Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Phong thủy cho lăng mộ: sự an nguy của đất nước

Thứ Tư, 06/07/2011 01:00 (GMT+07)

Theo lịch sử các triều đại lớn, việc lựa chọn vị trí đặt lăng là vô cùng quan trọng. Câu chuyện sau cho thấy ảnh hưởng của nó đối với sự an nguy của đất nước, quốc gia sau này như thế nào.

Vua Tống Chân Tông (Trung Quốc) trước khi băng hà đã để lại di chúc xây lăng. Tống Nhân Tông kế vị đã phong Tể tướng Đinh Vị phụ trách xây dựng hoàng lăng. Lúc đó, ở huyện Tin Châu có Từ Nhân Vượng nổi tiếng tinh thông lý số đã kiến nghị xây lăng ở phía trước núi Đầu Trâu nhưng Đinh Vị lại kiên quyết chọn xây lăng ở phía sau núi. Hai người tranh luận kịch liệt, kết quả là Tống Nhân Tông đồng ý xây lăng ở sau núi Đầu Trâu.

Lăng mộ Tào Tháo (Trung Quốc)

Từ Nhân Vượng cao minh biết việc khó thay đổi, chỉ than thở trời xanh sinh kiếp nạn không thể tránh được. Trong tấu biểu, ông ta cho rằng phong thủy sau núi đại hung, sau khi an táng, quốc gia tất sinh biến: “Khôn Thủy trường lưu, tai ương xảy ra năm Bính Ngọ; Đinh Phong xạ, họa đến cuối năm Đinh Mùi lan rộng. Không những châu huyện nảy sinh hỏa hoạn mà ở các quận huyện khác, giặc cướp nổi lên như ong”.

Ý kiến của Từ Nhân Vượng lúc bấy giờ không được triều đình coi trọng. Quả nhiên, đến năm Bính Ngọ (1126), quân Kim xâm lược tấn công Biện Kinh. Đến năm Đinh Mùi (1127), khắp nơi trong toàn quốc, lửa cháy ngút trời, giặc cướp hoành hành, dân chúng điêu linh.

Việc này sử sách Trung Quốc có ghi chép cẩn thận và nó phần nào cho thấy sự linh nghiệm của phong thủy tuy rằng về mặt thời gian có thể không hoàn toàn trùng khớp.

Vua Tống Chân Tông băng hà năm thứ 1 Càn Hưng tháng 2, cuộc tranh luận Đinh Vị - Nhân Vương phải xảy ra từ tháng 2 đến tháng 10 năm 1022. Theo Từ Nhân Vương thì hoàng lăng xây sau núi Đầu Trâu, gặp năm Bính Ngọ, năm Đinh Mùi sẽ có tai ương giặc giã. Nhưng sau khi an táng Tống Chân Tông, năm Bính Ngọ - Đinh Mùi kế tiếp không phải là năm nguyên niên và nhị nguyên Tĩnh Khang Khâm Tông mà là năm thứ 3 Trị Bình Anh Tông (1066). Hai năm này, xã hội vẫn an bình, không có tai ương xảy ra. Đến tận năm Bính Ngọ - Đinh Mùi thời Khâm Tông mới xảy ra hung họa.

Vì sao năm Bính Ngọ - Đinh Mùi kế tiếp không xảy ra hung họa mà phải đến năm Bính Ngọ - Đinh Mùi thứ 2 mới xảy ra hung họa? Điều này chỉ có các nhà lý số mới lý giải được.

Từ xưa đến nay, các nhà phong thủy đều cho rằng, vùng đất địa linh nhân kiệt tất sản sinh nhân tài. Vì thế trong thời gian cầm quyền, các vua chúa nghe tin ở đâu phát hiện ra “long huyệt” (trừ chỗ hoàng lăng) lập tức sai các nhà phong thủy đến tận nơi đó để triệt phá, yểm trấn.

Nơi nào có xảy ra binh biến, phản loạn thì triều đình sai người điều tra quê hương bản quán của thủ lĩnh nổi loạn, tìm mộ tổ của thủ lĩnh, sau đó sai quân đào hài cốt “hỏa táng” hoặc ném xuống sông “thủy táng”. Làm như vậy, tên thủ lĩnh kia không thể cướp ngôi vua được.

Sách “Minh Sử kỷ sự bản mạt” có đoạn: “Năm thứ 16 Minh Sùng Trinh (1644), tuần phủ Thiểm Tây Uông Kiều Niên đem 3 vạn binh mã  cùng tổng binh Trịnh Gia Đống, tướng Ngưu Thành Hổ, tướng Hạ Nhân Long đi Hà Nam để dẹp tan cuộc khởi nghĩa nông dân Lý Tự Thành. Trước khi lên đường, Kiều Niên đã bí mật tìm đến quê quán họ Lý, đào mộ tổ của Lý Tự Thành, bắt được một con rắn nhỏ lập tức chém chết, sau đó hội sư gấp rút tiến binh”.

Việc Kiều Niên chém chết con rắn trừ hậu họa có thể có thật, điều này được ghi chép nhiều trong sử sách nhưng hành động giết chết con rắn chủ yếu để khích lệ quân sĩ.

Theo truyền thuyết dân gian, con rắn nhỏ trong mộ tổ Lý Tự Thành do linh khí của tổ tiên biến thành đang hấp thụ thiên địa khí, sau khi lớn sẽ mọc sừng biến thành giao long. Lúc đó, Lý Tự Thành sẽ trở thành hoàng đế. Giết con rắn nhỏ, Kiều Niên đã phá tan sự nghiệp của Lý Tự Thành, khiến người này chỉ là thủ lĩnh của nghĩa quân khởi nghĩa không thể trở thành hoàng đế được.

(Theo Bí ẩn thời vận)

Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X