Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Vì sao vua chúa phải dời đô?

Chủ Nhật, 05/02/2012 00:00 (GMT+07)

Việc dời đô chủ yếu là chọn được bảo địa mới có thể duy trì và phát triển dòng họ, triều đại. Theo đó, mỗi khi dời đô cần phải tính toán chính vận của Thiên Tinh (Tử Vi niên, Thái Vi niên, Thiên Thị niên). Thông thường, vận của hoàng đế chính là vận của đất nước theo Cửu Tinh, đi qua 28 chòm sao để có được linh khí của trời đất.

Một góc Nam Kinh (Trung Quốc) ngày nay

Theo vòng chuyển động, sao Tử Vi niên vẫn đứng đầu trong 3 khối sao thiên tinh, tượng trưng cho nơi ở của thiên tử. Thái Vi niên tượng trưng cho vua chư hầu 12 nước. Khi quan sát 3 niên, khiếm khuyết của khối sao  sẽ biểu hiện những hung họa sắp xảy ra.

Cố đô Nam Kinh thời Tống ở Trung Quốc xưa được coi là kinh đô của các bậc đế vương. Chư Cát Đế đã viết: “Trung Sơn long bàn, Thạch Đầu hổ cứ - trên ứng với Tử Vi chi niên, nơi đây là nhà của các bậc đế vương vậy”. Đại học sĩ Văn Uyên Các đời Minh Dương Vinh cho rằng: “Núi sông thiên hạ, hình thế hùng vĩ tráng lệ, cách cục rộng lớn, cửu tinh cùng ôm, vạn đẩu đều triều, trở nên huy hoàng, có thể làm kinh đô, không đâu bằng Kim Lăng”. Chính vì lí do này, Nam Kinh luôn được các hoàng đế Trung Quốc chọn làm kinh đô.

Cuối đời Nguyên, sau khi Chu Nguyên Chương khởi nghĩa, mưu sĩ Phùng Quốc đề nghị: “Kim lăng kinh đô của bậc đế vương, hãy lấy trước tiên để làm căn bản”. Sau khi Chu Nguyên Chương đại thắng, định đô ở Nam Kinh, lệnh quân sư Lưu Bá Ôn chọn cát địa ở đây để xây hoàng cung. Lưu Bá Ôn phụng chỉ xem địa hình. Ông ta đến Trung Sơn đo đạc, chọn nơi tốt nhất để xây cung điện. Hoàng hậu thưa với Chu rằng: “Bệ hạ sang trọng làm thiên tử. Tất cả thiên hạ là của bệ hạ. Việc chọn đất xây cung điện vẫn phải nghe theo Lưu Bá Ôn sao?”.

Chu Nguyên Chương cho là có lý liền đến núi Chung Sơn bí mật dịch chuyển các khúc gỗ Lưu Bá Ôn đóng dấu. Sớm hôm sau, ông được Lưu Bá Ôn dẫn đi xem cát địa. Phát hiện các cọc gỗ đánh dấu nơi xây hoàng cung bị di chuyển, Lưu Bá Ôn than thở nói: “Nơi đây là cát địa, nhưng đời sau e rằng không tránh khỏi đấu đá và mối lo dời đô”. Chu Nguyên Chương nghe xong cũng không thèm để  ý. Sau khi Chu Nguyên Chương qua đời, lời của Lưu Bá Ôn bắt đầu ứng nghiệm: Minh Thành Tổ Chu Đệ cướp ngôi của Kiến Văn Đế lập ra triều Minh và dời đô lên Bắc Kinh.

Từ đời Nguyên định đô, Bắc Kinh trở thành Kinh Đô của đế vương. Minh Thế Tổ Hốt Tất Liệt trước khi được thiên hạ đã được chí sĩ Ba Đồ Nam tấu rằng: Bắc Kinh là cát địa định đô có “địa hình U Yên chi địa, long bàn hổ cứ, hình thế hùng vĩ. Phía Nam khống chế miền Giang Hoài, phía Bắc nối với sa mạc, thiên tử ở trung ương, 4 vương triều bái”. Vì vậy mà có thể đoạt thiên hạ, dựng cơ nghiệp vạn đời. Sau khi Hốt Tất Liệt kế vị, đặt kinh đô ở Đại Yên đổi tên thành Đại Đô. Ông nói: “Trẫm lấy thiên hạ từ đây là do công của Đồ Nam”. Điều này có thể thấy rằng, ảnh hưởng của thuật phong thủy thời đó là rất lớn.

(Theo Bí ẩn thời vận)

Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X