(Lichngaytot.com) Nhiều người thắc mắc: “Đã cúng ông Công ông Táo ở nhà rồi thì có cần cúng ở cửa hàng, cơ sở kinh doanh hay không?”. Câu trả lời từ chuyên gia văn hóa dân gian sẽ có ngay dưới đây!
Mục lục (Ẩn/Hiện)
- 1. Có cần cúng ông Công ông Táo ở cửa hàng, cơ quan, cơ sở kinh doanh hay không?
- 2. Nơi cần lưu tâm nhất ở cửa hàng là bàn thờ Thần Tài
- 3. Sắm lễ cúng ông Công ông Táo ở cửa hàng, cơ sở kinh doanh
- 3. Bài văn khấn ông Công ông Táo ở cửa hàng kinh doanh
- 4. Lưu ý khi cúng ông Công ông Táo ở cửa hàng, cơ quan
1. Có cần cúng ông Công ông Táo ở cửa hàng, cơ quan, cơ sở kinh doanh hay không?
Nghi lễ cúng ông Công ông Táo thuộc về phong tục truyền thống hàng năm của dân tộc, thể hiện lòng thành kính đến các vị thần linh đã cai quản, phù trợ cho gia chủ gặp nhiều cát lành.
Theo nhiều chuyên gia nghiên cứu về phong thủy và văn hóa dân gian, trong đó có ông Nguyễn Mạnh Linh cho hay, việc cúng ông Công ông Táo thường chỉ làm tại gia đình hay cửa hàng, cơ sở kinh doanh liên quan đến ăn uống.
Theo đó, các cửa hàng kinh doanh không có bếp, không liên quan đến nấu nướng thì không cần cúng Táo quân, chỉ cần làm lễ ở nhà là được.
Nhưng cần lưu ý, giống như cúng ông Táo tại gia, nghi lễ cúng ông Công ông Táo ở cửa hàng quan trọng nhất là sự thành tâm, không yêu cầu mâm cao cỗ đầy quá cầu kỳ. Vì vậy, tùy vào văn hóa vùng miền cũng như điều kiện kinh tế gia chủ mà có thể lựa chọn thực hiện nghi lễ này ở cơ sở kinh doanh hay không.
2. Nơi cần lưu tâm nhất ở cửa hàng là bàn thờ Thần Tài
Tại cửa hàng, nơi cần lưu ý nhất là bàn thờ Thần Tài. Vì thế, nếu thấy bát hương đầy thì cũng nên rút hết chân hương, có thể bốc lại bát hương nếu muốn, dù là dịp cuối năm hay ngày thường.
Thông thường người ta hay để lại 3 đến 5 chân hương cho yên tâm. Song điều này cũng không cần thiết vì sau khi làm xong thủ tục dọn, bốc lại bát hương cũng cần làm lễ, lúc đó cắm hương mới là được.
Thần Tài, Thổ Địa được cho là người mời đón khách hàng cho chủ cửa hàng, nếu có bàn thờ cần thắp hương hàng ngày. Còn đón Thần Tài, Thổ Địa thực tế hay diễn ra vào lễ hóa vàng đầu năm, vì có liên quan tới văn hóa đón Tài Thần và Hỷ thần, được tổ chức từ mùng 2 đến mùng 5 tháng Giêng.
Ở nước ta có thói quen hóa vàng vào mùng 3 nhưng thực tế mùng 2 mới là ngày đón Tài Thần. Lúc này một số nơi tiến hành dán ảnh Thần Tài trong nhà hoặc cơ quan, làm lễ, sau đó mới hóa vàng để đón ngài.
3. Sắm lễ cúng ông Công ông Táo ở cửa hàng, cơ sở kinh doanh
- Lễ vật cúng Táo quân ở cửa hàng
- 3 bộ quần áo ông Công ông Táo trong đó có 2 bộ cho nam, 1 bộ cho nữ (gồm áo, mũ, hài)
- Một ít tiền vàng, thoi vàng (không cúng tiền âm)
- 1 hoặc 3 con cá chép sống hoặc cá chép bằng giấy
- Lọ hoa tươi
- Trầu, cau tươi
- Đĩa hoa quả
- Nhang thơm, nến cốc
- Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo ở cửa hàng
- 1 con gà luộc hoặc 1 miếng thịt lợn luộc
- Giò lợn
- Bánh chưng hoặc bánh tét
- Xôi đỗ hoặc xôi gấc
- Một bát canh
- Một đĩa rau xào
- Một địa muối, 1 đĩa gạo
- Rượu, nước
Lưu ý: Tùng tập tục từng địa phương hoặc điều kiện kinh tế của hộ doanh nghiệp mà dâng mâm cỗ cúng có sự khác biệt, cái cốt lõi vẫn ở tấm lòng thành.
3. Bài văn khấn ông Công ông Táo ở cửa hàng kinh doanh
Dưới đây là bài cúng ông Công ông Táo ở cơ sở kinh doanh phổ biến nhất.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Kính lạy: Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân!
Tín chủ con là :.................... Ngụ tại :..................
Nhằm ngày 23 tháng Chạp năm..., tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén tâm hương dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời: Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật. Phỏng theo lệ cũ, Ngài là vị chủ, Ngũ Tự Gia Thần, soi xét lòng trần, Táo Quân chứng giám.
Trong năm sai phạm , các tội lỗi lầm, cúi xin Tôn Thần, gia ân châm chước. Ban lộc, ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh khang thái.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo!
4. Lưu ý khi cúng ông Công ông Táo ở cửa hàng, cơ quan
Để nghi lễ cúng ông Công ông Táo ở cửa hàng kinh doanh diễn ra thuận lợi, vừa tôn nghiêm vừa thành kính, lãnh đạo công ty nên là người chủ trì trong buổi lễ và cần chú ý những vấn đề sau:
- Nếu cơ quan có ban thờ thì nên bày lễ trên bàn thờ để cúng. Nếu không có ban thờ thì sửa soạn lễ vật trên mâm hoặc khay sạch và đặt lên bàn trang trọng trong phòng.
- Sau khi cúng, chờ hương cháy gần hết thì hóa vàng tại nơi được quy định. Nếu không có nơi hóa vàng thì nên hóa tại vị trí đất trống sạch sẽ hoặc trên sân thượng. Tránh hóa vàng trong phòng làm việc kẻo xảy ra nguy cơ hỏa hoạn.
- Khi cúng, dùng 3 con cá chép đỏ đặt trong chậu nước và để gần mâm cỗ. Sau khi cúng nên phóng sinh cá ra sông, hồ trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp để “cá chép hóa rồng” đưa ông Công ông Táo về trời bẩm báo Ngọc Hoàng, sang năm mới ban phát thêm tài lộc, công việc kinh doanh ngày càng phát đạt.
- Nếu đã có lễ tiễn ông Táo lên trời thì cũng không được quên việc làm lễ rước ông Táo về hạ giới, tiếp tục công việc vào trưa 30 Tết.
Trên đây Lịch Ngày Tốt đã thông tin rõ về việc cúng ông Công ông Táo ở cửa hàng, cơ sở kinh doanh. Mong rằng điều này hữu ích với bạn!
Bạn có biết: CÒN BAO NHIÊU NGÀY NỮA ĐẾN LỄ ÔNG CÔNG ÔNG TÁO?
Bạn có biết: CÒN BAO NHIÊU NGÀY NỮA ĐẾN LỄ ÔNG CÔNG ÔNG TÁO?
Xem ngay Video Chọn ngày giờ đẹp cúng ông Công ông Táo năm Quý Mão 2023: