(Lichngaytot.com) Theo dân gian, rồng là biểu tượng của Vua, của những điều cao thượng, là linh vật thần thoại mang thiên mệnh cao cả và tối thượng. Ngày nay, rồng được coi là vật có tác dụng lớn trong phong thủy. Vậy tượng rồng phong thủy có ý nghĩa, tác dụng và cách dùng như thế nào?
Mục lục (Ẩn/Hiện)
Sức mạnh của loài Rồng có thể nói là vô hạn, biểu tượng rồng trong phong thủy được áp dụng trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống như công việc, tình yêu, hôn nhân.
1. Hình tượng Rồng trong văn hóa
Rồng hay còn gọi là Long, là một loài vật xuất hiện trong thần thoại phương Đông và phương Tây. Trong kinh Phật, Rồng là một trong tám bộ Thiên Long, còn trong 12 con giáp, Rồng được gọi là Thìn, đứng ở vị trí thứ 5.
Ở Châu Á, loài Rồng được mô tả có mình rắn, vảy cá, bờm sư tử, sừng hươu, không có cánh nhưng biết bay, trong khi rồng ở châu Âu được mô tả giống như một con thằn lằn khổng lồ, có cánh như dơi và biết phun lửa.
Trong tứ linh "Long, Lân, Quy, Phụng", Rồng là linh vật đứng hàng đầu. Rồng là biểu tượng của Hoàng đế, của bậc chính nhân quân tử. Do đó có thể thấy, trang phục của các vị vua trong lịch sử đều có thêu biểu tượng Rồng.
Rồng có thể phun mưa giúp mùa màng tươi tốt, thổi gió mát giúp khí trời mát mẻ. Bởi vậy loài Rồng luôn ẩn chứa những sức mạnh vô biên, mang đến nguyên khí cho đất trời, là nền tảng của học thuật phong thủy.
Rồng có thể phun mưa giúp mùa màng tươi tốt, thổi gió mát giúp khí trời mát mẻ. Bởi vậy loài Rồng luôn ẩn chứa những sức mạnh vô biên, mang đến nguyên khí cho đất trời, là nền tảng của học thuật phong thủy.
2. Ý nghĩa tượng Rồng trong phong thủy
2.1. Giải trừ họa tiểu nhân
Theo phong thủy, Rồng có tác dụng giải trừ tiểu nhân, đặc biệt là rồng có màu xanh (gọi tắt là rồng xanh hay Thanh Long). Rồng có đặc điểm là mình dài, trên thân có nhiều vẩy, trên đầu có sừng như sừng hươu, chân có móng vuốt, rồng có nhiều tài như bay trên trời, bơi dưới nước…
Nếu đặt rồng xanh ở hướng Thanh Long của ngôi nhà thì những kẻ tiểu nhân không dám gây sự quấy nhiễu, hoặc khi hướng Bạch Hổ của ngôi nhà khí vận phong thủy quá xấu, thì nên bày rồng xanh ở Thanh Long để hóa giải tai ách do Bạch Hổ gây ra.
2.2. Tăng quyền uy cho người sử dụng
Là con vật đứng đầu trong các loài thú lành, nên ngoài việc hóa sát Rồng còn tăng cường phát huy quyền lực, người có chức vụ cao dùng nó có hiệu quả càng lớn.
Ngoài ra, đây cũng là vật phẩm phong thủy rất phù hợp cho người làm việc hành chính hoặc hoạt động chính trị, giúp chống lại những lời gièm pha và tăng cường quyền uy.
2.3. Hút tài lộc vào nhà
Tượng hình Rồng được bài trí trong nhà sẽ mang đến nguồn sinh khí mạnh mẽ đến với gia chủ bởi Rồng là con vật linh thiêng, đại diện cho sức mạnh và quyền uy của vũ trụ.
Vì thế, nếu đặt tượng Rồng hướng ra cửa chính hoặc cửa sổ sẽ có tác dụng cầu tài lộc cho gia đình, giúp công việc thuận buồm xuôi gió.
2.4. Cải thiện tình trạng hôn nhân gia đình
Theo quan niệm xưa, rồng với phượng là cặp biểu tượng phong thủy tốt lành, có truyền thống lâu đời trong văn hóa phương Đông. Rồng và phượng khi kết hợp với nhau được cho là có tác dụng thu hút may mắn trong vấn đề tình duyên, cải thiện mối quan hệ vợ chồng trở nên hài hòa, qua đó hôn nhân và tình yêu đôi lứa trở nên hạnh phúc hơn.
Khi nói về phong thủy tình yêu hôn nhân nói riêng và tình yêu đôi lứa nói chung, có rất nhiều phương pháp phong thủy giúp mối quan hệ tình cảm giữa người nam và người nữ trở nên hài hòa, viên mãn.
Và một trong những cách thức truyền thống lâu đời nhất, cũng có thể nói là tốt nhất, đó là bài trí hình tượng Rồng và Phượng phong thủy, hay còn gọi là long phụng phong thủy.
Và một trong những cách thức truyền thống lâu đời nhất, cũng có thể nói là tốt nhất, đó là bài trí hình tượng Rồng và Phượng phong thủy, hay còn gọi là long phụng phong thủy.
3. Tuổi nào nên dùng tượng Rồng phong thủy
Rồng (Thìn) là 1 trong 12 Địa Chi, vì vậy các tuổi phù hợp hoặc không phù hợp để sử dụng tượng Rồng phong thủy cũng tuân theo quan hệ hợp, khắc của các Địa Chi.
Các tuổi thích hợp sử dụng tượng Rồng là:
- Người tuổi Thìn, bao gồm: Nhâm Thìn (1952, 2012), Giáp Thìn (1964, 2024), Bính Thìn (1976), Mậu Thìn (1988), Canh Thìn (2000).
- Người thuộc nhóm Tam Hợp gồm:
- Người tuổi Tý: Canh Tý (1960, 2020), Nhâm Tý (1972), Giáp Tý (1984), Bính Tý (1996), Mậu Tý (2008).
- Người tuổi Thân: Bính Thân (1956, 2016), Mậu Thân (1968), Canh Thân (1980), Nhâm Thân (1992), Giáp Thân (2004).
- Người thuộc nhóm Nhị Hợp, đó là người tuổi Dậu sinh các năm: Tân Dậu (1981), Quý Dậu (1993), Ất Dậu (1945, 2005), Đinh Dậu (1957, 2017), Kỷ Dậu (1969).
- Người thuộc nhóm Tam Hội là:
- Người tuổi Dần sinh các năm: Giáp Dần (1974), Bính Dần (1986), Mậu Dần (1998), Canh Dần (1950, 2010), Nhâm Dần (1962, 2022)
- Người tuổi Mão sinh các năm: Kỷ Mão (1939, 1999), Tân Mão (1951, 2011), Quý Mão (1963, 2023), Ất Mão (1975), Đinh Mão (1987)
Người thuộc những nhóm tuổi này sử dụng vật phẩm tượng Rồng sẽ có tác dụng giúp đầu óc nhanh nhạy, tỉnh táo, đem lại nhiều tác động tích cực trong công việc, giúp của cải dồi dào, gia đình hạnh phúc.
Lưu ý, những người thuộc nhóm Tứ hành xung với tuổi Thìn, cụ thể là tuổi Tuất, Sửu, Mùi không nên sử dụng tượng Rồng. Nếu dùng tượng này, do không hợp tuổi, bạn có thể vướng phải những rắc rối, xui xẻo không đáng có, công danh, tài vận, tình duyên có thể bị ảnh hưởng.
4. Cách bài trí tượng Rồng đúng phong thủy
4.1 Theo vị trí đặt
Gia chủ nên bài trí tượng Rồng ở bên trái, bên phải của đại sảnh, phòng khách hay phòng làm việc của gia chủ. Đây là cách bài trí thể hiện quyền uy của người đứng đầu và mang tới điều tốt lành cho các mối quan hệ xã giao, thuận lợi cho việc tương kiến quý nhân, tránh tai tiếng thị phi.
Trong phong thuỷ, Rồng là linh vật bay cao, bay xa nên bài trí tượng hướng ra cửa chính hoặc cửa sổ sẽ giúp công việc thuận buồm xuôi gió, phất lên cao như cánh diều gặp gió.
Đầu Rồng hướng về phía rộng rãi, mắt Rồng nhìn bao quát được phần lớn căn nhà, điều đó sẽ đem lại nhiều may mắn và thịnh vượng.
Nếu có ý định đặt tượng Rồng để thu hút tình duyên, gia chủ hãy đặt bên cạnh Rồng biểu tượng chim Phượng hoàng phong thủy, đây chính là biểu tượng của cặp đôi uyên ương, mang ý nghĩa “long phụng sum vầy”.
4.2 Theo hướng đặt
Nếu nhà quay về hướng biển hay sông hồ: Gia chủ có thể tăng thêm vượng khí bằng cách dùng một đôi Rồng đá màu đen hoặc nâu, đặt trên bệ cửa sổ hay ban công, hướng về phía biển hay sông bởi đây là cách bố trí có thể mang lại sự thịnh vượng.
Nếu trong và ngoài nhà đều không có yếu tố nước: Nên bài trí tượng Rồng ở phía Bắc do phía Bắc là nơi có “nhiều nước”, vì thế rất thích hợp với loài ưa nước như Rồng.
Bên cạnh đó, hướng Đông tượng trưng cho yếu tố Mộc cũng được xem là hướng tốt của loài Rồng, giúp tượng phát huy được tác dụng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể cân nhắc hướng Tây Nam hoặc Đông Bắc. Đây là những hướng thuộc hành Thổ, thích hợp đặt tượng làm bằng thủy tinh, đá hoặc gốm.
5. Những lưu ý khác khi đặt tượng Rồng
Luôn đặt Rồng phong thủy ở vị trí thông thoáng - nơi có nguồn năng lượng tốt dồi dào, phù hợp với đặc tính loài rồng.
Không đặt đầu Rồng nhìn sát vào tường hay đặt ở khu vực góc nhà.
Nếu trên tay Rồng có viên ngọc trai (hoặc viên đá quý), cần tránh để hướng tay Rồng quay ra phía cửa sổ hoặc cửa chính.
Không nên đặt các linh vật phong thủy khác quá gần với Rồng (ngoại trừ một số linh vật hợp với rồng như phượng hoàng phong thủy).
Cần lưu ý việc đặt biểu tượng Rồng sau lưng người ngồi. Bởi đặt ở vị trí này sẽ tạo hiệu ứng cho vương quyền hay quyền lực bị lấn áp hay khống chế, gây phản tác dụng.
Không bao giờ để Rồng nhìn đối diện người ngồi, tức rồng chầu ngược vào chính diện của người chủ hay người lãnh đạo. Vị thế này gây bất lợi về tài lộc, công danh sự nghiệp cho người đối diện.
Nên kết hợp trang trí rồng với nước, Rồng sinh ra từ nước, khi gặp nước sẽ rất dũng mãnh. Nếu đặt Rồng ở chỗ khô hạn sẽ khiến nó mất hết uy phong.
Tùy vào mục đích của người sử dụng, bạn có thể chọn rất nhiều vật phẩm phong thủy khác nhau về loài Rồng như tranh vẽ, phù điêu đồng, tượng hình khối... Về cơ bản, phù điêu đồng hay tượng hình Rồng bằng đồng thường là những vật khí phong thủy mang lại hiệu ứng mạnh mẽ nhất.
Hình tượng Rồng phải thể hiện được nét hiền hòa, uyển chuyển, không lộ nét hung hiểm, dữ tợn nhưng vẫn thể hiện được khí thế oai nghiêm. Nên chọn hình tượng 1 Rồng với viên minh châu được ngậm trong miệng, nếu là 2 Rồng thì phải có minh châu ở giữa, gọi là lưỡng long tranh châu. Màu sắc Rồng nên chọn là màu vàng, vì Thìn - Rồng trong 12 Địa chi thuộc hành Thổ, màu vàng.
Chú ý không nên đặt quá nhiều Rồng phong thủy trong nhà. Theo các chuyên gia phong thủy, số lượng tượng tối đa không được quá 5.
Xem các bài viết khác: