Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất
Lịch Vạn Niên - Lịch âm dương - Xem ngày tốt xấu 2024

Tại sao ngày lễ Giáng sinh không thể thiếu cây thông Noel?

Thứ Ba, 18/12/2018 17:41 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Mỗi khi Giáng sinh về, nơi nơi lại tràn ngập hình ảnh của những cây thông Noel được trang trí tuyệt đẹp. Nhưng tại sao lại là cây thông chứ không phải cây Giáng sinh gì khác?
 
 

1. Tại sao cây Giáng sinh lại là cây thông Noel?


nguon goc cua cay thong noel
 
Theo quan niệm truyền thống của người phương Tây, màu xanh là màu sắc tượng trưng cho sự sung túc, ấm no và phồn vinh, vĩnh cửu. Nhiều nơi còn cho rằng màu xanh là thứ bùa linh nghiệm để xua đuổi tà ma, loại trừ bệnh tật. Bạn có biết chúng ta có thể Cải thiện số mệnh nhờ sử dụng màu sắc chuẩn phong thủy.
 
Cây có màu xanh quanh năm cũng có ý nghĩa đặc biệt với con người. Nó tượng trưng cho sự sống trường tồn, cho sức mạnh của thiên nhiên, của tạo hóa, mang lại màu sắc của hy vọng về 1 tương lai no ấm. Cây thông được chọn làm cây Giáng sinh cũng vì màu xanh mạnh mẽ của nó giữa mùa đông lạnh giá, tuyết rơi trắng trời. 
 
Có nhiều lý giải về nguồn gốc của cây thông Noel, giải thích tại sao cây thông lại là cây Giáng sinh thường thấy nhất ở các nơi trên thế giới chứ không phải là 1 loại cây nào khác.
 
Theo truyền thuyết, ngày xửa ngày xưa, vào 1 đêm Noel lạnh giá, 1 người tiều phu nghèo đang vội vã về nhà sau 1 ngày lao động vất vả thì chợt nhìn thấy 1 đứa trẻ đói lả nằm bên đường. 
 
Lòng thương người không cho phép ông để mặc đứa trẻ đó, vì thế mà dù gia cảnh chẳng giàu có gì nhưng ông vẫn đưa đứa trẻ về nhà ủ ấm, cho ăn uống và ngủ trong căn nhà của mình. 
 
Sáng hôm sau, người tiều phu thức dậy thì nhìn thấy ngoài cửa nhà mình có 1 cây thông tuyệt đẹp được đặt ngoài cửa, còn đứa trẻ thì đã biến mất. Khi ấy ông mới nhận ra Đức Chúa đã cải trang thành đứa trẻ đêm qua để thử lòng thương người của mình. Cây thông này chính là phần thưởng cho lòng tốt và sự nhân hậu của ông. 

tai sao cay thong duoc chon lam cay giang sinh
 
 
Một truyền thuyết khác lại kể về câu chuyện của thánh Boniaface. Truyện kể rằng, vào thế kỷ thứ 8, thánh Boniface, khi đó còn là 1 giáo sĩ người Anh trên đường sang Đức truyền bá đạo Cơ đốc đã mang theo 1 cây thông xanh tượng trưng cho tình yêu thương, hòa bình và sự cởi mở của tín ngưỡng tôn giáo mới. Ông đem tặng cây thông đó cho thành phố Geismar.
 
Lại có câu chuyện khác kể rằng trên đường hành hương tới Đức, thánh Boniface tình cờ gặp 1 toán người đang tập trung quanh 1 cây sồi lớn làm lễ tế thần bằng 1 đứa trẻ. Trong lúc cấp bách, để cứu đứa trẻ thoát khỏi buổi lễ tế vô nhân đạo kia, thánh Boniface đã tung ra 1 cú đấm khiến cho cây sồi lớn đổ gục.
 
Cũng chính ở nơi cây sồi đổ xuống, 1 cây thông xanh nhỏ mọc lên. Để xoa dịu sự tức giận của đám đông, thánh Boniface nói rằng cây thông đó chính là biểu tượng của sự sống và tượng trưng cho cuộc sống vĩnh hằng của Chúa cứu thế. 
 
Sau này, khi người dân Đức chấp nhận Cơ đốc giáo là 1 tôn giáo chính thức, cây thông Noel cũng được chọn làm biểu tượng cho ngày Giáng sinh, cũng là để tưởng nhớ công ơn truyền giáo của thánh Boniface.
 
Còn với người Đông Âu (Celtes), việc dùng cây thông trang trí cho ngày lễ Noel lại có nguồn gốc hoàn toàn khác. Theo truyền thuyết, từ năm 2000 đến năm 1200 TCN, người Đông Âu đã có tục lệ trưng cây thông trong nhà vào ngày 24/12 để mừng lễ Tái sinh của Mặt trời.
 
Xưa kia, người Đông Âu dùng lịch theo chu kì của mặt trăng, theo đó mỗi tháng lại có 1 loại cây biểu tượng. Ngày 24/12 là ngày bắt đầu tiết Đông chí, được đặt tên là Tùng bách (épicéa). Cây thông được lựa chọn là cây xanh trưng vào ngày này, được trang trí bởi hoa trái và lúa mì, tượng trưng cho sự sống vững bền. 

cay thong
 
Theo nguồn gốc ngày lễ Giáng sinh, năm 354, giáo hội Công giáo định ngày 25/12 là ngày chính thức tổ chức lễ Giáng sinh và người ta cho rằng ngày lễ này có nguồn gốc từ nền văn hóa của người Celt và Saxon cổ đại. Điều này cũng giải thích cho nguồn gốc của cây thông Noel.
 
Sở dĩ nói vậy là vì vào ngày Đông Chí 25/12, người ta sẽ tổ chức lễ hội Yula hay còn gọi là Bánh xe của năm. Trong ngày lễ này người ta sẽ lấy 1 khúc gỗ mới đốn hạ và đốt cháy nó trước 12h ngày Đông Chí để mong cầu năm mới may mắn và thịnh vượng. 
 
Theo thời gian, ngày lễ có phần thay đổi khi việc đốt cháy khúc gỗ được thay thế bằng việc trưng cây xanh có gắn những chiếc đèn nến nhỏ. Người ta gọi đó là cây Giáng sinh. Cây Giáng sinh thường là cây thường xanh như cây thông, trang trí với những cành cây nhựa ruồi và cây tầm gửi tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở. 
 
Người Celt cổ đại tin rằng cây tầm gửi là một loại thuốc kích thích tình dục, làm tăng khả năng sinh sản. Chính vì thế mà người ta có tục lệ hôn nhân dưới vòm cây tầm gửi hay dưới cây tầm gửi treo trên cây Giáng sinh.
 

2. Tại sao cây thông Noel được trang trí rực rỡ?


trang tri cay thong
 
Ban đầu, người ta chỉ đơn thuần đặt cây thông Noel vào nhà trong những ngày Giáng sinh để tượng trưng cho sự sống sinh sôi nảy nở. Mãi tới những năm vào thế kỉ 16, cây Giáng sinh được sử dụng phổ biến ở Đức và người ta bắt đầu trang hoàng cho chúng bởi nến và những đồ vật nhỏ xinh khác.
 
Theo truyền thuyết, vào 1 đêm Noel năm 1500, nhà thần học nổi tiếng người Đức, cũng là tu sĩ dòng Augustine, Martin Luther đã đi dạo trong rừng, tận hưởng bầu không khí trong lành và tĩnh lặng nơi đây.
 
Bầu trời sáng lấp lánh bởi muôn ngàn vì sao, ánh trăng rải vàng trên mặt đất, qua những kẽ lá. Và giữa không gian lung linh ấy, ông ngỡ ngàng khi nhìn thấy một cây thông xanh được phủ đầy tuyết trắng trên cành, thực sự rực rỡ dưới ánh trăng. 
 
Choáng ngợp bởi vẻ đẹp này, khi trở về nhà, ông đã mang 1 cây thông nhỏ vào để trang trí và tái hiện lại vẻ đẹp của nó. Ông dùng nến để thay cho ánh sáng lấp lánh của sao trời và mặt trăng, lại thắp nến để tỏ lòng tôn kính với Đức Chúa trong ngày Giáng sinh. 
 
Ông kể câu chuyện này với mọi người và giải thích rằng ánh sáng của ngọn nến trên cây cũng giống như ánh sáng tôn giáo, tín ngưỡng mà Đức Chúa Giê-su đã mang đến cho nhân loại, và màu xanh của cây thông tươi tốt quanh năm chính là sự hiện hữu của Đức Chúa Trời quanh chúng ta, bất kể điều gì có xảy ra đi chăng nữa.
 
Làm theo lời Martin Luther, người ta mang cây thông vào nhà và trang trí cho rực rỡ mỗi đêm Giáng sinh. Song mãi tới giữa thế kỉ 19, cây thông Noel mới dần phổ biến ở Anh. Khi đó, vào năm 1841, Hoàng tế Albert và Nữ hoàng Victoria đã trang trí cây Giáng sinh đầu tiên ở nước Anh bằng nến và rất nhiều hoa quả, bánh kẹo, trong đó có những chiếc kẹo gừng ngọt ngào. Cùng Khám phá những phong tục đón Giáng sinh “bá đạo” nhất thế giới nhé.
 
Cây thông Noel được người Đức nhập cư mang đến nước Mỹ vào những năm 1830 trong những buổi biểu diễn quyên góp cho nhà thờ. Ban đầu người Mỹ không có hứng thú với việc trang trí cây Giáng sinh, song từ những năm 1890, đồ trang trí ở Đức được nhập về Mỹ, người dân cũng bắt đầu trang hoàng nhà mình mỗi khi Giáng sinh bằng những cây thông Noel rực rỡ. 
 
Tin bài cùng chuyên mục:
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X