- 1. Giao thừa là gì, cúng giao thừa là cúng ai?
- 2. Cúng giao thừa 2024 vào ngày nào, giờ nào?
- 3. Giao thừa 2024 cúng ngựa, bài vị, quần áo quan Hành khiển màu gì?
- 4. Cúng lễ giao thừa 2024 trong nhà hay ngoài trời trước?
- 5. Sắm lễ cúng giao thừa 2024 đúng chuẩn
- 6. Văn khấn giao thừa Tết Giáp Thìn 2024
- 7. Ai cúng giao thừa trong gia đình sẽ mang lại may mắn?
- 8. Kiêng kỵ đêm giao thừa
- 9. Việc nên làm đêm giao thừa
1. Giao thừa là gì, cúng giao thừa là cúng ai?
1.1 Giao thừa là gì?
"Giao thừa" theo nghĩa đen tức là "Cũ giao lại, mới tiếp lấy", ý chỉ lúc năm cũ qua, năm mới đến. Vậy giao thừa chính là thời điểm chuyển tiếp giữa ngày cuối cùng của năm cũ với ngày đầu tiên của năm mới. Được coi là một trong những nghi lễ quan trọng trong văn hóa của nhiều dân tộc trên thế giới.
1.2 Giao thừa dương lịch và âm lịch có gì khác biệt?
- Giao thừa dương lịch: Theo tiếng Anh là "New Year's Eve". Nghi thức này diễn ra vào ngày 31/12, ngày cuối cùng của năm cũ, là thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới theo dương lịch.
- Giao thừa âm lịch: Là thời khắc chuyển giao, giao thoa giữa năm mới và năm cũ. Thời điểm này trời đất hòa hợp, âm dương hòa quyện, vạn vật bừng lên sức sống mới.
1.2 Cúng lễ giao thừa là cúng ai?
Nghi lễ cúng lúc giao thừa là để đón các Thiên binh thiên tướng đi hành khiển, thị sát. Người xưa tin rằng, ở dưới dương gian không có người cai quản, nên Ngọc Hoàng đã cử 12 ông hành khiển luân phiên nhau coi sóc việc ở cõi trần. Tại đúng thời điểm giao thừa, các quan hành khiển sẽ đi thị sát cõi trần và làm lễ bàn giao.
Nghi lễ cúng đêm giao thừa nhằm bày tỏ lòng thành kính, sự biết ơn với các quan hành khiển đã chăm lo đời sống dân chúng trong suốt cả năm. Đồng thời cầu mong quan hành khiển năm mới độ trì cho mưa thuận gió hòa, nhà nhà yên ấm, làm ăn may mắn, gia đạo hưng vượng.
12 quan hành khiển coi sóc mỗi năm gồm:
- Năm Tý: Quan hành khiển Chu Vương, Thiên Ôn Hành Binh chi Thần, Lý Tào Phán quan.
- Năm Sửu: Quan hành khiển Triệu Vương, Tam thập lục phương Hành Binh chi Thần, Khúc Tào Phán quan.
- Năm Dần: Quan hành khiển Ngụy Vương, Mộc Tinh chi Thần, Tiêu Tào Phán quan.
- Năm Mão: Quan hành khiển Trịnh Vương, Thạch Tinh chi Thần, Liêu Tào Phán quan.
- Năm Thìn: Quan hành khiển Sở Vương, Hỏa Tinh chi Thần, Biểu Tào Phán quan.
- Năm Tị: Quan hành khiển Ngô Vương, Thiên Hải chi Thần, Hứa Tào Phán quan.
- Năm Ngọ: Quan hành khiển Tấn Vương, Thiên Hao chi Thần, Nhân Tào Phán quan.
- Năm Mùi: Quan hành khiển Tống Vương, Ngũ Đạo chi Thần, Lâm Tào Phán quan.
- Năm Thân: Quan hành khiển Tề Vương, Ngũ Miếu chi Thần, Tống Tào Phán quan.
- Năm Dậu: Quan hành khiển Lỗ Vương, Ngũ Nhạc chi Thần, Cự Tào Phán quan.
- Năm Tuất: Quan hành khiển Việt Vương, Thiên Bá chi Thần, Thành Tào Phán quan.
- Năm Hợi: Quan hành khiển Lưu Vương, Ngũ Ôn chi Thần, Nguyễn Tào Phán quan.
2. Cúng giao thừa 2024 vào ngày nào, giờ nào?
Gần đây mạng xã hội rầm rộ vấn đề "Không cúng Giao thừa 2024", nhưng các chuyên gia phong thủy đã lên tiếng bác bỏ. Năm 2024 vẫn cúng Giao thừa như thường lệ, không có gì khác biệt.
Giao thừa năm 2024 rơi vào đêm 30 tháng Chạp năm Quý Mão (tức đêm 9/2/2024 dương lịch).
Thời điểm giao thừa năm Giáp Thìn 2024 được tính từ thời khắc chuyển giao giữa đêm 30 tháng Chạp năm Quý Mão và mùng 1 Tết Nguyên Đán Giáp Thìn, đó là giờ Tý (23h-1h).
Theo các chuyên gia phong thủy, người dân nên tiến hành cúng giao thừa vào giờ chính Tý, tức đúng 12 giờ đêm hôm 30 tháng Chạp năm Quý Mão là tốt hơn cả, nhằm tiễn đưa kịp thời vị quan hành khiển cũ và đón quan hành khiển mới đúng thời khắc giao thoa của đất trời, càng tăng thêm sự linh thiêng, may mắn.
Lưu ý: Trong trường hợp gia chủ thấy cúng lễ giao thừa vào giờ chính Tý quá gấp gáp, thì có thể tiến hành chuẩn bị lễ cúng, sửa soạn mâm cúng... vào lúc 23 giờ 30 phút. Sau đó tiến hành châm hương để làm sao hương vẫn cháy tại đúng thời điểm giờ chính Tý (chuyển từ năm cũ sang năm mới) là được.
3. Giao thừa 2024 cúng ngựa, bài vị, quần áo quan Hành khiển màu gì?
Dân gian tương truyền, mỗi năm có 1 vị quan Hành khiển được Ngọc Hoàng phái xuống chăm sóc việc dưới hạ giới. Vì thế, việc sửa soạn lễ vật dâng cúng vị thần đó lại có màu sắc khác nhau.
Quan hành khiển năm Giáp Thìn 2024 là Sở Vương, Hỏa Tinh chi Thần, Biểu Tào Phán quan. Năm có thiên can Giáp thuộc ngũ hành Mộc, nên cúng ngựa màu xanh lá. Ngoài ra, bài vị, quần áo, mũ mão cúng quan khành khiển năm 2024 cũng đều là màu xanh lá.
- Gà trống hoặc thủ lợn
- Bánh chưng
- Bánh kẹo
- Trầu cau
- Hoa quả
- Rượu nước
- Vàng mã, mũ áo, bài vị của quan Hành khiển năm Giáp Thìn (màu xanh lá)
4. Cúng lễ giao thừa 2024 trong nhà hay ngoài trời trước?
Rất nhiều người thắc mắc nên cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước? Câu trả lời chuẩn xác nhất đó là nên tiến hành làm lễ cúng ngoài trời trước, lễ cúng trong nhà sau.
Nguyên nhân là bởi lễ cúng khấn giao thừa ngoài trời có ý nghĩa “nghênh tân, tiễn cựu”, tức là đón vị quan hành khiển mới về và tiễn vị quan cũ đi.
4.1 Cúng giao thừa trong nhà
Cúng giao thừa trong nhà nghi lễ thể hiện tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có từ lâu đời. Nó là đạo nghĩa uống nước nhớ nguồn và là một hình thức lưu giữ sợi dây gắn bó giữa các thành viên, là sự tưởng nhớ của con cháu đối với thế hệ đi trước.
4.2 Cúng giao thừa ngoài trời
Nghi lễ cúng giao thừa ngoài trời nhằm mục đích chính là tiễn đưa vị thần năm cũ và chào đón vị thần năm mới tới chăm lo việc cho nhân dân.
Trong khoảng thời gian này, các vị hành khiển đi trên đường đều rất vội vàng, nên chỉ đi lướt qua mỗi hộ gia đình, vì thế mà mâm cỗ cúng thường để ở ngoài sân (hoặc ngay gần lối vào nhà).
4.2 Cúng lễ giao thừa ngoài trời quay về hướng nào?
Năm 2024, Hỷ thần ở hướng Đông Nam, Tài thần cũng ở hướng Tây Bắc. Vì thế, gia chủ có thể nhằm vào hướng này mà cúng khấn.
4.3 Nhà chung cư có cần cúng khấn giao thừa ngoài trời hay không?
Vì thế, với nhà chung cư, việc cúng khấn giao thừa ngoài trời là không nhất thiết.
Xem lý giải chi tiết tại bài viết: Chung cư có cần cúng giao thừa ngoài trời không?
5. Sắm lễ cúng giao thừa 2024 đúng chuẩn
- Đối với lễ trong nhà
- Lễ chay gồm có hương, hoa, đèn nến, các loại bánh kẹo, mứt Tết, rượu, bia, nước ngọt hoặc các loại đồ uống khác.
- Lễ mặn gồm gà trống, bánh chưng, giò chả, xôi gấc… và các món mặn khác tùy theo mỗi gia đình.
- Đối với lễ ngoài trời
- 3 cây nhang
- 1 con gà trống luộc
- 1 đĩa bánh chưng
- 1 đĩa muối
- 1 đĩa gạo
- Bánh kẹo
- Hoa quả
- Trầu cau
- Rượu, nước
- Vàng mã, bài vị quan hành khiển của năm
Cúng khấn giao thừa là tiễn đưa quan quân cai quản năm cũ và chào đón quan quân cải quản năm mới. Do đó, khác với gà cúng gia tiên trong nhà, với mâm cúng đêm giao thừa ở ngoài trời, nên đặt đầu gà quay ra ngoài để đón quan Tân niên Hành khiển cai quản năm mới đi qua.
Cách đặt này còn có ý nghĩa gọi mặt trời chiếu vào nhà mình.
Riêng về mâm cỗ cúng lễ giao thừa đúng chuẩn ra sao, xem chi tiết ở bài viết:
Một năm mới nữa lại sắp tới, để tiễn năm cũ, đón năm mới, không thể thiếu được lễ cúng lễ giao thừa. Chuẩn bị mâm cỗ cúng lễ giao thừa thế nào cho đúng, cho đủ chắc
6. Văn khấn giao thừa Tết Giáp Thìn 2024
6.1 Văn khấn cúng Giao thừa trong nhà 2024
- Đức Đương Lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật
- Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị tôn thần
- Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần
- Các cụ tổ tiên nội ngoại chư vị tiên linh
6.2 Văn khấn cúng Giao thừa ngoài trời 2024
- Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật
- Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn Thần.
- Ngài Cựu Niên Sở Vương hành khiển, Biểu Tào phán quan.
- Tân niên Ngô Vương hành khiển; Hứa Tào phán quan năm………
- Bản xứ Thổ địa phúc đức chính thần, Ngũ phương long mạch điền chủ tiếp dẫn tài thần
7. Ai cúng giao thừa trong gia đình sẽ mang lại may mắn?
Tư thế cúng đúng chuẩn:
- Với đàn ông:
Đàn ông khi hành lễ đứng thẳng theo thế nghiêm, chắp hai tay trước ngực và giơ cao lên ngang trán, cúi mình xuống, đưa hai bàn tay đang chắp xuống gần tới mặt chiếu hay mặt đất thì xòe hai bàn tay ra đặt nằm úp xuống, đồng thời quì gối bên trái rồi gối bên phải xuống đất, và cúi rạp đầu xuống gần hai bàn tay theo thế phủ phục.
Khi hành lễ thì ngồi trệt xuống đất để 2 cẳng chân vắt chéo về phía trái, bàn chân phải ngửa lên để ở phía dưới đùi trái. Nếu mặc áo dài thì kéo tà áo trước trải ngay ngắn về phía trước và kéo vạt áo sau về phía sau để che phần mông cho đẹp mắt.
Sau đó, chắp hai bàn tay lại để ở trước ngực rồi đưa cao lên ngang với tầm trán, giữ tay ở thế chắp đó mà cúi đầu xuống.
Theo đó lạy tiếp cho đủ số lạy cần thiết, xong đứng lên và vái ba vái rồi lui ra là hoàn tất thế lạy.
8. Kiêng kỵ đêm giao thừa
- Ngoài những điều kiêng kỵ đêm giao thừa trên, người ta còn kiêng đổ vỡ, kiêng chuyện chăn gối vợ chồng, tránh gây tiếng động lớn đánh thức ác quỷ, tránh soi gương...
Để biết thêm chi tiết về nội dung này, xem ở bài viết:
Kiêng kỵ đêm giao thừa sẽ giúp gia đình bạn may mắn và hòa thuận trong suốt cả một năm. Liệu bạn đã biết rõ những điều kiêng kỵ ấy là gì, hãy cùng tham khảo
9. Việc nên làm đêm giao thừa
- Gia đình sum vầy bên nhau trò chuyện, ăn uống tưng bừng nhằm chào đón năm mới vui tươi, đầm ấm. Tránh những xung đột, to tiếng không đáng có.
- "Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi", có thể mua chút muối ngay trong đêm giao thừa hay ngày đầu năm mới. Muối tượng trưng cho sự mặn mà, nồng nàn trong tình cảm, mua muối là gửi gắm mong muốn các thành viên trong gia đình sẽ mãi giữ những tình cảm sâu nặng với nhau, gia đình luôn yên ấm, thuận hòa.
- Các công đoạn dọn dẹp nhà cửa phải được hoàn tất trước năm mới để tẩy rửa, xóa sạch những điều không hay của năm cũ, còn sau giao thừa chổi quét nhà cần được cất kĩ đi, bởi dân gian có tục Kiêng quét nhà ngày Tết.