Ngày nào cúng ông công ông táo 2018 thì phù hợp

Thứ Ba, 25/12/2018 17:19 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Theo thông lệ thì Cúng ông công ông táo 2018 cũng như các năm khác, trước ngày 23 tháng chạp nhưng cụ thể là ngày nào không phải ai cũng biết.


Nét đẹp phong tục cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm luôn được người dân Việt giữ gìn. Theo quan niệm từ xưa, tới nay, táo quân lại cưỡi cá chép bay về thiên đình để trình báo mọi việc của gia đình dưới hạ giới xảy ra trong một năm với Ngọc hoàng. 

Ngày nào cúng ông Công ông Táo 2018


Thường thì hiếm khi thời gian cúng ông Công ông Táo trùng vào ngày nghỉ vì thế, các gia đình thường phải tranh thủ thời gian để thực hiện các nghi lễ cần thiết. Vì thế, ai cũng muốn tìm cách để cúng ông Công ông Táo sao cho đơn giản nhất mà vẫn đảm bảo được sự linh thiêng và tôn kính của việc này.
 
Lễ cúng ông Công ông Táo tốt nhất là trong khoảng thời gian tối ngày 22 và sáng ngày 23 tháng Chạp. Lễ cúng nên tiến hành trước khi hết giờ Ngọ (từ 11 giờ – 13 giờ), đây được coi là thời điểm các thần quy tụ để chuẩn bị chầu trời.
 
Nếu có thời gian, bắt đầu từ ngày 21 tháng Chạp đến trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp các gia đình có thể lựa chọn thời gian phù hợp để cúng ông Công, ông Táo.
 
 
Nếu gia chủ vì vướng bận công việc quan trọng thì cũng phải hoàn thành việc thờ cúng trước 12 giờ trưa 23 tháng Chạp vì người Việt quan niệm phải kịp giờ để ông Táo lên thiên đình. Nếu trưa, chiều 23 tháng Chạp mới cáo lễ tiễn đưa Ông Táo về Trời, e rằng Ông Táo sẽ không nhận được lễ vật tâm thành của gia chủ.
 
Ngày 23 (Âm lịch) ông công ông táo năm nay là Thứ Hai, ngày 28/1/2019 (Dương lịch) vì thế để thuận lợi các gia đình nên tổ chức cúng cúng ông Công ông Táo 2018 vào Thứ Bảy hoặc Chủ nhật trước đó vì lúc đó mọi người có nhiều thời gian hơn, tâm lý cũng thoải mái hơn.
 

Những việc cần làm sau lễ cúng ông Công ông Táo

 

Dọn dẹp, tẩy uế ban thờ 

 
 
Chúng ta bắt đầu lau dọn những vết bẩn trên bàn thờ sau một năm, nhớ phải dùng nước sạch, đảm bảo vệ sinh. Kết thúc công việc lau rửa, có thể dùng nước nóng hòa tinh dầu ngọc am, quế… hoặc đơn giản hơn là đun nước gừng để lau rửa lại một lần cuối. 
 
Tỉa chân hương (nhang) và thay tro bát hương nếu cần thiết. Có một số trường hợp bát hương, ban thờ không còn phù hợp với điều kiện gia đình (gia chủ muốn ban thờ khang trang hơn), các gia đình có thể thay thế. 
 

Dọn dẹp lại nhà cửa

 
Người xưa có quan niệm rằng Dọn nhà đón Tết theo phong thủy năm mới lộc bất tận hưởng. Đó là cách để gia chủ xua đuổi tà khí trong nhà, mang đến cho không gian sống. Lúc này ngoài việc dọn rửa nhà cửa, bạn nên loại bỏ bớt những đồ vật cũ, không dùng hoặc ít dùng đến để nhà cửa được thông thoáng.
 

Làm lễ mời an vị Táo quân vào ngày cuối năm và cúng Tất Niên

 
Ngày 30 Tết, các gia đình cần làm lễ an vị Táo quân, an vị Thần linh. Có thể cúng lễ Tất niên gộp vào lễ thỉnh an vị Táo quân vào buổi trưa hoặc chiều ngày 30 Tết.
 
Thời gian này là lúc gia đình đoàn tụ, nên mâm cỗ cúng thường đa dạng hơn với các món ăn truyền thống như canh măng, thịt đông, miến… Một số gia đình còn giữ được nếp cũ, trong mâm cơm cúng ngoài xôi, gà còn có giò, nem (chả giò), ninh (món hầm), mọc (món trứng đúc thịt băm, hấp cách thủy).

Kathy