Con gái có được thờ cúng bố mẹ đẻ ở nhà chồng?

Thứ Năm, 28/01/2016 09:33 (GMT+07)

(Lichngaytot.com) – Phong tục xưa cho rằng, nữ giới đã xuất giá là chỉ thờ cúng tổ tiên nhà chồng bởi một nhà không được thờ hai họ. Nhưng trên thực tế vẫn có chị em thờ cúng bố mẻ đẻ ở nhà chồng. Điều này có phạm cấm kỳ gì chăng?


1. Con gái thờ cúng bố mẹ đẻ ở nhà chồng có phạm cấm kỵ không?


Theo các nhà tâm linh, nghiên cứu Phật học, việc con cháu thờ cúng cha mẹ, ông bà tổ tiên là việc hiếu nghĩa, đúng đạo lý.

Tùy theo hoàn cảnh mà lập không gian thờ cúng hợp lý, mỗi ngày giỗ, lễ tết con cháu tề tựu thắp hương tưởng nhớ người đã khuất. Con cái không thờ cúng bố mẹ mới là bất hiếu, trái đạo lý và văn hóa chứ việc phân chia trai gái chỉ mang tính tương đối.

 

2. Trai hay gái không quan trọng


Theo phong tục xưa, phụ nữ khi đã lấy chồng chỉ được thờ cúng tổ tiên nhà chồng bởi quan niệm “một nhà không được thờ hai họ”. Điều này chỉ đúng với một vài dân tộc ở nước ta.

Thực tế cho thấy, người Tày vẫn có thể lập hai bàn thờ, một bàn thờ lớn ngự giữa phòng khách để thờ gia tiên nhà chồng, một bàn thờ nhỏ hơn và lùi xuống phía sau bàn thờ chính để thờ bố mẹ đẻ, gia tiên nhà vợ.

Họ áp dụng cách thờ cúng này trong trường hợp nhà không có con trai lo chuyện thờ cúng, nhà sinh con gái một bề hoặc nếu người chồng muốn bày tỏ lòng hiếu kính với bố mẹ vợ.

 
Tương tự, người Mông cũng lập bàn thờ bố mẹ vợ trong nhà. Ngoài việc đặt thêm một bàn thờ nhỏ, người phụ nữ còn được hương khói thường xuyên cho bố mẹ đẻ, không còn nỗi lo bố mẹ đẻ và gia tiên nhà mình bị lãnh lẽo.

Xã hội ngày càng văn minh, nhiều gia đình chỉ có con gái tất nhiên sẽ muốn giữ trọn đạo hiếu làm con, thờ cúng cha mẹ ruột, gia tiên nhà mình không có gì sai trái. Việc cấm đoán như một số gia đình hiện nay vẫn làm là lạc hậu, phong kiến. 

Xem chi tiết hơn ý nghĩa sâu sa này tại bài viết: Vì sao phải thờ cúng ông bà tổ tiên, người đã khuất? 

3. Lưu ý khi thờ cúng cả nội tộc và ngoại tộc


Nếu nhà có không gian, nên lập thành hai bàn thờ tách biệt, một thờ gia tiên nhà chồng, một thờ gia tiên nhà vợ. Không nên đặt bàn thờ gia tiên nhà vợ phía trước bàn thờ chính.

Nếu nhà chật hẹp, chỉ có thể làm một bà thờ thì hãy chia bàn thờ 2 bên: Bên trái để bát hương, ảnh thờ cúng nội tộc, bên phải để bát hương, ảnh thờ cúng ngoại tộc. Phần giữa bàn thờ không nên đặt ảnh gia tiên, vì đó là vị trí quan thần linh, đặt ảnh gia tiên ở đó là phạm kỵ.

Trình tự cúng khấn: Khấn gia tiên nhà chồng rồi đến gia tiên bên vợ, tiếp đó là bố mẹ chồng rồi tới bố mẹ vợ. Ngày giỗ bố mẹ đẻ cũng cần thắp hương cả bàn thờ nhà chồng, cần cáo quan thần linh, gia tiên nhà chồng để xin phép được cúng lễ bố mẹ đẻ. Tham khảo thêm: Trọn bộ Văn khấn cổ truyền, cúng bái cho các dịp

Ngoài ra, theo quan điểm của một số nhà văn hóa dân gian, tập tục, nghi lễ chỉ là do con người nghĩ ra, dù là nam hay nữ đều có quyền bình đẳng như nhau về mọi chuyện, trong đó có cả vấn đề thờ cúng cha mẹ, tổ tiên.

Những bài viết cùng chủ đề, có thể bạn quan tâm:

Ngân Hà