Phong thủy hoa oải hương: Không chỉ có mùi hương, hoa hỗ trợ cho bạn có cuộc sống hạnh phúc

Thứ Sáu, 02/07/2021 23:06 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Tìm hiểu phong thủy hoa oải hương để biết thêm về đặc điểm, nguồn gốc, tác dụng,... của loài hoa đang được cực kỳ nhiều bạn trẻ ưa chuộng hiện nay.


1. Đặc điểm của hoa oải hương (Lavender)


Tên tiếng Anh: Lavender, common lavender, true lavender, narrow-leaved lavende
 
Tên tiếng Đức: Lasea.
 
Tên khoa học: Lavandula angustifolia

Hoa oải hương thân mềm, sống thành bụi, có thể trồng thành cánh đồng hoặc trồng thành từng khóm trong vườn nhà. Toàn thân cây và lá có phủ một lớp lông tơ mịn, nhiều loại oải hương có cành hoa dài, hoa mọc trên đỉnh, mỗi cụm có khoảng 5 -10 bông hoa nhỏ, hoa có nhiều màu như: lam, lam tím, tím sẫm, phấn hồng, trắng...
 
Cây hoa oải hương có nhiều loại, nhưng phổ biến nhất là các loại: Lavendula angustifolia, Hidcote purple và Dwarf Munstead với màu tía và dáng cây thấp, nhỏ. 
 

2. Xuất xứ của hoa lavender
 

Hàng ngàn năm trước, hoa oải hương đã có mặt ở vùng Địa Trung Hải, người La Mã đã mang giống hoa này trồng ở khắp châu Âu để tạo nên nguồn cung cấp tinh dầu oải hương dồi dào. Vì hoa được sử dụng để chiết xuất tinh dầu phục vụ cho nhu cầu làm đẹp, ngoài ra tinh dầu của hoa lavender có tính sát trùng và chống viêm nên có thể dùng chữa bệnh.

Ngày nay hoa Lavender càng trở nên phổ biến ở khắp thế giới, đặc biệt là ở Pháp và Anh với những cánh đồng hoa trải rộng mênh mông đẹp như một bức tranh.

Riêng ở Việt Nam, việc trồng hoa oải hương còn rất hạn chế do thời tiết không phù hợp, một số nơi ở Đà Lạt có thể trồng loại hoa này nhưng nhìn chung chưa thể phổ biến hay trồng đại trà mà chỉ trồng làm hoa cảnh. 
 

3. Ý nghĩa của hoa oải hương Lavender


Ý nghĩa của hoa oải hương trong tình yêu
 

Cây hoa oải hương được mệnh danh là herb of love (thảo dược tình yêu), hứa hẹn sẽ mang lại tình yêu chung thủy, sắc son cho lứa đôi dù họ có phải trải qua bao khó khăn, gian khổ đi chăng nữa. 

Suốt thời kỳ Trung Cổ, cây hoa này được xem như thảo dược, biểu trưng cho điều may mắn trong tình yêu.
 
Cũng với ý nghĩa đó mà người ta rất hay treo những bó hoa lavender khô trong phòng ngủ, vừa giúp thư giãn tinh thần, vừa nhắc nhở những cặp vợ chồng về sự chung thủy.

Nhiều người còn sử dụng hoa để làm hoa cưới như một lời chúc phúc cho đôi uyên ương trước khi bước vào cuộc sống mới. Thậm chí, họ còn tung những bông oải hương khô trong nhà được cho là mang lại sự bình yên, hòa thuận cho các cặp đôi mới kết hôn.
 

Ý nghĩa của hoa trong phong thủy
 
 

Thu hút vận may: Đây là loài hoa tượng trưng cho sự may mắn, bình yên và hòa thuận cho gia đình. Trong lễ cưới, người ta dùng bó hoa oải Hương làm hoa cưới, với hi vọng vào hạnh phúc.

Xua đuổi xui xẻo: Tên của loài cây Lavender được bắt nguồn từ Latin “Lavare” có nghĩa là “rửa”, và được sử dụng trong các nghi thức thanh rửa thời kỳ La Mã cổ đại. 

Hiện nay, cây hoa ỏa hương cũng được xem là có thể xua đuổi tà khí, do đó đây là loại cây phong thủy nên trồng trong nhà. Do đó, nhiều gia đình thường để những túi oải hương khô ở trong bếp hoặc dưới đầu giường với mục đích đuổi tà khí, vận xui, mang lại may mắn cho thành viên trong gia đình.

Phòng bệnh: Hoa còn có tác dụng phòng bệnh nên nhiều người thường mang hoa oải hương bên mình thường xuyên.

Đối với phụ nữ sắp sinh: Người ta đặt hoa oải Hương lên bàn tay người phụ nữ đang đau đẻ để mùi hương của nó cho họ sức mạnh và sự can đảm lúc vượt cạn.

Cân bằng âm dương: Trang trí hoa tươi trong ngôi nhà sẽ làm không gian thêm xanh mát, giàu sức sống hơn. Đồng thời với ý nghĩa phong thủy may mắn, hoa oải hương cũng được xem là biểu tượng giúp cân bằng âm dương và thu hút vượng khí cho ngôi nhà.

Theo quy luật ngũ hành tương sinh, tương hợp thì những người mệnh Hỏa sẽ rất hợp với màu tím của Lavender. Trồng hoa oải hương trong nhà hoặc trang trí trong phòng làm việc sẽ khởi dậy niềm đam mê và sáng tạo trong công việc, giúp tăng cường tài lộc cho chủ nhân.    

Bên cạnh đó, trong ngũ hành thì Hỏa sinh Thổ, nên người mệnh Thổ cũng có thể chọn hoa màu tím như Lavender để có thêm nhiều may mắn và điều tốt lành. Ngoài ra, bạn cũng nên kết hợp với các màu sắc khác trong các đồ dùng, vật dụng để cân bằng vượng khí trong không gian sống.
 

4. Một số mẹo trồng để cây oải hương khỏe mạnh



Phong thủy hoa oải hương chỉ phát huy tác dụng khi cây tươi tốt và tràn đầy sức sống, do đó bạn cần lưu ý một số mẹo sau:

- Khi trồng cây nên ưu tiên ở nơi có ánh sáng chan hòa, nếu cây ở vùng có ánh sáng thường phát triển nhanh hơn ở những vùng còn lại, do đó, tốt hơn hết là tìm cách để xoay cây thường xuyên để các vị trí khác nhau của cây đều có cơ hội tiếp xúc với ánh sáng. Tuy nhiên, cũng phải lưu ý là cây chỉ thích hợp với nhiệt độ 15 - 25 độ C nên tốt hơn hết phải tránh ánh nắng trực tiếp.

- Để phù hợp với mức độ phát triển nhanh của cây thì chậu cây cũng phải được thay thế 1 lần/năm để cây có thể phát triển lớn và đẹp hơn, bạn có thể chọn chậu cây mới lớn hơn khoảng 3cm so với chậu vừa mới thay. Sau đó cho lượng đất tươi xốp tương ứng để cho vào và nhớ đất trồng cũng phải đủ dinh dưỡng.

- Đừng vì chăm sóc cây quá mức mà lạm dụng phân bón vì oải hương vốn là loại cây có nhu cầu phân bón không nhiều. Hãy quan sát lá của cây nếu bị vàng nghĩa là cây đang thừa Nito hoặc bị úng, lúc đó hạn chế dùng phân và tưới nước quá thường xuyên. Chỉ cần tưới 1 lần/tuần là đủ.

- Thời điểm cây đang trổ hoa không nên bón Nito vì đây là nguyên nhân khiến nụ hoa bị hỏng và gây ra bệnh vàng lá, cây cũng rất dễ bị chết.

- Mỗi khi cây ra hoa, bạn cũng nên lưu ý cắt bỏ cuống hoa thì mới có thể kích thích cây đẻ nhánh và cho hoa tiếp.

- Nên thu hoạch hoa khi hoa chớm nở, không nên thu hoạch khi hoa đã nở hết vì như thế sẽ không để hoa được lâu, chúng rất dễ bị rụng và hư hỏng.