Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất
Lịch Vạn Niên - Lịch âm dương - Xem ngày tốt xấu 2024

Câu chuyện cảm động phía sau ngày lễ Vu Lan

Thứ Năm, 10/08/2017 18:22 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Ngày rằm tháng 7 hàng năm là đại lễ Vu Lan, là ngày lễ báo hiếu mẹ cha, tưởng nhớ công ơn người đã khuất. Ngày lễ này có nguồn gốc sâu xa, bắt nguồn từ một câu chuyện vô cùng cảm động.

Vu Lan ban đầu là ngày lễ lớn của các tăng ni phật tử theo đạo Phật. Lễ Vu Lan được tổ chức vào ngày rằm tháng 7 hàng năm, là ngày lễ báo hiếu, tưởng nhớ công ơn của cha mẹ. Song càng về sau thì ngày lễ này dần đi vào đời sống dân gian, trở thành ngày lễ của cả dân tộc Việt Nam.


cau chuyen ngay le vu lan
Câu chuyện cảm động phía sau ngày lễ Vu Lan  

Phía sau ngày lễ này có một câu chuyện vô cùng cảm động mà có lẽ không phải ai cũng biết. Hãy cùng Lịch ngày tốt tìm hiểu về câu chuyện đó và ý nghĩa nhân văn phía sau ngày Vu Lan nhé.
 

1. Nguồn gốc ngày lễ Vu Lan

 
Ngày Vu Lan hay Vu Lan bồn có nguồn gốc từ Ullambana trong tiếng Phạn, tức Giải đảo huyền, gỡ khỏi nạn treo ngược. Hiểu theo nghĩa rộng thì là nhờ vào sự thành tâm chú nguyện của chư tăng thập phương mà cứu được mẹ cha khỏi cảnh khổ sở ngục tù, cầu cho chúng sinh được siêu thoát.
 
Truyền thuyết kể rằng tôn giả Mục Kiều Liên là một trong số những đệ tử xuất chúng của Đức Phật. Ngài có quyền pháp thần thông quảng đại, dù theo Phật nhưng vẫn không quên báo hiếu mẹ cha. 
 
Một lần, Mục Kiều Liên dùng tuệ nhãn chiếu rọi khắp phương trời, vô tình nhìn thấy mẹ mình là bà Thanh Đề đang chịu cảnh tội đồ dưới ngục A Tỳ. Bà Thanh Đề khi còn sống nghiệp quá lớn nên khi chết đi phải bị đày xuống địa ngục, thân hình gầy gò ốm yếu, chỉ còn da bọc xương, lại đang phải lao động khổ sai, bị lũ cai ngục đầu trâu mặt ngựa đánh mắng không yên.


canh dia nguc doa day
 
 
Mục Kiều Liên biết họa này là do mẹ mình khi còn trên cõi dương gian không tu thân tích đức, tham lam độc ác, gây bao tội lỗi nên giờ phải chịu đày đọa, nhưng vẫn không thể quên được công ơn dưỡng dục, thương xót khôn nguôi. 
 
Ông thấy mẹ đói khát nên dùng pháp thuật của mình lén đem dâng một bát cơm cho mẹ. Nhưng bà Thanh Đề đón bát cơm, sợ bị lũ quỷ đói tranh cướp nên lén lút che đi. Nghiệp quá lớn, bát cơm vừa đưa lên miệng thì biến thành lửa, bốc cháy ngay trên tay bà Thanh Đề.
 
Mục Kiều Liên chứng kiến cảnh tượng ấy thì lòng đau như cắt, không biết phải làm sao, chỉ đành về nhờ cậy Đức Phật, cầu xin Đức Phật cứu vớt mẹ mình khỏi cảnh đọa đày, để linh hồn bà được siêu thoát.

duc phat va muc kieu lien
 
 
Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của Mục Kiều Liên, Đức Phật đã bày cho ông cách để cứu mẹ khỏi chốn địa ngục tối tăm. Phật nói: “Ông tuy quyền phép vô biên, lại hiếu thảo hơn người, tấm lòng của ông khiến trời đất phải cảm động. Song mẹ ông tội nghiệt quá nặng, một mình ông không thể nào cứu được mẹ. Đến ngày rằm tháng 7, Chư Phật hoan hỉ, Chư tăng tự tứ, ông hãy sửa soạn lễ vật cúng tế, lại thành tâm thỉnh cầu chư tăng chú nguyện thì mẹ ông mới có thể siêu thoát được.”
 
Nghe lời Đức Phật răn dạy, nhằm ngày rằm tháng 7, Mục Kiều Liên lập bồn Vu Lan (chậu đựng đồ lễ cúng dàng), thỉnh mời chư tăng đến cùng chú nguyện để hóa giải nghiệt kiếp cho mẹ mình. Nhờ đó mà bà Thanh Đề được giải thoát khỏi địa ngục, linh hồn được siêu thoát, đầu thai sang kiếp khác. Các vong linh khác cũng nhờ phúc lành của chư tăng mà được siêu thoát.
 
Noi gương hiếu đễ của tôn giả Mục Kiều Liên, hàng năm, cứ đến ngày rằm tháng 7 hàng năm, các tín đồ Phật tử khắp nơi lại tưng bừng tổ chức ngày lễ Vu Lan, thành tâm cầu nguyện cho ông bà cha mẹ còn sống được mạnh khỏe, đã khuất được siêu thoát.
 

2. Ý nghĩa đằng sau câu chuyện ngày lễ Vu Lan

 
Đạo Phật vốn là đạo hiếu, lấy tình thương yêu con người và muôn loài trên thế giới này làm tôn chỉ. Tình cảm đó xuất phát từ tình thương cha mẹ, rồi sau đó mới mở rộng ra thành tình người, tình nhân loại.


cung te le vu lan
 
 
Con cháu báo hiếu cha mẹ dịp lễ Vu Lan thế nào cho đúng? Ngày lễ Vu Lan hàng năm là dịp để con cháu nhớ tới công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Với ý nghĩa đó, dần dần ngày lễ còn được tổ chức để tưởng nhớ công lao và đóng góp to lớn của những anh hùng dân tộc, những người đã xả thân vì đất nước.

Người người cầu nguyện trong lễ Vu Lan để mong thế giới tốt đẹp hơn, người với người đối xử với nhau tốt hơn, không còn kiếp khổ đau, không ai phải chịu cảnh đọa đày.
 
Trong văn hóa người Việt, lễ Vu Lan được cử hành nhằm giải tội cho người chết, cầu phúc cho người sống. Không chỉ làm lễ cầu siêu cho gia tiên, người Việt còn tổ chức lễ cầu siêu cho các vong hồn không nơi nương tựa.

Ngày lễ Vu Lan trong văn hóa Việt đã thăng hoa với tinh thần cứu khổ cứu nạn, cứu nhân độ thế, tạo phúc chúng sinh của nhà Phật, khiến cho ngày Vu Lan thêm nhiều sắc màu ý nghĩa.
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X