Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Tìm hiểu về hình ảnh Thọ Tinh Công

Thứ Năm, 11/07/2013 03:00 (GMT+07)

Trong tín ngưỡng dân gian, Thọ Tinh Công còn gọi là Thọ thần hay ông Thọ luôn có vị trí rất quan trọng. Mơ ước kéo dài tuổi thọ của con người thể hiện qua hình ảnh Thọ Tinh.

Theo truyền thuyết, Thọ Tinh Công trên đồ gốm, sứ thời Minh và đầu thời Thanh được tạo hình một vị thần cao lớn, đầu dài, trán hơi nhô, bộ râu dài trắng và khuôn mặt hiền từ, nụ cười tươi. Thần là biểu tượng cho sự trường thọ và cát tường.

Hình tượng Thọ Tinh Công



Ban đầu, hình tượng Thọ Tinh Công mà mọi người thờ cúng xuất phát từ sự sùng bái của người cổ đại đối với các vì tinh tú trên bầu trời. Nhắc đến Thọ Tinh Công là nhắc đến một chòm sao trong nhị thập bát tú. Người xưa tôn vị thần này là người làm chủ vận mệnh đất nước. Đến thời Đông Hán, quan niệm dân gian không ngừng thay đổi, mọi người dần coi Thọ Tinh Công là người trần tục và họ kết hợp hình tượng vị thần này với các ngày lễ kính thọ. Đến đời Đường, người ta vẫn lập đàn Thọ Tinh Công để tế lễ. Đến thời Nam Tống, tượng Thọ Tinh được tạo hình là vị thần cầm chiếc trượng, cao quá đầu người và có tướng rất kỳ lạ. Cho đến thời Minh, người dân bãi bỏ tục thờ cúng Thọ Tinh Công.

Về cây trượng của Thọ Tinh Công, theo truyền thuyết, Thọ Tinh Công là vị tiên ông mang lại cho muôn dân điều lành. Thần vốn sinh ở làng Hoàng Lĩnh, huyện Thọ Dương, Sơn Tây, Trung Quốc. Sau khi trưởng thành, ông đã tu luyện và đắc đạo thành tiên. Ngọc Hoàng đã ban tặng cho ông cây trượng có sức mạnh hàng long phục hổ. Cây trượng của Thọ Tinh Công dài và có hình tượng kỳ lạ.

Trong một số tranh dân gian, hình ảnh Thọ Tinh Công luôn đi kèm hươu vàng và hạc trắng (theo truyền thuyết đó là 2 đồ đệ của Thọ Tinh sau khi ông đắc đạo) hoặc 2 đồng tử. 

(Theo Thần cát tường, linh vật phong thủy)

Tin cùng chuyên mục

X