miền sẽ có mâm cỗ cúng khác nhau với những nguyên liệu khác nhau để bày tỏ tấm lòng thành kính đến các vị thần linh, tổ tiên. Có nơi người dân chế biến các món ăn từ thịt gà, thịt lợn hay như những người miền Trung và miền Nam lại có những món ăn được làm từ cá.
Mâm cỗ cúng muốn các vị thần linh chứng giám thì phải bắt nguồn từ sự thành tâm của gia chủ là chính, những lễ vật dâng cúng chỉ là thứ yếu. Xét thấy, lễ vật cúng Giao thừa năm 2023 phù hợp nhất, mang tới nguồn cát khí dồi dào trong năm mới, gồm:
4.1 Thịt lợn - Năm Mèo cúng lễ vật Tam hợp để được quý nhân phù trợ
Xét về mối quan hệ 12 con giáp, các con Mèo, Lợn và Dê có mối quan hệ Tam hợp (thường được gọi là
Tam hợp Hợi Mão Mùi).
Tam hợp được xem là một dạng “Minh hợp”, tức thể hiện sự hài hòa, gắn kết một cách rõ ràng, quang minh chính đại. Chúng cùng chung lý tưởng, hỗ trợ nhau tiến tới thành công. Điều này mang ý nghĩa vô cùng tốt đẹp, ví như lúc khó khăn gặp quý nhân phù trợ, có được sự nâng đỡ và bảo vệ từ thế lực vô hình hay hữu hình. Cuộc sống vì thế mà may mắn và thuận lợi hơn.
Theo đó, cúng thịt lơn (thịt heo, thủ heo, đầu heo, heo quay, heo sữa...) đêm Giao thừa năm 2023 mang ý nghĩa khá đặc biệt, thể hiện ước vọng về một năm mới vượng nhân khí, hướng tới cuộc sống ngày càng thịnh vượng và hanh thông. Lễ vật này được người dân miền Bắc và miền Nam cực kỳ chuộng để cúng Giao thừa.
4.2 Gà trống - Biểu tượng của một năm tươi sáng, vũ trụ chuyển vận
Theo lệ xưa, không chỉ trong lễ cúng Giao thừa mà các ngày lễ khác trong năm thì hình ảnh con gà trống miệng ngậm một bông hồng đỏ đã trở nên quen thuộc. Gà trống là biểu tượng của Mặt Trời (do gà gáy báo hiệu Mặt Trời lên, thần Mặt Trời trong văn hóa nông nghiệp là vị thần quan trọng nhất). Theo đó cũng có nghĩa là báo hiệu của một ngày mới, sự mới mẻ bắt đầu, một năm mới tươi sáng đầy hứa hẹn, vũ trụ chuyển vận cát lành.
Ngoài ra, gà trống còn là biểu tượng hội tụ 5 đức tính của người quân tử gồm: Văn, võ, dũng, nhân, tín. Vì lẽ đó, giờ phút thiêng liêng nhất của một năm, phút Giao thừa, đêm Trừ tịch năm 2023 cúng gà trống là để mong muốn một năm mới hanh thông, tốt đẹp hơn nhiều so với năm cũ.
4.3 Cá - Món ăn khoái khẩu của vị Thần Mèo
Lâu nay cá được biết đến là món ăn khoái khẩu của loài mèo. Hơn thế, đây cũng là món ăn giàu giá trị dinh dưỡng và mang ý nghĩa phong thủy rất tốt, thường xuất hiện ở các mâm cỗ cúng gia tiên, thần linh ở mỗi dịp lễ tết quan trọng. Ở Việt Nam, nhất là ở miền Trung, cá là lễ vật không thể thiếu trong mỗi mâm cỗ cúng của các gia đình.
Ngoài ra, trong tiếng Hán, cá đọc là “dư” đại diện cho sự dư dả, sung túc, giàu có. Vì thế, cúng cá đêm Giao thừa năm 2023 để dâng lên "Thần Mèo" khá hợp lý. Nó thể hiện mong muốn về một năm dư dôi về tiền bạc, đầy đủ về vật chất và tinh thần.
5. Những điều cần lưu ý trong mâm cúng Giao thừa 2023
Dù là dâng cúng lễ vật gì đi chăng nữa, nhưng thông thường mâm cỗ cúng Giao thừa sẽ gồm mâm cỗ cúng trong nhà và ngoài trời. Để không phạm vào những điều đại kỵ khi cúng Giao thừa, cần lưu ý một vài vấn đề sau:
- Tránh cúng các món ăn nặng mùi như thịt bò, bê, dê, chó, mực, ngan, ngỗng, mèo (nhất là mèo, linh vật của năm lại càng không nên giết thịt để cúng)… Nó có thể đem lại điều xui xẻo cho gia đình trong năm tới.
- Các món ăn có trên mâm sẽ tùy thuộc vào vùng miền và kinh tế gia đình. Nhưng phải được chế biến sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng trước khi dâng lên các vị thần linh.
- Mâm lễ cúng Giao thừa ngoài trời phải được để trên một chiếc bàn nhỏ đặt giữa sân hoặc để ngay trước cửa ra vào, tuyệt đối không đặt dưới mặt đất, dễ mang tội bất kính.
- Không nên bày đồ ăn mặn lên bàn thờ mà nên đặt ở một chiếc bàn nhỏ bên dưới. Trên bàn thờ chỉ nên cúng lễ ngọt hoặc chay.
- Phải thực hiện nghi thức cúng giao thừa ngoài trời trước sau đó mới cúng đến trong nhà. Bởi lễ ngoài trời là dâng lên các vị quan Hành Khiển, trong nhà là để tưởng nhớ đến các vị gia tiên.
Trên đây là những chia sẻ của Lịch ngày TỐT về việc cúng thịt chuột đêm Giao thừa hay thông tin về lễ vật cúng Giao thừa năm 2023 phù hợp. Hy vọng những thông tin này bổ ích với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi, chúc bạn và gia đình một năm mới an khang thịnh vượng!
Tin bài cùng chuyên mục: