Lễ cúng ông Công ông Táo cần mấy con cá chép?

Thứ Hai, 24/12/2018 14:36 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày làm lễ cúng ông Công ông Táo. Bạn có biết cần phải chuẩn bị mấy con cá chép cho lễ cúng này không?
 
 

Tại sao cúng ông Công ông Táo lại cần đến cá chép?


Cá chép cúng Táo quân cần mấy con là đủ? 

Theo phong tục truyền thống, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, các gia đình lại làm lễ cúng ông Công ông Táo lên chầu trời. Lễ vật có cả mâm cỗ mặn, hoa tươi, trái cây, rượu thuốc, vàng mã… đặc biệt, không thể thiếu được cá chép.
 
Vậy tại sao lại cần đến cá chép trong lễ cúng này mà không phải bất cứ lễ cúng nào khác? Có thể thấy, chỉ riêng lễ cúng ông Công ông Táo là gia chủ cần chuẩn bị cá chép mà thôi. Lý do cũng đơn giản, cá chép ở đây được coi là “ngựa” để các Táo về chầu trời.
 
Theo quan niệm xưa, vạn vật đều có tính âm dương, trong đó cá chép mang tính âm, đồng nhất là tính âm của mặt trăng nên có thể bay lên được.
 
Thêm nữa, trong dân gian lưu truyền nhiều câu chuyện về “cá chép vượt vũ môn” hay “cá chép hóa rồng”. Người ta cho rằng chỉ có cá chép là vật sống trong nước nhưng lại có thể biến hóa thành rồng mà bay về trời.  
 
Cá chép có thể hóa rồng tượng trưng cho sự thăng hoa, ý chí tinh thần quật cường cùng nhân cách thanh cao… Chính vì thế, trong rất nhiều loài vật, chỉ riêng có cá chép là được lựa chọn để làm “ngựa” cõng ông Công ông Táo về chầu trời mà thôi.
 

Lễ cúng ông Công ông Táo cần mấy con cá chép?

 
Trong ngày lễ Táo quân, cá chép là đồ lễ không thể thiếu. Với ý nghĩa “cá chép vượt vũ môn hóa rồng”, cá chép là phương tiện đưa các Táo về trời. Có người cho rằng nên cúng nhiều cá chép, cũng có người lại nói chỉ cần 1 con hay 1 cặp cá chép là đủ. 

 
 
Vậy chính xác thì lễ cúng ông Táo cần đến mấy con cá chép? Theo quan niệm dân gian, nếu gia chủ gia cảnh tốt thì nhiều cá chép là tốt, còn không thì 3 con cá chép làm lễ cúng là đủ. Tuy nhiên, việc cúng nhiều cá chép quá mức thì chỉ mang ý nghĩa phóng sinh mà thôi, còn số cá lễ cúng thực sự cần chỉ là 3, không phải là 1 chục, 1 cặp hay 1 con.
 
Có nhiều truyền thuyết về sự tích ông Công ông Táo. Ngoài tích truyện kể về 2 Táo ông và 1 Táo bà thì còn có nơi kể rằng 3 vị Táo quân ở đây là Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ, chuyên cai quản hoạt động của gia chủ. 
 
Các vị Táo quân này có sức mạnh rất lớn, có thể ngăn cản ma quỷ, đồng thời quyết định về độ may rủi, họa phúc của gia chủ. 
 
Người ta thờ cúng ông Táo là mong rằng năm mới sẽ sung túc, đủ đầy. Thờ thần Bếp cũng chính là thờ ông Táo cai quản việc bếp núc. Ngày 23 tháng Chạp, người ta làm lễ cúng mời ông thăng thiên, còn tới ngày 30 – Giao thừa lại thỉnh các Táo về cai quản căn bếp của mình. 
 

Cách chọn cá chép cúng ông Công ông Táo


 
Cá chép dùng trong ngày lễ Táo quân thường được chọn là cá chép đỏ. Khi chọn cá, bạn nên chú ý để chọn cá còn khỏe bằng cách chạm nhẹ tay vào mặt nước, nếu thấy cá bơi nhanh, quẫy mạnh tức là cá còn khỏe. 
 
Cá mua về nhà nên cho ngay vào dụng cụ đựng nước lớn đủ để thả cá vào đó. Chờ tới khi làm lễ xong xuôi, người ta mới mang cá đi thả. Nhiều người cho rằng việc mua và thả cá chép sống ngoài yếu tố tâm linh, làm ngựa cho Táo quân mà còn thể hiện tinh thần yêu thương sự sống, phóng sinh cá chép thể hiện ý nghĩa văn hóa, đồng thời thể hiện lòng nhân đạo của người Việt Nam. Phóng sinh một lần, phúc báo đời đời, nghiệp lành khai nở
 
Sau khi làm lễ xong, gia chủ cố gắng mang cả bát đựng cá ra nơi định thả, tránh dùng tay vướt qua lại, dễ khiến cá bị mệt..
 
Cách thả cá cũng cần phải lưu tâm. Cẩn thận kẻo thả cá phóng sinh không đúng cách là tạo thêm nghiệp. Gia chủ nên xuống gần nước, nghiêng nhẹ miệng vật dụng đựng cá để cá bình tĩnh mà bơi ra. Chớ nên đứng từ trên đường xa thì người ta nên dùng những vật này để đảm bảo mạng sống cho mình. 
 
Cá thả từ vị trí cao quá dễ khiến cá bị choáng, chết, mất đi cái đẹp cho lễ phóng sinh mà còn làm xấu đi phong tục đẹp ban đầu nữa.
 
Xem video:


Thiên Thiên