Thứ Tư, 07/02/2018 10:14 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Giao thừa cúng gì thì tốt? Tại sao lại cúng gà đêm Giao thừa chứ không phải một thứ gì khác? Những điều này đều có nguyên do của nó.
1. Nguồn gốc của việc cúng gà đêm Giao thừa
Tục lệ này bắt nguồn từ một truyền thuyết cổ xưa, khi mà Trái đất còn trong thủa hồng hoang. Khi đó, Ngọc Hoàng mới tạo ra mặt đất, trên trời không phải có 1 mặt trời mà có tới tận 10 mặt trời theo lệnh Ngọc Hoàng chiếu sáng suốt ngày đêm để mặt đất được sáng sủa và khô ráo, con người và các sinh vật khác mới có thể sinh sống bình thường.
Tuy nhiên, mãi tới khi mặt đất đã khô tới hạn hán rồi mà Ngọc Hoàng vẫn chẳng nhớ ra để triệu hồi các mặt trời về, khiến cho mọi người khổ sở vì nắng nóng cháy da cháy thịt suốt đêm ngày, cây cối cũng chẳng sống được dưới ánh mặt trời thiêu đốt như vậy, các con vật cũng sắp không chịu nổi nữa.
Kêu cầu Ngọc Hoàng mãi mà Ngài bận việc, không thấu tỏ nỗi khổ con dân đang phải chịu đựng nên mọi người mới họp bàn nhau, thống nhất cử ra một người bắn rơi mặt trời. Trong số đó có một dũng sĩ tình nguyện đứng ra nhận trách nhiệm, chàng dùng cung tên bắn rụng tới mặt trời thứ 9, đang chuẩn bị hạ nốt mặt trời còn lại thì ông mặt trời thứ 10 sợ quá nên trốn biệt đi, không dám ló mặt ra chiếu sáng nữa.
Thế là từ cảnh bị mặt trời thiêu đốt ngày đêm, mặt đất lại chìm vào tăm tối. Mọi người khi ấy mới hoảng loạn, vì không có mặt trời thì các hoạt động đều bị ngưng trệ, khó bề tiếp tục. Con người và loài vật cùng rủ nhau đi gọi mặt trời, nhưng mặt trời thứ 10 qua trận địa cung tên vừa rồi quá sợ hãi nên mọi người có gọi thế nào cũng không ra.
Cuối cùng, có con gà trống cất tiếng gáy vang, ông mặt trời tò mò không hiểu vật gì phát ra tiếng động vang vọng hùng dũng như vậy mới ló ra xem, quên cả sợ hãi. Sau đó không thấy bị con người đuổi bắn nữa, mặt trời mới ra ngoài chiếu sáng trở lại, nhưng rút kinh nghiệm từ trước, mặt trời không chiếu sáng suốt ngày đêm nữa mà chỉ ngày mới ló rạng, đêm lại núp đi nghỉ ngơi.
Hàng năm, đêm Giao thừa được coi là đêm tối nhất trong năm, bởi mặt trời ẩn nấp sâu nhất, không một tia sáng hé rạng. Chính vì lẽ đó mà dân chúng bảo nhau cúng gà trống đêm Giao thừa, mong rằng chú gà dũng cảm sẽ đánh thức được ông mặt trời chiếu sáng trở lại trong năm mới, đem tới mùa màng tốt tươi, cuộc sống no đủ cho mọi nhà.
Bạn đã biết
Gà cúng đêm giao thừa nên quay đầu vào trong hay ra ngoài chưa?
2. Ý nghĩa của việc cúng Gà đêm Giao thừa
Con gà là biểu tượng của nền văn hóa nông nghiệp, mà ở Việt Nam là nông nghiệp lúa nước, mang đậm tín ngưỡng tôn sùng mặt trời. Cúng gà đêm giao thừa, người dân mong muốn năm mới mưa thuận gió hòa, mặt trời chiếu sáng để việc trồng cấy được suôn sẻ thuận lợi, mùa màng tốt tươi, thu hoạch lúa đầy kho, thóc đầy bồ.
Theo
phong thủy thì gà là con vật cát tường, may mắn. Người Việt từ xưa đã có tục giết gà trống ngày cuối năm và ngày đầu năm mới – mùng 1 Tết để trấn hung đón cát, xua đuổi những điều xui xẻo, mong cả năm được an lành, may mắn.
Nhiều nơi còn có tục giết gà khi có người mất hay bệnh trọng trong nhà để xua đuổi điềm xấu, đánh tan tai ương. Dần dà, tập tục này được phát triển lên thành xu hướng cầu phúc đón cát lành như treo tranh gà trống, trưng tượng gà trống. Làm vậy là để mong may mắn cát tường, đón lành tránh dữ.
Gà cúng đêm Giao thừa phải là gà trống hoa, trống non mới le te gáy và chưa đạp mái, có vậy mới đủ khỏe mạnh và tinh khiết, chưa vướng “bụi trần”.
Ngày nay, văn hóa lối sống cùng tư duy của người dân có nhiều khác biệt, người ta chỉ làm theo tục lệ từ xưa mà không hiểu rõ về ý nghĩa văn hóa, ý nghĩa của
phong tục nằm ở đâu.
Chính vì đó mà người ta dễ dàng hiểu lầm như năm Gà không cúng gà, năm Tị con rắn bắt gà nên cũng không cúng gà, rồi thay vào đó bằng chân giò hay khổ thịt lợn hoặc những đồ lễ khác. Làm vậy không sai, nhưng khi đó đồ lễ cúng chỉ đơn giản là đem cúng tế chứ không có ý nghĩa văn hóa, cũng không mang theo lời nguyện cầu may mắn của gia chủ.