(Lichngaytot.com) Sửa nhà hợp phong thủy: Dưới đây là cẩm nang tổng hợp tất cả những điều cần biết khi tân trang, cải tạo lại ngôi nhà, giúp mang may mắn, cát lợi đến cho gia chủ.
1. Sửa nhà là gì?
Sửa nhà là quá trình sửa chữa, cải tạo, tân trang lại ngôi nhà cũ cho phù hợp với mục đích của người sử dụng, vừa tạo không gian sống mới thoải mái hơn, vừa kết hợp với yếu tố
phong thủy để mang lại may mắn cho gia chủ.
Có ba loại làm mới và cải tạo nhà phổ biến, bao gồm:
- Sửa chữa và bảo trì
- Tân trang và nâng cấp nhà
- Xây dựng lại.
Tùy vào mục đích sửa chữa, kế hoạch chi tiết cũng như nguồn ngân sách hiện có, mỗi gia đình sẽ quyết định lựa chọn loại hình sửa chữa phù hợp.
Sửa chữa và bảo trì:
Ngôi nhà của bạn sau một thời gian sử dụng sẽ nảy sinh một số vấn đề hư hỏng nhẹ như: nút tường, nứt sàn, rò rỉ nước, bong tróc sơn, hư hỏng những công trình phụ,… Tuy nhiên, nhìn trên mặt bằng tổng thể, phần sườn của công trình chính vẫn sử dụng tốt. Đó chính là lúc bạn nên sửa chữa và bảo trì ngôi nhà của mình.
Tân trang và nâng cấp:
Loại hình này được áp dụng trong trường hợp ngôi nhà đã quá cũ và lỗi thời. Gia chủ muốn tân trang lại ngôi nhà, thiết kế lại nội thất hay sơn lại nhà. Hoặc nhu cầu sử dụng của gia đình tăng lên bạn muốn xây thêm tầng, thêm phòng thì tiến hành nâng cấp thêm.
Xây dựng lại:
Loại hình này được áp dụng trong trường hợp ngôi nhà đã quá cũ kỹ, nhà bị hư hỏng nặng, chi phí sửa chữa nhà quá lớn gần bằng xây nhà mới hoặc khi bạn muốn cải thiện toàn bộ kết cấu căn nhà.
2. Ảnh hưởng của việc sửa nhà hợp phong thủy
2.1. Ảnh hưởng tốt
Nhiều người quan niệm rằng sửa nhà hợp phong thủy là mê tín, không có niềm tin , nên tự ý làm theo ý mình. Nhưng thực tế đã cho thấy những quy luật phong thủy lại phù hợp với sự lý giải của khoa học.
Nhà ở là nơi an cư lạc nghiệp, là nơi gắn bó trong suốt cuộc đời con người. Thế nên khi tiến hành sửa chữa các không gian cần được tính toán cho hợp lý vừa đẹp mắt lại hợp phong thủy.
Hé lộ những ảnh hưởng của phong thủy khi sửa nhà, chú ý đến yếu tố phong thủy trong việc sửa nhà không chỉ giúp gia chủ có được một cuộc sống hạnh phúc, khỏe mạnh mà còn luôn gặp bình an, may mắn.
Sửa nhà để có thêm không gian sống tốt hơn là điều nên làm, cũng là cơ hội để thay đổi phong thủy ngôi nhà trở nên tốt hơn. Ngôi nhà mới sau khi sửa chữa có phong thủy tốt sẽ giúp gia đình đón nguồn năng lượng mới, mang ý nghĩa tích cực, từ đó, may mắn luôn đồng hành giúp gia chủ ăn nên làm gia, mọi sự như ý.
Sửa nhà hợp phong thủy giúp gia chủ sở hữu một không gian sống phù hợp với quan niệm tương sinh, tương khắc theo ngũ hành.
Đồng thời, nhà ở hợp phong thủy sẽ giúp thúc đẩy vận khí, thu hút tài lộc và hóa giải mọi điều xui rủi. Điều này mang đến một cuộc sống luôn ngập tràn niềm vui.
2.2. Ảnh hưởng xấu
Nếu vô tình phạm lỗi trong phong thủy có thể mang đến những điều xui rủi ập đến bất ngờ, thậm chí nguy hiểm hơn trước khi sửa chữa, cụ thể là:
Công việc làm ăn gặp trắc trở, tài lộc hao hụt, có cố gắng bao nhiêu tiền bạc cũng tiêu tán, khó giữ được.
Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và vận khí của các thành viên trong gia đình.
Khiến gia đình lục đục, hay xảy ra tranh chấp, cãi vã, làm mất hòa khí và sự hạnh phúc vốn nên tồn tại trong mỗi gia đình.
Do đó, những ai có ý định sửa nhà cần đặc biệt lưu tâm đến vấn đề phong thủy, đừng để tiền mất tật mang, tài lộc tiêu tán, gia đình bất hòa vì những sai lầm phong thủy không nên mắc phải.
Mời bạn xem chi tiết hơn tại bài viết:
3. Xem tuổi khi sửa nhà
Không cần xem tuổi đối với việc sửa chữa nhỏ lẻ
Sửa nhà là việc hết sức quan trọng vì nó phá vỡ bố cục, thay đổi các yêu tố phong thủy của ngôi nhà. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên, sửa nhà theo phong thủy có cần phải xem tuổi không phụ thuộc vào việc sửa chữa lớn hay nhỏ.
Nếu đó là việc sửa chữa nhỏ, gia chủ không cần thiết phải xem tuổi, chỉ cần chọn ngày lành tháng tốt là có thể tiến hành sửa nhà.
Một số công trình không cần phải xem tuổi mà vẫn có thể tiến hành bình thường, bao gồm: các công việc đơn giản như sơn nhà, thay đổi nội thất trong nhà, lát gạch nền, sửa chữa một phần, sửa chữa phòng ngủ hay nhà bếp…
Những hạng mục này chỉ là sửa chữa một phần nhỏ, không liên quan nhiều đến phần móng hay mái của căn nhà. Đồng thời chúng cũng không làm thay đổi nhiều về diện mạo của căn nhà. Do đó, gia chủ không nhất thiết phải đi xem tuổi.
Một số chuyên gia phong thủy còn cho rằng, những công trình sửa nhà chung cư không cần xem tuổi sửa nhà, bởi nền nhà không trực tiếp chạm đất (trừ tầng hầm hay tầng sát đất). Với những căn hộ chung cư, gia chủ chỉ cần chọn được ngày lành tháng tốt là có thể tiến hành sửa nhà theo dự định.
Cần xem tuổi đối với hạng mục sửa chữa quan trọng
Đối với các hạng mục sửa chữa lớn liên quan đến phần thân và phần đầu của ngôi nhà như: nâng cấp, xây thêm tầng, sửa chữa phần mái đã cũ, phần móng…, việc xem tuổi là điều cần thiết. Bởi chúng có thể làm thay đổi kết cấu của ngôi nhà, hướng nhà và thiết kế nhà, ảnh hưởng đến vận thế của gia chủ.
Gia chủ cần phải xem tuổi để sửa chữa nhà hợp phong thủy để mang đến sự bình yên cho gia đình. Đồng thời tránh được những vận hạn, rủi ro ập đến bất ngờ.
Đó không phải là mê tín mà đã được chứng minh bằng hiện thực trong suốt nhiều năm qua. Đối với những công trình cần sửa nhiều hoặc xây nối nhà gia chủ đều phải lưu ý đến các vấn đề phong thủy như khi xây nhà.
Vậy xem tuổi như thế nào mới đúng? Mởi bạn đọc thêm chi tiết tại bài viết:
4. Mượn tuổi khi sửa nhà
Đây là vấn đề gây rất nhiều tranh cãi trong xã hội ngày nay. Theo quan niệm của nhiều người, xây nhà mượn tuổi có thể được, còn mượn tuổi sửa nhà không nên. Do đó, nhiều người băn khoăn không biết sửa nhà có mượn tuổi được không?
Thực tế, theo các chuyên gia phong thủy, gia chủ có thể mượn tuổi khi sửa nhà. Tuy nhiên mượn tuổi để sửa nhà là một công việc rất khó, thủ tục khá lằng nhằng. Mượn tuổi thực chất là bạn đang mượn mệnh của người khác để lấy sinh khí tốt. Việc này giúp nhà cửa không phạm phải Tam Tai, Kim Lâu và Hoàng Ốc.
Trên thực tế không phải năm nào bạn cũng được tuổi để sửa nhà. Bởi nhiều người phải chờ đến 2,3 năm sau mới có thể tiến hành dự định ban đầu. Việc xây nhà có thể hoãn lại, nhưng nếu ngôi nhà của đang rơi vào tình trạng thấm dột, bong tróc, xuống cấp trầm trọng…ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người thân trong gia đình. Chắc hẳn bạn cần tiến hành sửa nhà ngay mà không thể trì hoãn lâu dài được.
Chính vì vậy, việc mượn tuổi sửa nhà là hết sức cần thiết. Nó vừa đảm bảo yếu tố phong thủy vừa đảm bảo bạn có thể tiến hành sửa nhà theo dự định.
5. Sửa nhà tháng nào tốt?
Nếu được hỏi bạn nên chọn tháng nào trong năm để sửa nhà. Hầu như mọi người đều sẽ chọn các tháng mùa khô. Tuy nhiên, mỗi mùa đều có những ưu và nhược điểm riêng, tùy thuộc và quá trình chuẩn bị cũng như xem xét việc chọn ngày lành tháng tốt khi sửa nhà mà gia chủ lựa chọn thời gian cho phù hợp.
5.1. Sửa nhà vào các tháng mùa khô
Sửa nhà vào các tháng mùa khô có những ưu và nhược điểm sau:
a. Ưu điểm
- Khí hậu khô ráo, thuận lợi cho công nhân làm việc, đảm bảo được vấn đề thời gian cho công trình.
- Việc tập kết nguyên vật liệu xây dựng sẽ thuận lợi, an toàn hơn, không lo bị ướt.
- Công nhân sẽ làm việc trong môi trường an toàn hơn.
- Tiến độ công việc ổn định, tốc độ thi công nhanh hơn, đảm bảo đúng thời gian thi công.
- Tiết kiệm được nỗi lo chi phí phát sinh khi tiến độ công việc kéo dài, chậm trễ.
Xem thêm: Sửa nhà có cần phải cúng không? Cúng ra sao để tài lộc vượng phát?
b. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm, khi sửa nhà ở vào những tháng mùa khô, công trình cũng khó đạt chất lượng hơn. Bởi:
- Mùa khô sẽ giúp việc đổ bê tông nhanh khô hơn, nhưng kết cấu của bê tông sẽ dễ bị nứt do giãn nở nhiệt.
- Khó có thể kiểm tra chất lượng chống thấm của công trình để kịp thời khắc phục. Nếu bạn sửa chữa lại cả ngôi nhà, nhất là phần móng, phần mái, chống thấm tường thì bạn không nên sửa vào mùa khô.
5.2. Sửa nhà vào mùa mưa
Sửa nhà vào các tháng mùa mưa có những ưu và nhược điểm sau:
a. Ưu điểm
- Khí hậu mát mẻ, độ ẩm không khí cao, là điều kiện tốt để xây nên một ngôi nhà vững chắc.
- Mùa mưa, bê tông sẽ hạn chế việc bị thoát ẩm, hạn chế rạn nứt, đảm bảo chất lượng công trình hơn.
- Nước mưa sẽ giúp rà soát công việc chống thấm như sơn tường (trong và ngoài), chống thấm trần nhà;…
- Mùa mưa giúp phát hiện tình trạng thấm ngược để kịp thời giải quyết.
b. Nhược điểm
- Chi phí nhân công cao hơn vì mức độ nguy hiểm của công trình. Nhưng nếu bạn sửa chữa quy mô nhỏ thì đây không phải là vấn đề đáng lo ngại.
- Thời gian thi công kéo dài hơn do trời mưa, gián đoạn công việc, kéo theo chi phí phát sinh.
Mời bạn xem chi tiết tại bài viết: Sửa nhà tháng nào tốt, vừa tiết kiệm chi phí lại thúc đẩy công danh tài lộc?
6. Sửa nhà có cần phải cúng không?
Nhìn từ góc độ tâm linh, việc sửa chữa nhà ở sẽ ảnh hưởng tới phần âm của gia đình theo quan niệm sửa nhà và cũng ảnh hưởng khá nhiều tới đời sống của gia chủ.
Sửa nhà là một việc khá quan trọng đối với mỗi gia đình. Với quan niệm “đất có thổ công, sông có hà bá”, khi sửa chữa nhà, gia chủ cần phải làm lễ khởi công sửa nhà cho thần linh thổ địa và tổ tiên trước là cáo lễ sau là để cầu mong sự bảo bọc, che chở trong quá trình làm để mọi việc hanh thông may mắn.
Chuẩn bị mâm lễ cúng sửa nhà
Cúng sửa nhà là một nghi lễ tâm linh nên mâm lễ cần được chuẩn bị đầy đủ, chu đáo. Sắm mâm lễ cúng sửa nhà gồm những gì sẽ phụ thuộc vào phong tục tập quán của từng nơi nhưng cũng có những lễ vật cơ bản sau:
Mâm lễ cúng sửa chữa nhà gồm có mâm lễ mặn và lễ hoa quả, hương hoa, nước, tiền vàng.
- Mâm lễ mặn:
- Bộ tam sinh gồm có: trứng gà luộc, gà luộc nguyên con, thịt lợn luộc 1 đĩa
- Đồ nếp: Xôi đỗ hoặc xôi gấc hoặc bánh chưng
- Mâm trái cây ngũ quả cúng sửa nhà: Nên chọn trái cây màu đỏ, vàng để mang lại may mắn.
- Đồ lễ cúng khác, bao gồm:
- 1 bát nước, 1 chai rượu, 1 bát gạo, 1 đĩa muối cúng, 1 bao thuốc, 1 hộp hoặc túi chè vàng đinh, 5 oản đỏ, 5 lễ vàng tiền, 1 đĩa 5 lá trầu và 5 quả cau hoặc 3 miếng trầu cau têm sẵn.
- Hoa cắm vào bình để dùng khí nhập trạch thờ Thổ công.
- Một đĩa muối riêng để rải xuống đất xung quanh sau khi làm lễ.
7. Mẹo phong thủy khi sửa nhà
- Sửa lỗi phong thủy
Gia chủ nên điều chỉnh các lỗi phong thủy trước đây như: cửa phòng ngủ đối diện cửa ra vào, xà ngang,… Việc sửa chữa các lỗi phong thủy đó có lợi cho vận thế, tài vận của gia chủ và các thành viên trong gia đình.
- Vị trí hung cát của căn nhà
Khi sửa nhà, gia chủ nên chú ý đến vị trí hung cát của căn nhà, tránh các hiện tượng như phòng vệ sinh đặt tại phương may mắn còn phòng ngủ chính, thư phòng đặt tại hung vị, phòng bếp nằm về phía Tây Bắc.
Những nàng giáp lỗ cả tình lẫn tiền trong tình yêu
Tình yêu viên mãn là điều mọi cô gái mong muốn, tuy nhiên những nàng giáp sau đây hay gặp trắc trở trong tình duyên, dễ lỗ cả tình lẫn tiền.
- Ngũ hành chủ nhân và các thành viên trong gia đình
Khi sửa nhà, điều đầu tiên phải chú ý là Ngũ hành của chủ nhân sau đó là các thành viên còn lại trong gia đình. Ví dụ như ngũ hành gia chủ hợp Mộc, thì căn phòng nên nằm tại hướng Đông hoặc Đông Nam, hợp Hỏa tọa Nam, hợp Thủy tọa Tây, hợp Kim tọa Tây, hợp Thổ tọa Tây Nam Đông Bắc.
8. Văn khấn khi sửa nhà
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy Quan Đương niên.
- Con kính lạy các Tôn thần bản xứ.
Tín chủ (chúng) con là:…………….
Ngụ tại: …………
Hôm nay là ngày… tháng… năm….. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén hương dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Vì tín chủ con khởi tạo….. căn nhà ở địa chỉ……….. ngôi đương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi soi xét và cho phép được động thổ.
Tín chủ con lòng thành kính mời ngài Kim Niên Đường Thái tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần cai quản khu vực này. Cúi xin các ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con mọi chuyện thuận lợi, công việc hanh thông, chủ thợ bình an, âm phù dương trợ, sở nguyện tòng tâm.
Tín chủ con lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu củ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc quanh quất khu vực này, xin mời tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên, khiến cho an lành, công việc chóng thành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Những người có tuổi phạm vào năm Kim Lâu và Hoang ốc thì không nên làm nhà. Do điều kiện cấp bách những người này khi làm nhà phải mượn người có tuổi không phạm vào hai điều trên để động thổ, khởi công dựng nhà.
Khi bắt đầu khấn và lúc động thổ, gia chủ phải lánh khỏi nơi làm nhà xa từ 50m trở lên. Sau khi hoàn tất việc động thổ xong, mới trở về.
9. Kiêng kỵ khi sửa nhà
Việc cải tạo sửa chữa nhà cũng khá quan trọng nên gia chủ cần biết những kiêng kỵ tối thiểu để không làm thất thoát tiền của, hao hụt tài lộc của gia đình.
Tháng 7 Âm lịch
Tháng 7 âm lịch được coi là tháng Cô hồn- tháng mà ma quỷ được thả khỏi Quỷ Môn Quan mà về dương thế hoành hành, tác oai tác quái. Do đó, những công việc lớn như làm nhà, mua xe,….thường không được thực hiện và việc sửa nhà cũng không phải ngoại lệ.
Không nên sửa nhà vào tháng 7 Âm lịch vì dễ gặp phải vận âm, kéo theo nhiều rắc rối nảy sinh, khiến gia chủ lao đao, con đường tài lộc theo đó cũng bị sa sút.
Tuổi hạn Tam Tai, Kim Lâu, Hoàng Ốc
Đâu là những kiêng kỵ khi sửa nhà cần phải biết? Trong phong thủy, người ta kiêng sửa chữa nhà cửa phạm vào các hạn Tam Tai, Kim Lâu, Hoàng Ốc. Nếu làm nhà vào các năm này thì tai họa có thể ập đến, gặp nhiều rủi ro, khó khăn về mọi mặt.
Đang trong thời gian chịu tang
Theo quan niệm dân gian, khi gia đình đang chịu tang là mang điều xui xẻo kém may mắn nên tất cả các việc như làm nhà đều phải gác lại. Chính vì thế, việc sửa nhà trong khi có tang là việc không nên làm, nếu quá gấp rút thì có thể chờ qua giỗ đầu mới nên thực hiện.
Gia đình có phụ nữ mang thai
Sửa nhà là hành động tương tác mạnh đến môi trường xung quanh và ảnh hưởng tới cuộc sống của con người, đặc biệt là người phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Tốt nhất, trong giai đoạn gia đình có người mang thai thì cần cân nhắc việc sửa nhà. Nếu có thể, nên để lùi lại hoặc không nên sửa chữa các hạng mục lớn, chỉ sửa chữa đơn giản, không thay đổi kết cấu ngôi nhà.
Khi sửa chữa, tân trang lại ngôi nhà cần kiêng kỵ những điều gì trong thiết kế nội thất và ngoại thất, mời bạn xem chi tiết tại bài viết: