- Trưng cây chiêu tài, công việc nhanh phát
- Nhà khuyết cung - tai họa không ngờ
- Những vị trí nhất thiết không đặt ban thờ
Tượng Hổ phong thủy được xem là linh vật, có tác dụng trấn yểm và chấn hưng dương khí của ngôi nhà. Bày tượng Hổ như thế nào để hợp phong thủy, mang lại điều tốt, tránh điều kị là điều không phải ai cũng biết.
1. Hình tượng Hổ trong phong thủy
Trong văn hóa Á Đông, Hổ là linh vật đứng thứ 3 trong bộ 12 con giáp, nhắc đến hổ là nhắc đến sức mạnh, sự dũng cảm, kiên cường dám đối diện trực tiếp với đối thủ to lớn hơn. Trong dân gian, hổ được người xưa coi như chúa sơn lâm khiến muôn loài khiếp sợ.
Trong phong thủy, người ta thường nói đến hai khái niệm là Tả Thanh Long và Hữu Bạch Hổ để nói về 2 cục thế bên cạnh mộ huyệt. Do đó, có thể coi Hổ là một trong những linh vật phong thủy có sức mạnh to lớn thứ 2 sau Rồng, và thường gắn liền với Rồng như một cặp để bổ trợ sức mạnh cho nhau.
Vì những lý do đó mà người ta đánh giá rất cao công năng phong thủy của tượng Hổ, cụ thể có thể kể đến như sau:
- Trấn trạch, bảo vệ sự bình an
Đây là công năng nổi bật của tượng Hổ. Bày tượng trong nhà có thể trấn trạch, xua đuổi tà ma, ngoại đạo xâm nhập, bảo vệ gia đình khỏi những chuyện không may mắn hay những tai bay vạ gió. Dáng vẻ dũng mãnh của hổ với nanh vuót sắc nhọn có thể giúp diệt trừ ma quỷ có ý định xâm nhập vào nhà bạn.
Ở đền chùa, đặc biệt là đền thờ Thánh Mẫu, tượng Hổ bằng đá thường được sử dụng để bảo vệ sự an tĩnh cho không gian linh thiêng.
- Gia tăng quyền lực, tài lộc, may mắn
Tượng Hổ là vật phẩm phong thủy được những người có địa vị cao trong xã hội hay là các lãnh đạo doanh nghiệp yêu thích sử dụng để bày trí trong phòng làm việc hoặc trong phòng khách.
Bày tượng Hổ ở đây có tác dụng củng cố thêm sức mạnh, sự uy quyền cho bản thân và bảo vệ cho sự bình an của gia chủ, tránh kẻ tiểu nhân quấy phá, giúp con đường công danh, sự nghiệp được thuận lợi hơn, gia chủ gặp nhiều may mắn, được tiếp xúc với nhiều cơ hội làm ăn, đầu tư.
- Là biểu tượng của thành công
Hổ cũng là biểu tượng của sự thành công bởi loài này rất dũng mãnh, không ngần ngại bất cứ cuộc giao tranh nào và thường sẽ giành được chiến thắng.
Vì vậy đặt tượng hổ giúp gia chủ luôn giữ được sự tỉnh táo, tinh thần kiên trì, quyết tâm, không sợ khó khăn, thử thách, giúp chuyện làm ăn, buôn bán phát đạt và gặp nhiều may mắn hơn.
- Mang đến sức khỏe dồi dào
Đặt tượng Hổ phong thủy trong nhà cũng mang đến sức khỏe dồi dào cho các thành viên trong gia đình. Mọi người sẽ luôn giữ được đầu óc tỉnh táo, sức sống dồi dào, tránh được những đau ốm, bệnh tật không mong muốn, người già sống lâu trăm tuổi.
Xem thêm: Biểu tượng phong thủy tốt lành.
Xem thêm: Biểu tượng phong thủy tốt lành.
2. Tuổi nào nên dùng tượng Hổ phong thủy
Hổ (Dần) là 1 trong 12 Địa Chi, vì vậy tuổi nào nên hoặc không nên sử dụng tượng Hổ phong thủy cũng tuân theo quan hệ hợp, khắc của các Địa Chi.
Các tuổi thích hợp sử dụng tượng Hổ là:
- Người tuổi Dần, bao gồm: Giáp Dần (1974), Bính Dần (1986), Mậu Dần (1998), Canh Dần (1950, 2010), Nhâm Dần (1962, 2022)
- Người thuộc nhóm Tam Hợp gồm:
- Người tuổi Ngọ: Giáp Ngọ (1954, 2014), Bính Ngọ (1966), Mậu Ngọ (1978), Canh Ngọ (1990), Nhâm Ngọ (1942, 2002)
- Người tuổi Tuất: Bính Tuất (2006), Mậu Tuất (1958, 2018), Canh Tuất (1970), Nhâm Tuất (1982), Giáp Tuất (1994)
- Người thuộc nhóm Nhị Hợp, đó là người tuổi Hợi sinh các năm: Đinh Hợi (1947, 2007), Kỷ Hợi (1959, 2019), Tân Hợi (1971), Quý Hợi (1983), Ất Hợi (1995)
- Người thuộc nhóm Tam Hội gồm:
- Người tuổi Mão sinh vào các năm: Kỷ Mão (1939,1999), Tân Mão (1951, 2011), Quý Mão (1963,2023), Ất Mão (1975), Đinh Mão (1987).
- Người tuổi Thìn sinh vào các năm: Nhâm Thìn (1952, 2012), Giáp Thìn (1964, 2024), Bính Thìn (1976), Mậu Thìn (1988), Canh Thìn (2000)
Đây là những tuổi thích hợp nhất để sử dụng tượng Hổ phong thủy. Tượng này sẽ giúp gia tăng năng lượng tích cực, để bản mệnh gặp nhiều may mắn trên con đường công danh, sự nghiệp, chuyện làm ăn kinh doanh thuận lợi, tiền bạc dồi dào.
Lưu ý, những tuổi thuộc nhóm xung với tuổi Dần, cụ thể là Thân, Tị không nên sử dụng tượng Hổ phong thủy để tránh những tác động không mong muốn, chiêu sát khí, dễ gặp phải những khó khăn, bất trắc trong sự nghiệp cũng như trong cuộc sống.
3. Cách đặt tượng Hổ đúng phong thủy
Đặt tượng Hổ trong nhà theo đúng vị trí phong thuỷ sẽ giúp gia đình luôn được bảo vệ và gặp được nhiều may mắn. Tuy nhiên, nếu đặt tượng không đúng phong thuỷ dễ mang đến tai hoạ và ảnh hưởng xấu tới các thành viên trong gia đình. Vì vậy, đặt tượng Hổ như thế nào là vấn đề rất cần được quan tâm.
3.1 Đặt ở bàn làm việc
Đây là vị trí đặt tượng Hổ thường được những người có chức vụ cao ở công ty, doanh nghiệp lựa chọn. Đặt đúng phong thủy, con đường công danh sự nghiệp của bản mệnh trở nên hanh thông, thuận lợi hơn, có sức mạnh đối diện với nhiều thử thách, sóng gió.
Lưu ý, khi đặt tượng ở vị trí này thì cần hướng đầu tượng ra bên ngoài để phát huy hết công năng phong thủy của vật phẩm.
Ngoài ra còn có một nguyên tắc đặt tượng từ xa xưa đó chính là "Tả Thanh Long - Hữu Bạch Hổ" nghĩa đặt tượng Rồng phong thủy bên trái, đặt tượng Hổ bên phải phòng làm việc sẽ mang đến sự vững bền, thịnh vượng cho sự nghiệp của bạn.
Nếu đặt tượng Hổ mạ vàng trên bàn làm việc, công việc kinh doanh sẽ rất phát đạt và tạo dựng được chữ tín trên thương trường. Bởi tượng Hổ mạ vàng thuộc tính Kim, mà hành Kim trong ngũ hành chủ về tài lộc mang lại cát khí, tiền tài rất lớn.
3.2 Đặt ở phòng khách
Nếu có ý định đặt tượng Hổ phong thủy tại phòng khách, gia chủ nên đặt theo hướng chếch với cửa chính và không nên để thẳng cửa chính, nếu không dễ tạo cảm giác bất an và không thoải mái cho những vị khách ghét thăm ngôi nhà của bạn bởi hổ vốn có dáng dũng mãnh, dữ tợn.
Ngoài ra, bạn cũng không nên đặt tượng Hổ theo hướng quay vào nhà. Đây là tư thế hổ xuống núi, dễ mang đến những điều xui xẻo, không như ý đến cho gia chủ.
4. Những lưu ý khác khi bày tượng Hổ phong thủy
Đầu hổ tuyệt đối không hướng vào góc nhà, phía trong nhà. Xét theo phong thủy, khi trưng bày bất cứ đồ vật, tranh ảnh nào có hình hổ hoặc họa tiết hình hổ thì nên hướng đầu hổ ra ngoài để tránh rước họa vào thân.
Tránh đặt tượng tại những nơi có nguồn năng lượng kém, nhiều âm khí như nhà bếp, nhà vệ sinh, cạnh chỗ để rác… để tránh chiêu rắc rối. Nên đặt tại những vị trí có không gian thoáng đãng, tránh sự tù túng, ngột ngạt.
Tránh đặt tượng trong phòng ngủ, nhất là phòng vợ chồng. Đặt ở vị trí này dễ khiến vợ chồng bất an, lo lắng, dễ mâu thuẫn, tranh cãi với nhau, gây ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
Tượng nên đặt ở vị trí vừa tầm mắt, không quá cao hay quá thấp bởi nếu tượng quá cao thì sẽ sinh ra nhiều năng lượng quá mức cần thiết, còn đặt quá thấp lại thể hiện sự bất kính.
Khi bị Sát hướng dùng tượng Hổ để trấn yểm rất hiệu quả. Hoặc đặt ở hướng chính Bắc, Tây Bắc, Tây để tăng cường cát khí cho các sao tốt ở các hướng này cũng là cách bày hợp phong thủy.
Để giúp những đứa trẻ trong gia đình phát triển khỏe mạnh, học hành tấn tới có thể bày tượng hổ bằng đá trong nhà hoặc treo một vòng đá mắt hổ ở không gian có diện tích nhỏ. Rồi sau đó treo ảnh con ở khu vực phía tây của ngôi nhà để năng lượng Hổ bảo trợ cho chúng.
Khi lựa chọn những pho tượng Hổ phong thủy, bạn nên chọn những bức có thần thái đẹp, dũng mãnh, được chế tác từ những nguyên liệu có chất lượng tốt để sử dụng lâu dài, ví dụ như tượng đồng, với người có điều kiện kinh tế thì có thể sử dụng tượng bằng vàng.