(Lichngaytot.com) Những nguyên tắc thiết kế giếng trời là yêu cầu vô cùng cần thiết, do đó khi tham khảo trước khi tiến hành xây thực tế, gia chủ chớ nên lơ là kẻo tiền mất, tật mang.
Trước khi muốn nghĩ tới thỏa mãn yêu cầu
phong thủy nào thì giếng trời cũng phải đảm bảo một số nguyên tắc nhất định về thiết kế. Việc này giúp cho giếng trời trở nên hài hòa hơn trong căn nhà của bạn, việc hỗ trợ về mặt phong thủy nhờ đó mà càng tốt hơn.
1. Những nguyên tắc thiết kế giếng trời
1.1. Kích thước
- Giếng trời được cấu tạo 3 phần, gồm: Phần chân tiếp xúc là đáy giếng, sau đó đến thân giếng và phần đỉnh giếng (mái). Trong đó:
+ Đáy giếng trời có thể bố trí cây cảnh, hoa, non bộ kết hợp với không gian tiếp khách hoặc phòng ăn.
+ Thân giếng là khoảng không gian nối từ đỉnh đến đáy giếng, giúp lan tỏa ánh sáng cho những khu vực xung quanh.
+ Đỉnh giếng thường sử dụng mái bằng kính và hệ khung của mái, mục đích là để chiếu sáng và thông gió.
- Theo phong thủy, giếng trời có phương thẳng đứng nên tượng trưng cho luồng sinh khí của trời đất đổ vào nhà. Vì thế, không có nghĩa càng nhiều lượng khí đổ vào nhà càng tốt. Do đó cần xem xét kích thước của giếng trời, việc này phần lớn phụ thuộc vào diện tích ngôi nhà.
- Kích thước không nên nhỏ hơn 1m2. Thông thường kích thước giếng trời thông dụng từ 4 đến 6m2 để tránh ảnh hưởng tới tổng thể chung của ngôi nhà. Bạn có thể thiết kế theo bất kỳ hình dạng nào mà mình mong muốn như tròn, vuông, elip, ngôi sao,…
- Kinh nghiệm cho thấy, nếu chiều dài nhà ống từ 10m trở lên thì nên thiết kế giếng trời. Nguyên tắc là nhà càng cao thì giếng trời càng rộng. Quy chuẩn xây dựng, diện tích giếng trời thường chiếm 10% diện tích xây dựng nhà ở.
- Nếu nhà có diện tích lớn hơn, khoảng hơn 100m2 mặt bằng xây dựng thì nên chừa độ thông thoáng 20%. Tuy nhiên, tỷ lệ này còn phụ thuộc hình dạng cũng như cao độ ngôi nhà để tạo diện tích trống tương ứng cho không khí lưu thông.
1.2. Vật liệu
Mái che của giếng trời thường được dùng nhiều nhất là tấm polycarbonate hay còn gọi là tấm lấy ánh sáng. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng các vật liệu khác như kính, bạt, tôn,…
Nếu nhà quá chật hẹp có thể dùng kính hay nhựa trong suốt để tăng ánh sáng vào nhà.
Hoặc có thể giảm cường độ sáng của giếng trời bằng cách sử dụng vật liệu màu cho mái, vừa tạo đủ độ sáng vừa làm dịu mát không gian nội thất trong nhà.
- Tôn, bạt:
Vật liệu tôn, bạt được sử dụng làm mái vòm, mái hiên di động, mái xếp, mái che giếng trời. Ưu điểm của tôn, bạt là có thể thay thế nhanh chóng, tháo lắp dễ dàng và tiết kiệm chi phí. Thế nhưng, khuyết điểm của nó là không bền, không đón được nhiều ánh sáng tự nhiên, khi dùng phải mở ra, đẩy vào hàng ngày rất bất tiện.
- Kính:
Nhiều gia chủ chọn kính với ưuu điểm vượt trội của mái che giếng trời loại này là có thể hấp thu ánh sáng tới 90%, tính thẩm mỹ cao, tạo cảm giác thoáng rộng, sang trọng hơn cho ngôi nhà và dễ dàng lau chùi khi bị bám bẩn.
Tuy nhiên, nhược điểm vật liệu này là giá thành cao hơn khá nhiều so với các loại khác. Hơn nữa, việc lắp đặt cũng yêu cầu phải có kỹ thuật cao bởi nếu sơ suất kính bị vỡ sẽ rất nguy hiểm cho người dùng.
- Tấm lấy sáng polycarbonate:
So với kính, tấm lấy sáng polycarbonate là vật liệu làm mái che giếng trời phổ biến và được yêu thích nhất hiện nay vì có nhiều ưu điểm:
+ Giá thành của vật liệu này thấp hơn.
+ Sản phẩm gọn nhẹ nên dễ lắp đặt, thi công.
+ Polycarbonate chịu được lực gấp nhiều lần kính, nhựa trong suốt đón sáng tối đa và có tuổi thọ cao (20 năm).
+ Polycarbonate cách nhiệt, cách âm tốt, có thể chống lại tia UV, có độ mềm dẻo nên dễ tạo mái vòm đẹp. Đây
Bạn cũng có thể thiết kế tiểu cảnh cây xanh, hòn non bộ, bể cá... ngay dưới đáy giếng để tạo bầu không khí trong lành, mát mẻ cho không gian sống. Nếu diện tích hạn chế, rất đơn giản, bạn chỉ cần rải sỏi, đặt một vài chậu cảnh xanh mướt, thêm vài bình gốm trang trí cũng đủ để khiến khu vực này trở nên ấn tượng hơn.
Tuy nhiên, để đảm bảo hài hòa với tổng thể không gian, hợp phong thủy, bạn nên tham vấn ý kiến của kiến trúc sư, người có chuyên môn khi thiết kế tiểu cảnh giếng trời.
1.3. Vị trí
- Xu hướng thông thuỷ để lấy ánh sáng và gió từ trên nóc nhà được ứng dụng nhiều trong các dạng nhà hình ống chỉ có một mặt thoáng. Để giếng trời phát huy tối đa tác dụng, gia chủ chỉ nên đặt giếng trời ở phía sau hoặc giữa ngôi nhà. Bạn nên tránh bố trí giếng trời ở phần trước nhà bởi nơi đây vốn đã thông thoáng và kết nối trực tiếp với môi trường bên ngoài.
- Phần sau của ngôi nhà luôn tối và bí, nên sự “giao lưu” với khí trời và ánh sáng là rất cần thiết. Chiều lưu thông của gió có đường vào và ra. Chính lỗ thông thuỷ sẽ tạo lực hút để không khí đi từ những cửa trước vào nhà hoặc ngược lại.
- Thông thường, người ta sẽ thiết kế giếng trời ở cầu thang để lấy ánh sáng và thông gió. Nếu cầu thang được thiết kế ở giữa nhà thì các không gian khác sẽ xoay xung quanh, nên ánh sáng và không khí sẽ được lan tỏa đều khắp nhà, chiếu sáng toàn bộ nội thất.
Chẳng hạn, các phòng trong nhà có thể tiếp xúc với giếng bằng cách mở cửa sổ trực tiếp ra giếng trời hoặc thông qua ban công riêng. Mặt khác, với vị trí trung tâm, gia chủ sẽ dễ dàng hơn trong việc trang trí giếng trời trở thành điểm nhấn bắt mắt, gây ấn tượng thị giác mạnh, giúp gia tăng giá trị thẩm mỹ cho công trình.
- Trường hợp nhà quá dài, theo nguyên tắc thiết kế giếng trời, cần phải trổ thêm nhiều lỗ thông nữa về phía cuối nhà để lưu thông không khí. Do đó, số lượng giếng trời có thể nhiều hơn 1, tuỳ thiết kế có thể 2 - 3 giếng trời.
- Về hướng, bạn có thể đặt giếng trời ở hướng Nam hoặc Đông Nam. Hai hướng này đón không khí mát và có nguồn ánh sáng ổn định, không quá chói gắt nhờ đó mà có thể đón nhận nguồn sáng ổn định và không khí mát mẻ.
Tuyệt nhiên không nên đặt ở hướng Đông và Tây, nếu giếng trời quay về hướng Tây sẽ phải đối mặt với ánh nắng gay gắt vào buổi chiều, quay về hướng Đông lại hứng sức nóng mặt trời buổi sáng.
- Dù được đặt ở đâu thì giếng trời cũng phải đảm bảo được quá trình lưu thông không khí thuận lợi, không bị cản trở.
2. Sai lầm thường gặp trong thiết kế giếng trời
Không phải vì muốn nhà đẹp thì làm thêm giếng trời, nếu ngôi nhà đã có đủ ánh sáng tự nhiên thì gia chủ nên cân nhắc có nên thiết kế giếng trời hay không. Thực tế, nếu tính toán không cẩn thận, giếng trời sẽ khiến nhà trở nên ngột ngạt, bức bối, gây phản tác dụng.
Để phát huy tác dụng chống nóng và tránh mưa của sân trong, cần kết hợp đồng thời một số giải pháp sau: Tránh tổ chức hành lang bên trong nhà vì sẽ làm các không gian bí bách hơn; dùng vách ngăn thoáng hở ngăn chia không gian trong nhà.
2.1. Yếu tố an toàn
Trong bất cứ thiết kế bộ phận nào của căn nhà thì yếu tố an toàn phải được quan tâm đầu tiên, nhất là giếng trời rất có thể là nơi mất an toàn khi sử dụng, đặc biệt là với trẻ nhỏ.
Các khu thông tầng là khoảng không có chiều sâu hun hút nên gia chủ phải làm phần ngăn cách với giếng trời đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn. Nếu sử dụng lan can, gia chủ cần lưu ý chiều cao và khoảng cách khe hở. Với nhà có trẻ nhỏ, bạn cần thiết kế đảm bảo để trẻ không thể trèo qua phần ngăn cách này.
Lưu ý giữa các tầng ở giếng trời không có hoa sắc, lưới an toàn thì phải lưu ý hệ thống cửa sổ, lan can liền kề để đảm bảo chiều cao an toàn. Khe nan ở lan can không được quá rộng nhằm tránh trẻ lọt qua.
2.2. Không để ý tới hệ thống thoát nước sàn
Cây trồng ở giếng trời làm cho khu vực này đẹp mắt hơn nhưng bạn cũng cần lưu ý sắp đặt một hệ thống thoát nước sàn hợp lý. Vào mùa mưa, lượng nước mưa nhiều có thể gây nên tình trạng ứ đọng nước khiến cho mặt sàn bị ẩm và hư hỏng, ngoài ra còn khiến cho cây xanh dễ chết hơn.
Vì vậy việc làm hệ thống thoát nước là rất cần thiết hoặc mái che tại cổng giếng trời để hạn chế những điều kiện tự nhiên trong thời tiết mưa quá nhiều hoặc nắng quá nhiều. Đồng thời, để tránh dây bẩn ra khu vực lân cận, bạn cần che chắn xung quanh phần sàn giếng.
2.3. Tường giếng trời phẳng nhẵn
Bản chất giếng trời là một cái ống, vì vậy âm thanh truyền trong giếng trời rất vang và rõ. Nếu mặt tường trong giếng trời làm trơn, phẳng sẽ khiến âm thanh bị vang, người ngồi tầng dưới nói chuyện, người tầng trên có thể nghe thấy, làm mất sự riêng tư.
Do đó, mặt trong tường nên có một số mảng nhám, sần để tiêu âm như dùng sơn gai, ốp đá tự nhiên, gạch thẻ, gạch trần. Đây cũng là thủ pháp trang trí cho khu vực thông tầng.
Nên hạn chế sử dụng vật liệu xi măng, gạch đá màu sậm, ưu tiên dùng sơn chống nóng cho bề mặt giếng trời, sử dụng hệ thống phun sương tự động để làm mát…
2.4. Mái che quá mỏng
Nếu thiết kế giếng trời không đúng cách thì nó sẽ trở thành nơi truyền nhiệt vào trong nhà khi trời nắng nóng hoặc sân trong chính là thủ phạm dội nước vào nhà mỗi khi trời mưa.
Do đó, sàn, cầu thang gỗ hoặc các đồ đạc trong khu vực này sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết, dẫn đến hư hỏng. Chủ nhà nên lắp đặt thêm hệ thống rèm dưới mái giếng trời để chắn nắng và điều tiết lượng ánh sáng.
2.5. Tham chi tiết, rườm rà, rối mắt
Vì muốn tận dụng không gian giếng trời để làm đẹp căn nhà nên nhiều gia chủ có xu hướng trang trí nó quá rườm rà, trông hết sức khó chịu mà quên mất chức năng cơ bản của giếng trời là thông gió, chiếu sáng. Thực tế là nhiều chi tiết và bộ phận vì một số thứ có thể ảnh hưởng đến chức năng lưu thông và chiếu sáng ánh sáng tự nhiên vào ngôi nhà của bạn.
Lưu ý cần tránh treo đèn chùm hoặc vật trang trí quá nặng: Đèn chùm hoặc chậu cây trang trí diện tường quá nặng có thể gây nguy hiểm cho các thành viên nếu phía dưới giếng là không gian sinh hoạt hoặc lối lưu thông, thường xuyên có người qua lại.
Nếu ngôi nhà đã đủ ánh sáng cần thiết hay giếng trời làm ảnh hưởng quá nhiều đến kiến trúc ngôi nhà thì nên hạn chế hoặc không thiết kế giếng trời trong nhà vì không phải ngôi nhà nào cũng cần có thêm giếng trời.