Thanh Long, Bạch Hổ còn gọi là Thanh Long sa, Bạch Hổ sa. Căn cứ vào huyệt mộ, người ta nói: “Tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ” có nghĩa là bên trái mộ là Thanh Long, bên phải là Bạch Hổ.
Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước và Thiên Vũ |
Bên trái mộ là Thanh Long sa còn gọi là thượng sa, long sa. Bên phải mộ là Bạch Hổ còn gọi là hổ sa, hạ sa. Mộ chân, Thanh Long sa phải cao to hơn Bạch Hổ sa.
Thanh Long vốn là chòm sao phương Đông gồm 7 sao: Giác, Cang, Đế, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ tượng trưng cho con rồng xanh.
Sách “Lễ Ký” nói: “Tả Thanh Long với hữu Bạch Hổ” chỉ đội quân bên tả trong thế trận. Sách “Táng kinh” của Quách Phác nói: “Bên trái huyệt mộ là gò Thanh Long” chỉ dòng nước, con đường ở bên trái nhà ở.
Các nhà phong thủy cho biết, Thanh Long là gò, núi bên trái huyệt mộ. Núi gò Thanh Long nên sáng sủa, sạch sẽ, có thể vươn xa, uốn lượn nhu thuận, cao hơn gò Bạch Hổ, bao bọc bảo vệ minh đường và huyệt mộ.
Thanh Long kỵ quay lưng vào mộ. Theo thuyết phong thủy, 1 trong 26 điều sợ của Thanh Long là “Long sợ hung cương”. Trong “10 gò long hổ nhọn đầu kỵ an táng” nói: “Kỵ tả Thanh Long không có thế thuần phục”.
Nếu huyệt mộ không có gò Thanh Long là “tả hữu đều không”, là đất “thập tiện”, gia chủ hung, gái góa bụa, nghèo khó. Có gò Thanh Long nhưng không bao huyệt mộ, như bay đi cũng là huyệt tiện.
“Táng thư” nói: “Nghịch long nếu thuận thuỷ sa, chủ phú quý mãi mãi”. Hòa thượng đời Thanh là cao tăng Triệt Doanh trong sách “Địa lý trực chỉ nguyên chân” nói: “Nếu đầu gò Thanh Long có núi, nước đến, chính là thế thuận long chuyển mình nghịch kết, nhất định gò Thanh Long sẽ đến minh đường trước, lập hướng vượng. Đặt mộ ở đây là cát long”.
Đối với dương trạch, nếu phía Đông mộ có miệng khuyết lõm, các nhà phong thủy cho rằng đó là “Thanh Long mở miệng”, địa thế này là đất tốt, nếu dựng nhà ở đó, gia chủ sẽ được hưởng phúc lộc, thịnh vượng.
Theo Bí ẩn thời vận