Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất
Lịch Vạn Niên - Lịch âm dương - Xem ngày tốt xấu 2024

Chuyên gia mách cúng "Lễ vật Tam Hợp" đêm Giao thừa 2021, hứa hẹn năm Trâu “tậu đầu cơ nghiệp”

Thứ Tư, 27/01/2021 15:01 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Một lễ vật không thể thiếu trong mâm cúng Giao thừa 2021 của mỗi gia đình, rất quen thuộc, nhưng lại mang ý nghĩa vô cùng đặc biệt trong năm con Trâu. Đó là gì?
Mục lục (Ẩn/Hiện)
 
Với mỗi gia đình người Việt, nghi thức cúng giao thừa (lễ Trừ tịch) rất được coi trọng. Bởi lẽ đây là thời khắc thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Đây cũng là 1 hình thức lễ nghi nhằm hướng tới yếu tố Chân, Thiện và Mỹ.
 
Theo lệ xưa, nghi thức cúng giao thừa đầy đủ gồm 2 lễ: Cúng giao thừa trong nhàcúng giao thừa ngoài trời
 
Sắm lễ cúng giao thừa ở ngoài trời và trong nhà có sự khác biệt nhất định. Đặc biệt là mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời không thể thiếu gà trống luộc. Cúng gà trống đêm giao thừa 2021, điều không xa lạ, nhưng lại vô cùng đặc biệt với năm con Trâu. Bởi đó chính là lễ vật Tam hợp, thể hiện sự hài hòa, quý nhân

cung ga trong dem giao thua 2021 nam tan suu
Cúng gà trống vào đêm giao thừa 2021 mang ý nghĩa vô cùng đặc biệt


1. Cúng gà trống đêm giao thừa 2021 có ý nghĩa vô cùng đặc biệt

 
Mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời, ngoài những cúng phẩm thường thấy như xôi, chè, bánh chưng, hương hoa, hay gạo muối, thì gà trống luộc là lễ vật không thể thiếu, nhất là trong năm con Trâu.
 

- Lễ vật Tam hợp: Năm Trâu cúng gà trống, hứa hẹn sớm “tậu cơ nghiệp”

 
Xét trong vòng tròn Can chi, các con Trâu, Gà và Rắn có mối quan hệ Tam hợp (thường được gọi là Tam hợp Tị - Dậu - Sửu).
 
Nói rộng ra, Tam hợp được xem là một dạng “Minh hợp”, tức thể hiện sự hài hòa, gắn kết một cách rõ ràng, quang minh chính đại. Chúng cùng chung lý tưởng, hỗ trợ nhau tiến tới thành công. Điều này mang ý nghĩa vô cùng tốt đẹp, ví như lúc khó khăn gặp quý nhân phù trợ.
 
Chính vì lẽ đó, việc cúng gà trống đêm giao thừa 2021 mang ý nghĩa vô cùng đặc biệt, thể hiện ước vọng về một năm mới thịnh vượng, ngày càng tươi sáng, để dễ dàng “dựng cơ nghiệp” ví như các cụ thường nói “Con trâu là đầu cơ nghiệp” vậy.

dem giao thua nam 2021 cung ga trong
Dậu và Sửu nằm trong Tam hợp Tị Dậu Sửu


- Cúng gà trống: Biểu tượng của Mặt trời, hứa hẹn 1 năm tươi sáng

 
Từ xa xưa, phong tục người Việt luôn có trong mâm cỗ cúng giao thừa hay cúng các ngày lễ khác trong năm 1 con gà trống (có nơi gọi gà sống) choai miệng ngậm một bông hồng đỏ.
 
Theo TS.Nguyễn Ngọc Mai, Trưởng phòng Nghiên cứu tín ngưỡng và tôn giáo truyền thống: “Trong quan niệm của người Việt Nam, gà là con vật biểu tượng của Mặt trời (do gà gáy báo hiệu Mặt trời lên, thần Mặt trời trong văn hóa nông nghiệp là vị thần quan trọng nhất). 
 
Theo đó cũng có nghĩa là báo hiệu của một ngày mới, sự mới mẻ bắt đầu. 
 
Theo tục lệ người Á Đông cúng đêm giao thừa là cúng 12 vị thần thời gian để kết thúc chu trình một năm và bắt đầu một năm mới nên người ta chọn gà để cúng".
 

- Gà trống: Dấu hiệu của vũ trụ đang chuyển vận

 
Trong văn hóa phương Đông, gà trống mang rất nhiều ý nghĩa biểu tượng. Theo TS. Ngọc Mai, người có nhiều công trình nghiên cứu về tín ngưỡng người Việt lý giải, những con gà trống nhiều màu sắc (ngũ sắc) được cho là gà quý vì nói gợi lên 7 sắc cầu vồng, báo hiệu khi trời mưa, báo hiệu mùa màng bội thu.
 
Mặt khác gà trống choai còn được gọi là gà giò, tiếng gáy của nó chỉ rõ nhịp chuyển vần của Mặt trời ngày đêm nối tiếp nhau. Có quan niệm cho rằng, hình ảnh gà giò là dấu hiệu của vũ trụ đang chuyển vận. 
 
Gà có màu đỏ rực biểu tượng của Mặt trời, tiếng gáy của nó gắn liền với tiếng hát của các thần linh khiến nữ thần mặt trời phải rời khỏi nơi ẩn náu đồng nghĩa với mặt trời mọc – sự phát lộ của ánh sáng. Vì thế mà trong các đền thờ lớn của đạo Shinto (Thần đạo) người ta nuôi nhiều gà trống.
 

- Gà trống hội tụ 5 đức tính của người quân tử

 
Sở dĩ chọn gà trống chứ không phải gà mái làm đồ lễ cúng là vì gà trống được xem là 1 loại linh vật hội tụ 5 đức tính tốt đẹp của người quân tử mà con người cần hướng đến gồm: Văn, Võ, Dũng, Nhân, Tín. Việc cúng gà trống đêm giao thừa 2021 cũng là cầu mong con cháu được hưởng những đức tính ấy. 
 
- Văn: Gà trống có mào trên đỉnh đầu cùng hai cái mào ở dưới, giống như chiếc mũ cánh chuồn của ngài tiến sĩ xưa, biểu tượng cho văn.
 
- Võ: Gà có cựa như thứ vũ khí, biểu tượng cho võ.
 
- Dũng: Gà trống luôn sẵn sàng đánh nhau để bảo vệ đàn của mình, biểu tượng cho dũng.
 
- Nhân: Gà trống đầu đàn khi được cho ăn thì luôn gọi cả đàn đến chứ không ăn một mình, biểu tượng cho nhân.
 
- Tín: Gà trống luôn cất tiếng gáy đúng canh giờ, biểu tượng cho tín.
 
Chính vì vậy giờ phút thiêng liêng nhất của một năm, phút Giao thừa, đêm Trừ tịch, tất niên, cúng gà trống là để mong muốn một năm mới hanh thông, tốt đẹp hơn nhiều so với năm cũ.

ga cung quay dau ra ngoai le cung giao thua ngoai troi
Cúng gà trống phút giao thừa để mong muốn 1 năm mới hanh thông, tốt đẹp 

3. Một vài lưu ý quan trọng khi cúng gà trống đêm giao thừa 2021

 

- Tiêu chuẩn chọn gà trống

 
Với mong ước về sự may mắn, an lành, tốt đẹp, việc chọn gà cúng đêm Giao thừa phải là gà trống hoa, gà chưa đạp mái và mới le te gáy. 
 
Điều này hàm ý về lễ vật khỏe mạnh, tinh khiết, chưa vướng “bụi trần” thì lời khẩn cầu mới được linh nghiệm. Với gà mái, có thể chặt miếng, nhưng sẽ không được đẹp mắt và giảm bớt đi phần nghiêm cẩn.
 

- Trên mâm cúng giao thừa, đặt gà cúng quay đầu vào trong hay ra ngoài?

 
+ Với mâm cúng giao thừa ngoài trời
 
Theo quan niệm người Việt, cúng giao thừa là nhằm tiễn đưa quan quân cai quản năm cũ và chào đón quan quân cải quản năm mới. 
 
Vì thế, khác với gà cúng gia tiên, với mâm cúng đêm giao thừa nên đặt đầu gà quay ra đường để đón quan Tân niên Hành khiển cai quản năm mới đi qua. Cách đặt như vậy còn có ý nghĩa gọi Mặt trời chiếu vào nhà mình, mang tới ánh hào quang, sự sống và thịnh vượng.
 
+ Với mâm cúng giao thừa trong nhà (cúng gia tiên)
 
dat ga cung quay dau vao trong le cung giao thua trong nha
Với mâm cúng giao thừa trong nhà, nên để gà quay đầu vào trong

Khi cúng gà đêm Giao thừa trong nhà trên ban thờ, quan niệm chung là thường đặt đầu gà quay vào phía trong, hướng về bát hương với tư thế há miệng, chân quỳ, cánh duỗi tự nhiên, được gọi là “con gà biết kêu, biết gáy, đang chầu”.  Không nên đặt đầu gà quay ra ngoài vì cho đó là gà “không chịu chầu”, mang tội bất kính. 
 
Bày gà cúng nếu quay đầu ra phía ngoài trông sẽ thuận mắt người nhìn hơn, còn quay đầu vào trong thì phao câu chổng ra ngoài, không đẹp mắt. Tuy nhiên, đó chỉ là hình thức mà thiếu đi ý nghĩa tâm linh đẹp đẽ vốn có của nó. 
 
Tuy nhiên theo ý kiến của nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Nguyễn Hùng Vĩ (trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội thì việc đặt gà quay vào trong hay quay ra ngoài không quan trọng. 
 
Bởi lẽ trong văn hóa thờ cúng thần linh từ xưa người ta chỉ thờ một miếng thịt là đủ, chỉ khi cuộc sống đã đầy đủ hơn thì người ta mới cúng cả con gà.
 
*Thông tin mang tính tham khảo, chiêm nghiệm. Chúc mọi người năm mới An khang, Thịnh vượng!

Tin cùng chuyên mục dành cho bạn:

Tin cùng chuyên mục

X