- Phong thủy biệt thự - những lưu ý không thể bỏ qua
- Chọn đúng hướng để phong thủy nhà ở cực đỉnh
- Lý giải về sát khí trong phong thủy
- Lưu ý phong thủy nhà ở rất cần phải biết
- Tránh ngay 15 kiểu nhà mua về rước họa vào thân
- Những lưu ý ai cũng dễ bỏ qua khi chuyển về nhà mới
(Lichngaytot.com) Hiện nay, do diện tích nhà ở không lớn nên khi thiết kế, để tiện lợi các gia đình thường bố trí nhà bếp gần nhà vệ sinh thậm chí bếp và nhà vệ sinh thông nhau, liền nhau. Xét về phong thủy nhà ở, điều này nguy hại vô cùng.
► Tham khảo thêm những thông tin về: Phong thủy phòng ngủ và những ảnh hưởng đến gia chủ |
Phong thủy nhà ở chú trọng tới phong thủy nhà bếp và phong thủy nhà vệ sinh. Đặc biệt, tuyệt đối không bố trí hai phòng này ở gần nhau, kị nhất là thông nhau, đối diện nhau. Tại sao vậy? Hãy xét tới các nguyên nhân dưới đây.
Dựa vào phong thủy học truyền thống lý giải, nhà bếp là khu vực năng lượng Hỏa rất thịnh vượng vì táo hỏa khí. Phòng vệ sinh là khu vực năng lượng Thủy mạnh, là độc âm khí. Táo hỏa cùng độc âm xung đột, tạo thành khí không may mắn. Sách “Tuyết tâm phú” có viết: "Cô dương bất sinh, độc âm không thịnh”.
Âm dương không điều hòa, ắt nhà bất ổn, hòa khí trong nhà không tốt. Người trong nhà dễ cãi cọ, thị phi, không thống nhất được quan điểm. Hơn nữa, tình huống này cũng tạo bất lợi về tài vận, tán tài, vì bếp là nơi tài khi tụ tập, có độc âm thì không cát lợi.
Nếu để uế khí từ phòng vệ sinh lẫn vào nhà bếp thì đồ ăn rất dễ nhiễm khuẩn, và tạo cảm giác không ngon miệng, ảnh hưởng tới khẩu vị. Từ đó dẫn tới những bất ổn về sức khỏe của cả gia đình.
Nếu nhà ở đã trót phạm lỗi phong thủy nhà ở này, hoặc là di chuyển bếp, hoặc thay đổi vị trí nhà vệ sinh để tránh họa. Nếu không thể, hãy sử dụng bình phong chắn giữa nhà vệ sinh và nhà bếp để giảm bớt ảnh hưởng. Ngoài ra, trong nhà vệ sinh bày thực vật xanh như cây lưỡi hổ, cay thường xuân, cây lan ý,… để hút bớt xú khí, thanh lọc không khí.
Thái Vân