(Lichngaytot.com) Việc thưởng phạt luôn phân minh và hình ảnh con quỷ Giáng sinh Krampus sẽ song hành cùng ông già Noel như là cách để răn dạy những đứa trẻ hư.
Mỗi dịp cuối năm, chúng ta thường nhắc tới ông già Noel vô cùng quen thuộc nhưng sự thật thì Giáng sinh không chỉ có những điều thú vị về bức thư gửi ông già Noel và ông không phải nhân vật duy nhất xuất hiện. Có một kẻ khác cũng hiện diễn trong ngày lễ đặc biệt này đó là con quỷ Giáng sinh Krampus.
Con quỷ Giáng sinh Krampus là ai?
Thật là thiếu sót nếu chúng ta không biết rằng ông già Noel cũng có một kẻ phản diện, tà ác tên Krampus. Hình tượng gốc của ông già Noel là người của Chúa thì Krampus cũng mang hình dáng phản Chúa xa xưa và tự nhiên nhất - quỷ Satan.
Krampus là con quỷ đêm Noel, xuất hiện trong văn hóa dân gian của Đức và Áo, cái tên Krampus xuất phát từ tiếng Đức: Krampen có nghĩa là "chiếc móng". Được biết, Krampus xuất phát từ chuyện thần thoại Norse.
Một điều trùng hợp đó là Krampus, cũng vốn là một con quỷ trong truyền thuyết Bắc Âu, đặt ở thế đối nghịch với thần Odin. Hắn là con trai của thần Hel - chúa tể của thế giới tội lỗi, thế nhưng sau nhiều cuộc đồng hóa văn hóa và truyền giáo, Krampus dần trở thành một nhân vật của Thiên chúa giáo.
Ngoại hình Krampus rất đáng sợ và được miêu tả là hiện thân của ma quỷ với cơ thể nửa người nửa dê, cặp sừng to dài và một bộ ria, lưỡi dài bén và móng vuốt sắc nhọn. Mỗi khi xuất hiện, Krampus đeo trên mình chuỗi chuông, nó thường lắc dây xích của mình tạo tiếng động nhằm báo cho các bé hư rằng hắn ta đang đến gần.
Theo truyền thuyết, Krampus sẽ cầm một bó gậy bạch dương trên tay và hàm răng nanh đáng sợ của nó sẽ dọa cho những đứa trẻ hư phải nghe lời. Tuy nhiên, nếu những đứa trẻ ngang bướng, không biết sợ, hắn sẽ tìm từng bé một và bắt nhốt chúng ở thế giới tội lỗi trong vòng một năm.
Truyền thống đêm Noel tại Đức xảy ra sớm hơn so với những nước khác, vào khoảng ngày 5 tháng 12, ngày lễ của St Nicholas - Krampusnacht hoặc Nikolaustag khi những ông bố, bà mẹ dặn các con kiểm tra xem đôi giày của chúng được chất đầy kẹo hay que cây.
Truyền thống đêm Noel tại Đức xảy ra sớm hơn so với những nước khác, vào khoảng ngày 5 tháng 12, ngày lễ của St Nicholas - Krampusnacht hoặc Nikolaustag khi những ông bố, bà mẹ dặn các con kiểm tra xem đôi giày của chúng được chất đầy kẹo hay que cây.
Xem thêm: Những phong tục Giáng sinh cầu cho năm mới may mắn, tình duyên ngập tràn
Điều bạn chưa biết về Krampus
Được xem là phiên bản xấu xa của ông già Noel
Trong khi hình ảnh ông già Noel thân thiện khi đi tặng quà cho trẻ con thì Krampus ngược lại, là con quỷ đáng sợ, chuyên trừng phạt trẻ hư. Được niết, con quỷ Giáng sinh Krampus sẽ nhốt những đứa trẻ ngỗ nghịch vào bao tải rồi ném xuống suối hoặc cũng được cho là thường bắt cóc chúng và đem chúng thẳng xuống Địa ngục.
Krampus thậm chí còn có ngày lễ của riêng mình, ngày 5/12 hàng năm. Ngay sau đó một ngày chính là ngày kỷ niệm thánh St.Nicholas - mùng 6/12.
Krampus thậm chí còn có ngày lễ của riêng mình, ngày 5/12 hàng năm. Ngay sau đó một ngày chính là ngày kỷ niệm thánh St.Nicholas - mùng 6/12.
Theo truyền thuyết, vào đêm ngày 5/12 con quỷ này sẽ đến thăm từng nhà, đúng như cách ông già Noel ghé thăm từng nhà trong đêm Giáng sinh. Tuy nhiên thay vì tặng trẻ con quà và kẹo, Krampus sẽ đánh những đứa trẻ hư bằng gậy.
Krampus được cho là kẻ rất xảo quyệt, chúng thành thạo nghệ thuật lừa đảo và cải trang, có thể biến mình thành quỷ, đội lốt dê, hóa thành những con dơi, nhưng cũng có thể... hóa trang thành những sinh vật đáng yêu như Người tuyết với mũi cà rốt.
Ngoại hình của Krampus khác biệt tùy theo từng vùng và quốc gia: hắn có thể mang khuôn mặt gợi nhớ đến loài quỷ, dê, dơi, nhưng cũng có thể... dễ thương như Người Tuyết.
Tuy nhiên, hình tượng của loài ác quỷ này luôn có một vài nét đặc trưng: lông tối màu, có một chân hình người và một chân của... ngựa, cùng với cái lưỡi nhọn, dài lòng thòng.
Ban đầu, Krampus không liên quan gì đến đạo Thiên Chúa, thực ra cho đến này không ai có ghi nhận xác thực về nguồn gốc của chúng. Theo một số thông tin, truyền thuyết về Krampus được cho là bắt nguồn từ những câu chuyện truyền miệng từ trước Công Nguyên.
Nhưng chỉ đến thế kỷ XVII, Krampus mới được đưa vào ngày lễ Giáng sinh cùng Thánh Nicholas (hóa thân của ông già Noel) và được coi là “phiên bản độc ác” của ông.
Lễ hội Krampuslauf
Krampus là một trong những nhân vật biểu tượng mang ý nghĩa lớn đối với nhiều nước Châu Âu. Và đến nay, nhiều nơi như ở Mỹ và châu Á cũng bắt đầu biết tới loài ác quỷ này như là sự song hành xuất hiện của ông già Noel.
Ngày này, mọi người ở Áo và một số nước châu Âu như Áo, Đức, Hungary và CH Séc cải trang như những con quỷ Krampus và tham gia vào cuộc đua Krampuslauf.
Thậm chí tại Mỹ hiện nay, “cơn sốt Krampus” dần trở nên phổ biến hơn với những buổi tiệc hóa trang thành Quỷ dữ ngày Giáng Sinh.
Họ thường đeo mặt nạ chạm khắc bằng gỗ, chuông, dây chuyền và mặc trang phục Krampus được thiết kế công phu để cùng chạy đua qua thị trấn. Điều khác biệt là khi chạy đua này là họ còn có quyền đánh khán giả - tương tự như cách Krampus đánh trẻ con bằng những cành cây bạch dương.
Những ai trong vai con quỷ Giáng sinh Krampus thường nhắm vào chân và đùi, còn nạn nhân chủ yếu là các thiếu niên. Một số người tham gia lễ hội có thể bất ngờ và bị bầm tím nhưng họ đều bỏ qua vì tinh thần của lễ hội.
Những ai trong vai con quỷ Giáng sinh Krampus thường nhắm vào chân và đùi, còn nạn nhân chủ yếu là các thiếu niên. Một số người tham gia lễ hội có thể bất ngờ và bị bầm tím nhưng họ đều bỏ qua vì tinh thần của lễ hội.
Một truyền thống khác ở Styria (một bang phía Đông Nam Áo) vẫn được duy trì đến ngày nay, đó là người đóng giả Krampus sẽ đến từng nhà cùng với các cành bạch dương sơn vàng tặng cho trẻ con.
Các gia đình sẽ treo cành cây này lên tường trong suốt một năm sau đó để "nhắc nhở" con cái cần ngoan ngoãn nếu không muốn bị Krampus xuất hiện trong nhà mình.
Ngày nay, chiếc mặt nạ bằng gỗ dùng trong các cuộc chạy đua Krampus được coi như một loại sản phẩm nghệ thuật truyền thống đáng bảo tồn. Chúng thường được chạm khắc bằng tay một cách tỉ mẩn và đều mang những họa tiết độc đáo khác nhau.
Thậm chí, thành phố Kitzbuhel và Stallhofen ở Áo và Đức đều có một bảo tàng trưng bày những trang phục và mặt nạ cổ đã được dùng cho các tập tục mừng ngày lễ Krampuslauf này.
(Tổng hợp)
(Tổng hợp)