Thứ Hai, 17/12/2018 10:15 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Rằm tháng Chạp là 1 ngày lễ quan trọng trong năm. Vậy bạn đã nắm rõ việc thực hiện lễ cúng rằm tháng Chạp 2018 vào ngày nào thì tốt chưa, hãy cùng tìm hiểu với Lịch ngày tốt nhé.
Rằm tháng Chạp có giống với các ngày rằm khác trong năm?
Cuối năm có rất nhiều việc phải làm, theo quan niệm truyền thống thì vào thời điểm này có
3 lễ cúng vô cùng quan trọng trong tháng Chạp mà dù bận rộn thế nào bạn cũng không được quên làm, đó là lễ
cúng rằm tháng Chạp, cúng ông Công ông Táo và cúng Tất niên.
Rằm tháng Chạp tức rằm tháng 12 âm lịch là lễ cúng diễn ra sớm nhất, đánh dấu bước chuyển mình cho 1 mùa Tết Nguyên Đán. Bắt đầu từ ngày rằm này, mọi người sẽ bắt đầu chuẩn bị những đồ dùng, lễ vật để làm các nghi lễ cần thiết để tiễn năm cũ và đón năm mới.
Nói chung, ngày rằm tháng Chạp không có nhiều điều khác biệt về thời gian nhưng chính vì nó diễn ra vào thời điểm cuối năm nên nghi lễ cũng có phần khác, ý nghĩa cũng trở nên sâu sắc hơn.
Lễ cúng rằm là nghi lễ mang tính
tâm linh, thường để tạ ơn thần linh, ông bà tiên tổ, đồng thời nguyện cầu cho những điều tốt đẹp hơn sẽ đến với gia đình mình.
Lễ cúng rằm tháng Chạp diễn ra vào thời điểm cuối năm, khi mà người dân đang tất bật chuẩn bị tiễn năm cũ, đón năm mới nên thường được tiến hành với tâm thế khẩn trương hơn nhưng cũng không kém phần trang nghiêm, thậm chí là thường được chuẩn bị chu đáo, tươm tất hơn hẳn ngày rằm bình thường để thể hiện tấm lòng của mình, mong muốn năm cũ an lành, năm mới như ý.
Nên làm lễ cúng rằm tháng Chạp 2018 vào ngày nào?
Nhiều người băn khoăn không biết nên làm lễ cúng rằm tháng Chạp 2018 vào ngày nào cho chu toàn, trọn vẹn. Theo
phong tục, lễ cúng rằm này có thể tiến hành vào ngày Chính Rằm, tức đúng ngày 15 tháng Chạp, hoặc tùy theo hoàn cảnh, điều kiện của từng gia đình mà tiến hành sớm hơn, vào ngày 14 tháng Chạp, tức sớm hơn Chính Rằm 1 ngày.
Việc làm lễ vào ngày Chính Rằm hay trước Chính Rằm 1 ngày không có ảnh hưởng gì tới gia chủ, điều cốt yếu vẫn là tấm lòng thành của gia chủ. Nếu làm lễ, hương khói đủ, mâm cao cỗ đầy mà không có thành tâm thì cũng không được thần linh và tổ tiên chứng giám.
Những điều kiêng kị trong ngày Rằm tháng Chạp
Người xưa quan niệm rằng ngày rằm tháng Chạp là ngày mà mặt trăng và mặt trời ở vị trí gần nhau nhất, còn được gọi với cái tên khác là ngày Vọng vong. Vào ngày này, mọi người phải giữ cho tâm hồn thanh tịnh, sạch sẽ, không được nghĩ đến hay làm những việc xấu xa.
Đặc biệt, trong ngày rằm tháng Chạp kiêng kị vay mượn, bởi nếu bạn mượn tiền trong ngày này thì có thể chuyện vay mượn sẽ theo bạn sang cả năm mới, tức là dù năm tới có cố gắng làm ăn thế nào thì cũng dễ gặp phải chuyện xui xẻo, tiền bạc thiếu hụt, dễ lâm vào cảnh tán gia bại sản.
Trong ngày này cũng hạn chế tranh cãi, gây gổ hay đánh nhau. Gia đình làm lễ mời thần linh cùng ông bà tổ tiên về chứng giám lòng thành mà lại để cảnh không hay xảy ra trong nhà thì dễ bị thần linh quở trách, tổ tiên phiền lòng…
Nên học cách kiềm chế cảm xúc để bình tâm, tránh mất hòa khí trong nhà.
Rằm tháng Chạp nhiều nhà có thói quen dùng tiền thật để cúng lễ. Tiền đó để xua đi vận rủi, nếu có nhìn thấy ngoài đường thì cũng đừng nên nhặt về.
Tiền rơi vãi ngoài đường vào thời điểm này trong năm thường là tiền cúng lễ, nếu nhặt về dùng tức là mang theo vận xui vào mình. Nếu bạn dùng tiền đó để quyên góp, từ thiện, cúng tiến cho đền chùa thì lại là điều tốt, chớ nên dùng vào việc cá nhân của mình.