Phong thủy hôn lễ - những điều nên biết cho ngày trọng đại

Thứ Hai, 02/10/2017 11:48 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Kết hôn là đại sự của cuộc đời, từng chi tiết nhỏ cũng cần phải lưu ý để bắt đầu cuộc sống vợ chồng hanh thông như ý. Phong thủy hôn lễ có một số những điều cấm kị, những điều nên tránh và những phong tục quy định, xin nhắc nhở các cặp đôi cùng thực hiện.
 

1. Chọn ngày kết hôn

 
Thời điểm kết hôn nên chọn ngày cát tường, không nên tùy tiện chọn bừa bởi ngày tốt thì việc phúc thiện, ngày lành thì việc khánh đạt vui vẻ. Từ xưa tới nay, khai trương, thăng chức, đón hỉ sự đều sẽ chọn ngày tốt lành, có lương thần hộ mệnh để tăng thêm sự may mắn cho bản thân.

 
Phong thủy hôn lễ có quan điểm, con trai dựa vào ngày sinh tháng đẻ, con gái dựa vào tuổi kết hôn để xem ngày.

Chọn được ngày minh đường hoàng ngày tốt ứng với bát tự đôi bên, hợp thiên can địa chi ngũ hành để cử hành hôn lễ thì chính là đại cát, hứa hẹn một bắt đầu tươi mới suôn sẻ. Chọn ngày cưới hợp bát tự không hề khó đâu, hãy dành thời gian và công sức để lựa ngày đẹp nhé.
 
Lưu ý, không chọn ngày trùng với tuổi của cô dâu chú rể. Ví dụ, cô dâu hoặc chú rể tuổi Mùi thì không cưới vào ngày Mùi. Ngoài ra cũng không nên chọn ngày có địa chi tương xung, tương khắc với tuổi của cặp đôi. Chẳng hạn, cô dâu tuổi Thân thì tránh cưới ngày Dần vì tương xung. 
 

2. Cô dâu rời nhà mẹ đẻ

 
Phong tục tập quán của người phương Đông đối với việc kết hôn có khá nhiều nghi lễ, xuất phát từ mong muốn cuộc sống vợ chồng hạnh phúc sum vầy. Trước khi cô dâu rời nhà mẹ đẻ nên cử hành nghi thức lăn giường, chọn một đôi kim đồng ngọc nữ (bé trai và bé gái) dưới 5 tuổi, nhỏ nhắn xinh xắn ngoan ngoãn lễ phép nằm trước lên giường cô dâu và tiễn cô dâu ra khỏi nhà, như vậy sẽ sớm sinh quý tử. 
 
Khi đôi vợ chồng mới bước ra khỏi nhà mẹ cô dâu thì nhất định phải mặc trang phục màu đỏ hoặc cài hoa đỏ, đeo băng đỏ, tượng trưng cho trừ tà đuổi quỷ và nghênh đón hỉ khí, niềm vui cùng sự may mắn.
 

3. Cô dâu vào nhà

 
Theo phong tục đám cưới, khi chú rể đón cô dâu vào nhà hãy đốt một đôi nến đỏ, biểu thị rằng cuộc sống sau hôn nhân tươi tắn rạng rỡ. Hai người cùng nhau ăn bánh trôi – thứ bánh tượng trưng cho sự viên mãn, tròn đầy và gắn kết tình thân, cô dâu đút cho chú rể, chú rể bón cho cô dâu, vợ chồng đồng tâm đồng sức. 
 

4. Tế bái tổ tiên

 

Việc lễ bái ông bà tổ tiên, báo cáo việc kết hôn và con cháu mới chào hỏi người đã khuất là nghi lễ không thể thiếu trong đám cưới. Một trong những lưu ý khi tổ chức lễ cưới tại nhà và thực hiện nghi thức tế bái tổ tiên là không tiến hành vào buổi tối mà phải thực hiện vào ban ngày.
 

5. Xe hoa rước dâu


 
Hiện nay, xe hoa rước dâu là phương tiện phổ biến để đưa cô dâu về nhà chú rể, được trang trí lộng lẫy đẹp mắt. Nhưng có một điểm mà ít người chú ý đó là màu sắc của xe hoa phải hợp mệnh với cô dâu chú rể, ví dụ hai người mệnh Thủy thì không nên chọn xe màu đỏ, hoa trang trí cũng không nên chọn tông màu này.

Tham khảo thêm bài viết:
Gợi ý trang trí đám cưới bằng hoa tươi cho ngày vui hạnh phúc
Trang trí đám cưới bằng hoa tươi đã trở nên khá quen thuộc đối với các bạn trẻ, được ưa chuộng bởi tính thẩm mĩ, rực rỡ và mang ý nghĩa tốt lành. Những mẫu
 
Bên cạnh đó, trình tự mở cửa xe cũng nên tuân theo phong thủy đám cưới. Trong xe ngoài tài xế ở vị trí lái thì sẽ có phù rể ngồi ở vị trí phụ, cô dâu chú rể ngồi đằng sau, chú rể ngồi bên trái, cô dâu ngồi bên phải. Khi xe tới nhà, phù rể xuống trước, đi từ phải qua trái mở cửa cho chú rể và chú rể đi từ trái qua phải để mở cửa cho cô dâu. Đây là căn cứ vào nguyên tắc phong thủy “trái Thanh Long, phải Bạch Hổ” mà định ra.
 
Theo sự phát triển của thời đại, các phong tục hôn nhân truyền thống dần mai một và thay thế bằng các nghi thức hiện đại. Các cặp đôi thường chú ý tới mỹ quan, sự cầu kì phô trương đẹp đẽ bên ngoài mà quên mất yếu tố phong thủy hôn lễ. Điểm này rất cần chấn chỉnh bởi đây không chỉ là văn hóa mà còn có ý nghĩa về cát lợi, có thể mang tới nhiều phúc khí và cát khí, giúp cuộc hôn nhân càng thêm hoàn mỹ.