Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Kiêm hướng là gì? Cách hóa giải cho nhà bị kiêm hướng

Thứ Tư, 05/08/2015 14:31 (GMT+07)

Nhà bị kiêm hướng là gì? Hướng nhà này có tác động như thế nào tới gia chủ? Nếu rơi vào trường hợp này cần hóa giải ra sao? Hãy theo dõi trong bài viết sau.


1. Kiêm hướng là gì?


Kiêm hướng cùng với chính hướng là 2 trường hợp thường gặp của phong thủy Huyền Không Phi Tinh.

Để hiểu được 2 khái niệm này, trước hết ta cần phải hiểu được đồ bàn phong thủy.

Do ban phong thuy
 
Ta thấy rằng một căn nhà luôn nằm trong một vòng tròn lượng giác 360 độ, gọi là đồ bàn phong thủy. Hướng 0 độ ứng với hướng Bắc, 90 độ là hướng Đông, 180 độ là hướng Nam, và 270 độ là hướng Tây

Hướng Bắc gọi là cung Khảm, sau đó lần lượt là các cung Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài, Càn. Mỗi cung chiếm 45 độ trên đồ hình (8 cung x 45 độ = 360 độ). Trong mỗi cung lại bao gồm 3 sơn vị, mỗi sơn vị 15 độ. Tổng cộng có 3 x 8 = 24 sơn vị trong đồ hình phong thủy.

Theo đồ hình phong thủy ở trên, mỗi hướng nhà chắc chắn sẽ nằm trong một sơn vị nào đó. Ví dụ nhà hướng 75 độ thì là sơn Giáp, hướng 150 độ là sơn Tị… Lấy điểm trung tâm của sơn vị nhìn sang hai bên, mỗi bên một góc 3,5 độ. Nếu hướng nhà nằm trong khoảng này thì gọi là chính hướng. Còn nếu nằm ngoài khoảng đó (nhưng vẫn thuộc trong sơn vị đó) thì gọi là kiêm hướng.

kiem huong
 
Theo ảnh trên, ta thấy nhà quay về hướng Đông, cung Chấn, thuộc sơn vị trung tâm là sơn Mão. Điểm trung tâm của sơn Mão là mốc 90 độ. Tính 3,5 độ sang mỗi bên (tức là từ 86,5 – 93,5 độ) là khoảng chính hướng. Nếu hướng nhà nằm trong khoảng này thì gọi là chính hướng. Còn lệch ra khỏi khoảng này (nhưng vẫn thuộc sơn Mão) thì gọi là kiêm hướng.

Với nhà đạt chính hướng thì trường khí là thuần nhất, không bị pha tạp. Trong khi kiêm hướng thì sẽ bị pha tạp thêm khí của sơn vị lân cận.
 
Chính hướng sẽ là tốt nếu như sơn vị đó là sơn vị tốt, bởi nhà sẽ được hưởng trọn vẹn trường khí tốt lành, không bị pha tạp, còn nếu sơn vị đó lại là sơn vị xấu thì chính hướng lại đem lại kết quả tiêu cực.

Lúc này, nếu kiêm hướng sang một sơn vị tốt lành hơn, thì khí tốt lành sẽ lai tạp với trường khí của sơn vị chính, và làm cái xấu được giảm đi.
 
Nói chung, khi người xưa lựa chọn hướng nhà thì sẽ cố gắng để lựa chọn sao cho nhà đạt chính hướng tốt, gặp trường hợp nhà bị kiêm hướng thì phải sử dụng thế quái.
 

2. Cách hóa giải cho nhà bị kiêm hướng


Đối với Phong thủy Huyền Không, nếu những căn nhà (hay phần mộ) tuy kiêm hướng dưới 3 độ thì vẫn có thể áp dụng phương pháp lập tinh bàn như bình thường, tức là vẫn lấy những vận tinh tới tọa và hướng, rồi tùy Tam nguyên long của nó là dương hay âm mà xoay chuyển thuận hay nghịch.
 
Nhưng nếu hướng của căn nhà (hay ngôi mộ) đó kiêm quá 3 độ so với tâm của chính hướng (dù kiêm sang bên phải hay bên trái) thì cần phải dùng Thế quái (số thay thế). Thế quái được vận dụng theo khẩu quyết: 
  • Tý, Quý, Giáp, Thân dùng số 1 nhập trung cung.
  • Khôn, Nhâm, Ất, Mão, Mùi dùng số 2 nhập trung cung. 
  • Tuất, Càn, Hợi, Thìn, Tốn, Tỵ dùng số 6 nhập trung cung. 
  • Cấn, Bính, Tân, Dậu, Sửu dùng số 7 nhập trung cung. 
  • Dần, Ngọ, Canh, Đinh dùng số 9 nhập trung cung.  
Tuy nhiên, trong 24 sơn thì chỉ có 13 sơn là dùng Thế quái, còn lại 11 sơn không dùng, cụ thể là: 
 
- Cung Khảm “Nhâm – Tý – Quý” thuộc Nhất Bạch (Tham Lang), trừ Nhâm dùng Thế quái thành Nhị Hắc (Cự Môn), Tý - Quý vẫn dùng Nhất Bạch, tức không dùng Thế quái. 
 
- Cung Khôn “Mùi – Khôn – Thân” thuộc Nhị Hắc (Cự Môn), trừ Thân dùng Thế quái thành Nhất Bạch (Tham Lang), Mùi - Khôn vẫn dùng Nhị Hắc, tức không dùng Thế quái. 
 
- Cung Chấn “Giáp – Mão – Ất” thuộc Tam Bích (Lộc Tồn), nhưng Giáp dùng Nhất Bạch làm Thế Quái, còn Mão - Ất thì dùng Nhị Hắc làm Thế quái. 
 
- Cung Tốn “Thìn – Tốn – Tỵ” thuộc Tứ Lục (Văn Khúc), nhưng cả ba đều dùng Lục Bạch (Vũ Khúc) làm Thế quái.
 
- Cung Càn “Tuất – Càn – Hợi” thuộc Lục Bạch (Vũ Khúc), nhưng cả ba đều dùng Lục Bạch tức không dùng Thế quái. 
 
- Cung Đoài “Canh – Dậu - Tân” thuộc Thất Xích (Phá Quân), trừ Canh dùng Cửu Tử (Hữu Bật) làm Thế quái, còn Dậu - Tân vẫn dùng Thất Xích (Phá Quân), nên không dùng Thế quái. 
 
- Cung Cấn “Sửu – Cấn – Dần” thuộc Bát Bạch (Tả Phù), nhưng Sửu – Cấn dùng Thất Xích (Phá Quân) làm Thế quái, còn Dần dùng Cửu Tử (Hữu Bật) làm Thế quái. 
 
- Cung Ly “Bính – Ngọ – Đinh” thuộc Cửu Tử (Hữu Bật), trừ Bính dùng Thất Xích (Phá Quân) làm Thế quái, còn Ngọ - Đinh vẫn dùng Cửu Tử (Hữu Bật) tức không dùng Thế quái. 
 
Một trường hợp khác là khi an vận bàn thì vận tinh số 5 sẽ đến tọa hay hướng của căn nhà. Vì số 5 không có phương hướng, cũng không có Thế quái, cho nên khi gặp những trường hợp này thì chỉ cần coi xem phương tọa hay hướng của căn nhà thuộc sơn gì, và là dương hay âm trong Tam nguyên long, rồi vẫn lấy số 5 nhập trung cung mà xoay chuyển thuận hay nghịch theo với sơn tọa hoặc hướng của căn nhà mà thôi.
 
Một điều quan trọng khác là có những căn nhà tuy kiêm hướng nhiều, nhưng những vận tinh tới tọa và hướng đều không dùng Thế quái. Về vấn đề này thì nhiều nhà phong thủy cho là cách cục không tốt, nên dù nhà có đắc vượng tinh tới hướng cũng vẫn có tai họa. Vì nhà kiêm hướng tức là cần phải có Thế quái, nếu như không có thì dù có đắc vượng tinh tới hướng cũng chỉ là miễn cưỡng, hoặc vượng tinh không có đủ uy lực phù trợ cho căn nhà. 
 
Nhưng qua thực tế kiểm chứng thì lại thấy những nhà này vẫn phát phúc, công việc và tài lộc của người sống trong nhà vẫn tốt đẹp. Điều này có thể dẫn đến kết luận là dù nhà kiêm hướng, nhưng nếu không có Thế quái mà đắc vượng tinh tới hướng cũng vẫn tốt đẹp như những nhà đắc vượng tinh khác. 

Xem các bài viết khác:


Tin cùng chuyên mục

X