Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Ve sầu phong thủy: Vật phẩm cầu công thành danh toại, may mắn bình an cho cả gia đình không thể bỏ qua

Thứ Năm, 18/07/2019 08:59 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Ve sầu phong thủy (ngọc thiền) từ xa xưa đã là vật phẩm mang nhiều ý nghĩa biểu tượng nên rất được yêu thích trong phong thủy.
Mục lục (Ẩn/Hiện)

 1. Ve sầu phong thủy là gì?


Ve sau phong thuy
 
Ve sầu phong thủy hay ngọc thiền (con ve bằng ngọc) là một vật phẩm phong thủy rất được yêu thích do mang nhiều ý nghĩa biểu tượng thiêng liêng và may mắn. 
 
Theo những tài liệu ghi chép lại, ngọc thiền xuất hiện sớm nhất vào thời đồ đá mới và trở nên phổ biến rộng rãi vào thời Thương. 
 
Tại thời điểm này, ngọc thiền được dùng như món đồ trang sức song chất ngọc không tốt do hầu như đều có pha tạp với đá, khiến đường nét chạm khắc rất thô sơ.
 
Cùng với sự phát triển của tín ngưỡng tôn giáo, sang thời Hán, ngọc thiền phong thủy thường được sử dụng làm vật bồi táng theo người chết.

Bởi người dân cho rằng, chú ve sầu bằng ngọc này có thể giúp trừ tà cho người sống, bảo vệ và giúp người chết có thể đắc đạo thành tiên.
 
Ở thời này, đa số ngọc thiền đều được chế tác với những đường nét chạm khắc gãy gọn, chi tiết hơn. Thân ve có hình thoi, phần đầu cánh và bụng ve được khắc bằng những nét chìm, hai cánh trên lưng đối xứng nhau như hình lá phổi. 

Ngọc thiền xuất hiện từ thời Thương.
 
Chính vì cách chạm khắc không một nét dư thừa nào của thời Hán nên vật phẩm này còn được gọi là “Hán bát đao”.
 
Tới thời Minh, ngọc thiền phong thủy được chạm khắc bằng những đường nét thô và sâu hơn, phần bụng khá dày, cánh lại mỏng. Trên cánh ve còn được khắc thêm những đường vân mảnh, nhìn tựa như trong suốt, sống động như thật.
 
Tại thời Thanh, ngọc thiền đã trở nên tinh xảo và chi tiết hơn hẳn. Hai mắt ve dài nhỏ, cánh ve có hoa văn, phần chân gập lại. Vì được chạm khắc tỉ mỉ như thế nên ngọc thiền rất được ưa chuộng dùng làm đồ trang trí.

Có thể bạn quan tâm: Đeo ngọc phong thủy không chỉ để ngắm mà còn chiêu nạp phúc khí
 

2. Truyền thuyết về ve sầu phong thủy
 

Truyen thuyet ve ve sau phong thuy
 
Người xưa có quan niệm rằng, người đã khuất nếu được táng cùng ngọc thiền sẽ giúp linh hồn của người chết được tái sinh, thoát khỏi chốn bụi trần nhơ bẩn và đến được với một thế giới khác tốt đẹp hơn.
 
Chính vì vậy, những gia đình giàu có thời xưa thường có tập tục tuẫn táng theo người chết một viên ngọc bích có chạm khắc hình con ve sầu và đặt lên trên nắp áo quan.
 
Với người sống, hình ảnh ve sầu lột xác mang ý nghĩa ẩn dụ cho sự tái sinh nên ve sầu được coi là biểu tượng cho cuộc sống kéo dài, phúc thọ an khang và một tuổi trẻ bất diệt.
 
Nguồn gốc của ý nghĩa biểu tượng này đến từ một truyền thuyết từ xưa kia:
 
Tương truyền rằng, có một nữ hoàng vô cùng tốt bụng, làm nhiều việc thiện giúp dân giúp nước khiến người dân vô cùng cảm kích. Sau khi qua đời, bà đã đầu thai thành một con ve sầu.
 
Chính việc đầu thai thành ve giúp vị nữ hoàng kia không bao giờ già đi vì tập tính của ve là luôn lột xác sau mùa hè. Từ đây, ve sầu trở thành biểu tượng cho tuổi trẻ của con người.

Xem thêm: Chọn đá phong thủy theo tháng sinh rước tài lộc cho gia chủ
 

3. Ý nghĩa của ve sầu phong thủy
 

Y nghia cua ve sau phong thuy
 
Ngọc thiền phong thủy có rất nhiều ý nghĩa linh thiêng và hầu hết đều đến từ các tập tục của người xưa.
 
Trước khi lột xác hóa thành ve, con ve thường sống trong bùn đất nhơ bẩn. Sau khi lột xác, chúng hóa thành ve rồi bay lên cành cao và chỉ uống sương sớm thanh khiết chứ không ăn gì.
 
Hành động thoát khỏi bùn nhơ, sống trong bùn mà không hôi tanh mùi bùn của loài ve khiến người cổ đại rất yêu mến loài côn trùng này.
 
Chính vì tập tính lột xác ẩn dụ cho sự tái sinh và thường được bồi táng theo người đã khuất nên hình ve sầu bằng ngọc trở thành biểu tượng cho sự thuần khiết và thanh cao. 
 
Ngoài ra, con ve sầu đực có bộ phận phát ra âm thanh ở dưới bụng, ve kêu rất to và vang xa. Người xưa cho rằng, tiếng ve tượng trưng cho sự triền miên kéo dài, vì thế từ điển tiếng Hán xuất hiện từ “thiền liên”, tức là liên tục không bao giờ ngừng nghỉ.
 
Chẳng những vậy, trong tiếng Hán, ve sầu còn có tên gọi “tri liễu”. Chữ “tri” này nằm trong từ “tri thức”, chỉ sự hiểu biết, học tập. 
 
Vì vậy, dân gian quan niệm trong nhà đặt ngọc thiền hoặc mang theo bên người sẽ giúp trẻ em được thông minh sáng dạ, học hành đỗ đạt, thi cử thuận lợi và công thành danh toại.
 
Bên cạnh biểu trưng cho sự trường tồn và sức sống mạnh mẽ, người ta cũng cho rằng, ngọc thiền phong thủy còn có tác dụng như một lá “bùa hộ mệnh” sẽ chở che, bảo vệ người đeo khỏi các vấn đề xấu và không may mắn.
 

4. Tác dụng của ve sầu phong thủy
 

Tac dung cua ve sau phong thuy
 
Với những ý nghĩa cao đẹp bên trên, ngọc thiền ngày nay đã trở thành một vật phẩm phong thủy cát lành được nhiều người lựa chọn.
 
Vậy tác dụng cụ thể của ve sầu trong phong thủy là gì? Thông tin sau đây sẽ giải đáp thắc mắc này giúp bạn.
  • Cầu danh lợi, thi cử đỗ đạt: 

Nếu trong nhà có con trẻ đang đi học hoặc chuẩn bị thi cử, ngọc thiền là một vật phẩm phong thủy rất tốt cho chuyện học hành thi cử của trẻ.

Đặt ngọc thiền trên bàn học của trẻ nhỏ trong nhà sẽ giúp trẻ phấn đấu học tập giành kết quả tốt, không ngừng tiến bộ, thi cử đỗ đạt. Xem thêm: 4 vật phẩm phong thủy tốt lành, sắm ngay để đỗ đầu bảng vàng

Nếu cho trẻ đeo miếng ngọc hình con ve sầu trên người cũng mang lại hiệu quả tương tự. Đeo ngọc thiền trong người lúc đi thi còn giúp học trò thêm phần tự tin, vững tâm làm bài và mang lại kết quả tốt như mong muốn.
 
Một số quan niệm dân gian còn cho rằng, nếu trong nhà có con gái lười thì nên cho đeo ngọc thiền cũng giúp cô gái chăm chỉ và có chí hướng cuộc sống hơn.
  • Bảo vệ khỏi nguy hiểm, kẻ tiểu nhân: 

Vì được ví như một lá “bùa hộ mệnh giúp che chở con người khỏi nguy hiểm và những điều không may mắn nên ngọc thiền còn có tác dụng bảo vệ người đeo khỏi những âm mưu, kẻ tiểu nhân hãm hại.

Đặc biệt trong môi trường công sở, ngọc thiền còn có ý nghĩa rất đặc biệt. Những người đi làm muốn tránh xa kẻ tiểu nhân đặt điều, những điều thị phi, ghen ghét của đồng nghiệp hay mưu đồ xấu của người quản lý có thể đeo dây chuyền mặt miếng ngọc hình ve sầu sẽ tránh được những vấn đề này.
  • Lưu giữ vẻ tươi trẻ, xua tan muộn phiền: 

Phụ nữ có thể đặt ngọc thiền ở bàn trang điểm hoặc bàn làm việc sẽ giúp xua tan mọi muộn phiền, luôn tươi trẻ và hạnh phúc.
 

5. Cách lựa chọn ve sầu phong thủy
 

Cach lua chon ve sau phong thuy
 
Hiện tại, ve sầu phong thủy được bày bán rất rộng rãi trên thị thường với nhiều kiểu dáng, chất liệu khác nhau. Có loại được làm từ ngọc, có loại được làm từ đá quý hoặc đá bán quý.
 
Tuy nhiên, ngọc thiền từ ngọc được cho là mang lại hiệu quả tốt nhất.
 
Khi lựa chọn ngọc thiền phong thủy cần chú ý đến ngũ hành số mệnh như bất kỳ món vật phẩm phong thủy nào. 
 
Ngũ hành có mối liên hệ tương sinh, tương khắc mật thiết tới nhau nên để tránh những điều không may xảy ra, cần cẩn trọng khi chọn màu sắc của ngọc thiền sao cho phù hợp.
Theo ngũ hành, Thổ sinh Kim, bởi vậy người mệnh Kim tốt nhất nên đeo ngọc thiền phong thủy có màu sắc của hành Thổ. 

Đó là các màu: nâu đất, vàng hoặc màu hòa hợp với hành Kim của mình là ghi, xám, trắng.
Người xưa quan niệm vạn vật khi cháy đi, mất đi đều sẽ trở về với đất mẹ, do đó Hỏa sinh Thổ. Người mệnh Thổ nên chọn màu sắc của ngọc thiền thuộc hành Hỏa tương sinh.
 
Đó là màu tím, đỏ, hồng hoặc màu hòa hợp với hành Thổ của mình là màu nâu đất, màu vàng.
Trong ngũ hành, Kim sinh Thủy, nên người mệnh Kim nên chọn những màu sắc tương sinh với mệnh của mình để may mắn, tài lộc đến với mình. 
 
Do đó, mệnh Thủy nên chọn ngọc thiền có màu thuộc hành Kim là ghi, xám, trắng hoặc màu hòa hợp với hành Thủy của mình là màu xanh, đen.

Lua chon ve sau
 

Mộc sinh Hỏa bởi gỗ cháy sẽ sinh ra lửa. Do đó, người mệnh Hỏa nên chọn màu sắc của ngọc thiền phong thủy theo màu của hành Mộc, tức màu xanh lục hoặc màu hòa hợp với hành Hỏa của mình là màu tím, đỏ, hồng.

Cây xanh không thể thiếu nước nên trong ngũ hành, Thủy sinh Mộc.

Người mang mệnh Mộc muốn lựa chọn ngọc thiền để mang lại may mắn cho bản thân nên chọn ngọc có màu thuộc hành Thủy để luôn khỏe mạnh và phát triển.
 
Đó là các màu xanh, đen thuộc hành Thủy hoặc màu xanh lục hòa hợp với hành Mộc của bản thân.
 

6. Cách bảo quản ngọc thiền
 

Cach bao quan ve sau phong thuy
 
Là một vật phẩm phong thủy quý giá nên cần sử dụng và bảo quản ngọc thiền đúng cách để giữ được vẻ đẹp ban đầu của chúng. Ngọc thiền luôn sáng đẹp cũng sẽ giúp chúng phát huy tối đa công dụng cho người sử dụng.
 
Dưới đây là một số gợi ý về cách bảo quản ngọc thiền để bạn có thể tham khảo:
  • Cách lau chùi:

Ngọc thiền được chạm khắc tỉ mỉ các chi tiết nên bề mặt thường không bằng phẳng. Chính điều này khiến các bụi bẩn, đất cát dễ dính vào các khe, kẽ rất khó lau chùi.
 
Bạn có thể dùng bông mềm thấm dầu dưỡng tóc (hoặc các loại dầu khác đều được) để lau chùi nhẹ nhàng ngọc thiền. Lau xong để khô tự nhiên, ngọc thiền sẽ trở nên đẹp và sáng bóng như ban đầu.
  • Không nên đeo cả ngày:

Nếu sử dụng ngọc thiền phong thủy ở dạng trang sức đeo cổ, không nên đeo dây chuyền liên tục cả ngày mà nên tháo ra khi đi tắm, đi ngủ hoặc lúc tham gia các hoạt động thể thao mạnh, lao động nặng.
 
Như vậy vừa không bị vướng víu lại tránh cho mặt đá hoặc ngọc của ngọc thiền bị tiếp xúc với mồ hôi cơ thể, dẫn đến bám bẩn hoặc bị ô-xy hóa.
  • Không cất chung với các loại trang sức khác:

Khi tháo ra không đeo ngọc thiền và muốn cất giữ trong hộp, bạn nên tránh để chung với các trang sức khác để ngọc thiền không bị xây xước hoặc thất lạc. 

Các loại trang sức thường có bề mặt góc cạnh, một số loại đá cứng hơn có thể làm xước bề mặt của đá mềm. Tốt nhất bạn nên sử dụng hộp riêng hoặc cất giữ trong hộp đựng trang sức có chia thành nhiều ngăn.

Bao quan ngoc thien
 
  • Tránh tiếp xúc với hóa chất, mỹ phẩm hoặc nhiệt độ cao:

Các loại hóa chất như sữa tắm, dầu gội, xà bông, thuốc nhuộm uốn tóc… đều chứa các chất tẩy có thể gây ăn mòn bề mặt đá, khiến ngọc thiền dễ bị xỉn màu. Còn trong mỹ phẩm có chứa thành phần hóa học có thể gây phản ứng với đá, làm mờ màu hoặc gây bẩn cho ngọc thiền.
 
Ngoài ra, trong thành phần của đá tự nhiên đều có lẫn các loại tạp chất, nhiệt độ cao (hơ lửa, hơ đèn, nồi hơi…) có thể làm biến đổi thành phần của đá, khiến chúng giãn nở khác nhau, có thể gây nứt hoặc vỡ đá.
 
Đối với các loại ngọc thiền được nhuộm màu hoặc phủ thủy tinh bên ngoài, nguồn nhiệt cao có thể làm rỗ bề mặt đá hoặc thay đổi màu sắc của đá.
  • Hạn chế đánh rơi:

Giống như bất kỳ món đồ trang sức nào khác, ngọc thiền cũng rất dễ vỡ nếu bị đánh rơi. 
 
Hơn nữa do là món đồ phong thủy tốt lành nên việc ngọc thiền bị rơi vỡ cũng gây nên tâm lý hoang mang, lo lắng với nhiều người vì sợ có điềm xấu sẽ xảy ra. Vì thế, nên hạn chế tối đa đánh rơi ngọc thiền.
 

7. Kiêng kỵ khi sử dụng ve sầu phong thủy
 

Kieng ky ve sau phong thuy
 
Vấn đề kiêng kỵ khi sử dụng ve sầu phong thủy cũng được rất nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia, vì là vật phẩm phong thủy cát lành nên ngọc thiền không có kiêng kỵ gì khi đeo.
 
Tuy nhiên, sau khi thỉnh ngọc thiền về, bạn tốt nhất nên dành thời gian đi lễ để viên đá được hấp thu linh khí đất trời, sẽ rất tốt cho người đeo.
 
Thực tế, ngọc thiền phong thủy cũng chỉ là một vật phẩm có tác dụng hỗ trợ đón lành tránh dữ theo quan niệm của dân gian. May mắn hay phúc khí có đến hay không, trước hết vẫn phải xuất phát từ chính bản thân chúng ta.
 
Đồng thời, ngọc thiền là vật tương hỗ trong phong thủy chứ không phải một loại “thần dược” có công hiệu thần kỳ. Bởi vậy khi sử dụng ngọc thiền, bạn cần có sự tin tưởng và sự kiên nhẫn để vật phẩm này có thể phát huy được tác dụng tốt nhất.

Lam Lam

Tin cùng chuyên mục

X